Cách sử dụng tretinoin trị sẹo rỗ hiệu quả và đơn giản

Ngày 08/08/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Điều trị sẹo rỗ là một quá trình cần sự kết hợp của nhiều phương pháp. Ngoài các can thiệp mang tính xâm lấn như laser, lăn kim RF, bóc tách đáy sẹo… việc dùng các sản phẩm thoa ngoài da là vô cùng quan trọng nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Trên thị trường, tretinoin là một trong các chế phẩm thường được sử dụng để làm đầy vết sẹo. Trong bài viết này, hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu về vai trò và cách sử dụng tretinoin trị sẹo rỗ nhé.

Tác dụng của tretinoin trên da

Tretinoin, một dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm retinoid thế hệ đầu tiên, được biết đến với tên gọi all – trans retinoic acid. Mặc dù cơ chế tác động của tretinoin tại chỗ chưa được hiểu rõ hoàn toàn, các bằng chứng hiện tại cho thấy hoạt chất này hoạt động thông qua việc gắn kết với các thụ thể của acid retinoic alpha, beta, gamma, và các thụ thể retinoid X, từ đó ngăn chặn các chất trung gian gây viêm. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho làn da:

  • Kích thích sản xuất collagen: tretinoin thúc đẩy sự hình thành procollagen, tăng sản xuất collagen type I và type III. Sự tái tạo collagen mới này giúp làm đầy sẹo rỗ và khiến da mịn màng, săn chắc hơn.
  • Điều hòa sự sừng hóa: tretinoin ảnh hưởng đến thụ thể gamma acid retinoic, giúp điều chỉnh sự hình thành các nang bất thường do quá trình sừng hóa quá mức. Nó thúc đẩy bong tróc tế bào sừng, tăng hoạt động phân bào và luân chuyển tế bào, giúp loại bỏ mụn trứng cá và giảm các tổn thương tiền thân của mụn.
tretinoin có trị sẹo rỗ không
Tretinoin là một dẫn xuất vitamin A thuộc nhóm retinoid

Tretinoin trị sẹo rỗ có hiệu quả không?

Tretinoin hỗ trợ hiệu quả trong điều trị sẹo rỗ nhờ vào cơ chế kích thích sự tăng sinh collagen, giúp làm đầy vết sẹo. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của tretinoin trong điều trị sẹo rỗ:

  • Nghiên cứu của Jolanta B. Schmidt và cộng sự: thực hiện trên 32 bệnh nhân sẹo rỗ, sử dụng điện di với gel tretinoin 0.025%, 2 lần/tuần trong 3 tháng. Kết quả cho thấy tretinoin giúp giảm độ sâu của sẹo ở 94% bệnh nhân. 
  • Nghiên cứu của Tanja Knor: sử dụng phương pháp điện di với gel tretinoin 0.05% trên 38 bệnh nhân sẹo rỗ, kết quả sau 3.5 tháng điều trị cho thấy 79% bệnh nhân mờ sẹo, đặc biệt là sẹo mới hình thành, sẹo nông và sẹo đáy nhọn.
  • Nghiên cứu của Chandrashekar và cộng sự: đánh giá trên 35 bệnh nhân điều trị sẹo mụn kết hợp acid retinoic và acid glycolic trong 12 tuần, ghi nhận cải thiện đáng kể ở 91.4% bệnh nhân.

Các nghiên cứu này cho thấy tretinoin mang lại hiệu quả cao trong điều trị sẹo mụn. Phương pháp điện di gel tretinoin giúp tăng cường khả năng thẩm thấu của tretinoin qua da, đạt hiệu quả tốt hơn so với thoa tại chỗ đơn thuần. Kết hợp tretinoin và acid glycolic cũng mang lại hiệu quả cao nhờ tác dụng hiệp đồng, thúc đẩy quá trình tái tạo và cải thiện sẹo mụn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cần kiên trì điều trị trong khoảng 3-3.5 tháng.

ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công
Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes

Hướng dẫn sử dụng tretinoin để trị sẹo rỗ

Thời điểm thích hợp để sử dụng tretinoin điều trị sẹo rỗ là sau 7 ngày thực hiện các can thiệp trị sẹo và nên ngưng trước lần trị sẹo tiếp theo 5 ngày. Dưới đây là một số hướng dẫn khi dùng tretinoin:

  • Bắt đầu với nồng độ thấp: nên khởi đầu với chế phẩm có nồng độ thấp và tăng dần để da có thời gian thích nghi, để giảm thiểu kích ứng và tác dụng phụ.
  • Làm sạch da trước khi thoa: rửa sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, lau khô nhẹ nhàng. Đợi 20 đến 30 phút trước khi thoa thuốc này để đảm bảo da khô hoàn toàn. Thoa tretinoin lên da ướt có thể gây kích ứng da. 
  • Bôi tretinoin mỗi tối: bôi một lớp mỏng tretinoin lên vùng da có sẹo mỗi tối, sau khi đã làm sạch da. Tránh bôi lên vùng da có vết thương hở và những vùng nhạy cảm như mắt, miệng, niêm mạc mũi.

Tác dụng phụ và một số lưu ý khi sử dụng tretinoin trị sẹo rỗ

Một số tác dụng ngoại ý có thể gặp khi sử dụng tretinoin như:

  • Ngứa, nổi hồng ban.
  • Khô da, bong tróc da.
  • Tăng giảm sắc tố.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Phồng rộp da, đau nhức.
  • Một số trường hợp có thể gây bùng phát mụn trong thời gian đầu điều trị.

Một số lưu ý khi sử dụng tretinoin:

  • Thận trọng với bệnh nhân chàm da: tretinoin có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho vùng da bị chàm, do đó cần thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có tình trạng này.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời: tretinoin làm da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, tiếp xúc với tia UV có thể tăng cường phản ứng viêm. Việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày và mặc trang phục bảo vệ vùng da đang điều trị khi ra ngoài là rất quan trọng.
  • Tránh kết hợp với các mỹ phẩm kích ứng mạnh: không nên sử dụng tretinoin cùng với các sản phẩm chứa vitamin C, AHA hoặc BHA vì chúng có thể gây kích ứng. Nếu cần thiết, có thể sử dụng cách ngày hoặc cách buổi để giảm tác dụng phụ. Da nhạy cảm hoặc chưa quen với tretinoin nên bắt đầu dùng tretinoin trước vài tuần để thích nghi, sau đó mới thêm các thành phần khác vào quy trình chăm sóc da.
  • Tránh sử dụng khi thời tiết khắc nghiệt: gió nhiều hoặc lạnh có thể làm da khô, sưng đỏ, hoặc phồng rộp quá mức. Cần giảm liều lượng, tần suất hoặc ngưng sử dụng khi có kích ứng.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai: mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động của tretinoin ngoài da trên phụ nữ có thai, các thử nghiệm trên động vật cho thấy tretinoin có thể gây độc tính hoặc quái thai. Do đó, nên tránh sử dụng tretinoin trong thai kỳ.
phụ nữ mang thai không nên sử dụng tretinoin
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng tretinoin

Kết hợp tretinoin với các phương pháp điều trị khác

Đối với sẹo rỗ mức độ nhẹ, tretinoin bôi ngoài da có thể giúp làm mờ và làm phẳng sẹo, nhưng không nên sử dụng tretinoin như phương pháp trị liệu riêng lẻ, đặc biệt với sẹo rỗ lâu năm và tình trạng xơ sẹo nhiều. 

Điều trị sẹo rỗ hiệu quả đòi hỏi phương pháp điều trị đa mô thức, kết hợp các kỹ thuật chuyên sâu như laser tái tạo bề mặt, lăn kim RF, cross TCA, bóc tách đáy sẹo và bấm cắt sẹo. Tretinoin đóng vai trò hỗ trợ sau các can thiệp này, giúp tăng hiệu quả tái tạo da, tăng sinh collagen, và làm đầy sẹo, từ đó cải thiện rõ rệt bề mặt da.

phương pháp điều trị sẹo rỗ
Kết hợp tretinoin với các phương pháp điều trị sẹo rỗ tại Phòng khám giúp mang lại hiệu quả tối ưu hơn

Xem thêm các bài viết liên quan

Gợi ý các sản phẩm tretinoin thường được sử dụng

Obagi tretinoin

  • Xuất xứ: Obagi tretinoin là sản phẩm đến từ thương hiệu dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp Obagi của Mỹ. 
  • Thành phần: trên thị trường có nhiều chế phẩm Obagi tretinoin với nồng độ khác nhau 0.025%; 0.05% và 0.1%. Ngoài thành phần chính là tretinoin, các chế phẩm Obagi còn chứa một số thành phần như stearic acid, isopropyl myristate, PEG – 40 stearate giúp giữ ẩm cho da, hạn chế được tình trạng khô da do tretinoin. Stearic acid còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da, giảm kích ứng.
  • Giá tham khảo: 2.100.000 vnđ/tuýp 20g.
Obagi tretinoin
Obagi tretinoin

Retacnyl tretinoin

  • Xuất xứ: Rectanyl tretinoin là sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm Galderma đến từ Pháp. 
  • Thành phần: các chế phẩm trên thị trường bao gồm các nồng độ khác nhau của tretinoin như 0.025%; 0.05% và 0.1% phù hợp với đặc điểm của làn da cũng như nhu cầu sử dụng. Thành phần của Rectanyl tretinoin có chứa thêm glycerine, squalene giúp cho da thêm mềm mịn, làm dịu và giữ ẩm da và butylated hydroxyanisole là một tác nhân chống oxy hóa, giảm viêm, chống lão hóa da.
  • Giá tham khảo: 400.000 vnđ/tuýp 30g.
retacnyl tretinoin
Retacnyl tretinoin

Hi vọng qua bài viết này, Doctor Acnes đã mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản về tretinoin, cách sử dụng trong điều trị sẹo rỗ cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Khi gặp vấn đề về mụn trứng cá và sẹo rỗ, hãy tìm đến Bác sĩ Da liễu sớm nhất để được tư vấn và lựa chọn liệu trình điều trị và các loại thuốc phù hợp. 

Đừng để sẹo làm giảm sự tự tin của bạn. Đến ngay Doctor Acnes để được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia và trang thiết bị hiện đại. Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt lịch hẹn và bắt đầu hành trình lấy lại làn da mịn màng!

Tài liệu tham khảo

  1. Athina L. Yoham; Damian Casadesus. “Tretinoin“. NIH
  2. Tretinoin topical Medscape
  3. Tretinoin (Topical Route)”. Mayoclinic
  4. Schmidt, J. B., Donath, P., Hannes, J., Perl, S., Neumayer, R., & Reiner, A. (1999). “Tretinoin-iontophoresis in atrophic acne scars. International journal of dermatology,38(2),149–153
  5. Knor T. “Flattening of atrophic acne scars by using tretinoin by iontophoresis“. Acta Dermatovenerol Croat. 2004;12(2):84-91. PMID: 15075042
  6. [Chandrashekar, B. S., Ashwini, K. R., Vasanth, V., & Navale, S. (2015). Retinoic acid and glycolic acid combination in the treatment of acne scars. Indian dermatology online journal, 6(2), 84–88

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84