Nặn mụn là thói quen phổ biến, tưởng chừng vô hại nhưng nếu không thực hiện đúng cách, nặn mụn có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo rỗ và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết này Doctor Acnes sẽ giải thích rõ về lợi ích, tác hại của việc nặn mụn và gợi ý nơi nặn mụn chuẩn y khoa nhằm đảm bảo an toàn cho da nhé.
Các loại mụn thường gặp
Việc hiểu rõ từng loại mụn giúp áp dụng đúng phương pháp điều trị và chăm sóc da, từ đó cải thiện tình trạng mụn hiệu quả. Có 6 loại mụn trứng cá thường gặp, bao gồm:- Mụn đầu trắng: còn gọi là mụn ẩn, nhân mụn màu trắng không có lỗ mở. Nguyên nhân là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn.
- Mụn đầu đen: là mụn trứng cá không viêm có màu đen hoặc nâu. Khi đầu mụn mở ra và tiếp xúc với không khí, bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Nguyên nhân là do bã nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Mụn sẩn: là loại mụn đặc trưng bởi vùng da xung quanh bị viêm nhẹ, có đường kính dưới 1 cm, hơi sưng và có màu đỏ, hồng hoặc nâu tím. Khi chạm vào, mụn này thường gây đau.
- Mụn mủ: là loại mụn viêm có mủ trắng hoặc vàng. Việc tự ý nặn mụn khi chưa chín hoặc không lấy hết nhân mụn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Mụn nốt: là loại mụn trứng cá nặng, mụn viêm lớn, sưng đau và không có đầu mụn rõ ràng. Mụn nốt hình thành sâu dưới da do tắc nghẽn lỗ chân lông và viêm nhiễm.
- Mụn nang: là loại mụn viêm nặng nhất, xuất hiện dưới dạng những nốt sưng đỏ chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu. Đỉnh mụn có màu trắng hoặc vàng, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cụm.
Nặn mụn có tốt không?
Nặn mụn là phương pháp phổ biến để loại bỏ nhân mụn nhanh chóng, giúp da thông thoáng và cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Vậy lấy nhân mụn có tốt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, lấy nhân mụn mang lại lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không thực hiện đúng cách.
- Lợi ích việc nặn mụn
Nhân mụn khi đã hình thành sẽ không tự biến mất mà nằm mãi dưới da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và làm lỗ chân lông giãn to. Nặn mụn chuẩn y khoa giúp làm sạch lỗ chân lông nhanh chóng, hỗ trợ quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đối với mụn viêm có nhiễm khuẩn, lấy nhân mụn đúng cách còn ngăn mụn phát triển nặng hơn và lây lan sang vùng da khác, góp phần cải thiện tình trạng da một cách an toàn và khoa học.
- Tác hại việc nặn mụn
Nếu nặn mụn không đúng cách hoặc không vệ sinh, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng nặng hơn. Việc nặn mụn không đúng kỹ thuật còn có thể gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm và để lại sẹo, vết thâm kéo dài.
Ngoài ra, việc nặn mụn không đúng thời điểm khi mụn chưa chín cũng có thể làm vi khuẩn lan rộng, gây bùng phát mụn ở các khu vực khác trên da.
Vậy khi nào là thời điểm thích hợp để lấy nhân mụn?
Thời điểm tốt nhất để nặn mụn là khi mụn chuyển sang giai đoạn đầu đen (blackhead). Lúc này, lỗ mở của nhân mụn đã lộ ra ngoài, giúp dễ dàng đẩy nhân mụn ra mà không cần dùng lực nhiều.
- Mụn đầu trắng: với các nhân mụn đầu trắng (chưa có lỗ mở), cần dùng dụng cụ vô trùng như kim 18G, 23G, kim lancet, hoặc lưỡi dao tiểu phẫu nhỏ số 11 để tạo lỗ mở. Sau đó, dùng tăm bông hoặc dụng cụ lấy mụn, ấn nhẹ lên vùng da xung quanh để đẩy nhân mụn ra.
- Mụn sưng viêm, mưng mủ: Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc thoa hoặc thuốc uống, hoặc thực hiện các thủ thuật như peel da, quang động liệu pháp, laser, ánh sáng xung mạnh trước khi loại bỏ nhân mụn vài tuần. Sau khi mụn ổn định, việc lấy nhân mụn sẽ thuận lợi và mang lại kết quả tốt hơn.
Có vài thắc mắc về việc “nên nặn mụn vào thời gian nào trong ngày?” thì câu trả lời là thời gian trong ngày để nặn mụn không quan trọng bằng việc chọn đúng thời điểm khi tình trạng mụn thích hợp. Điều này giúp tránh nguy cơ gây tổn thương da và để lại sẹo rỗ. Điều quan trọng là lấy nhân mụn khi mụn đã chuyển sang giai đoạn đầu đen hoặc được Bác sĩ chỉ định.
Nên đi nặn mụn ở đâu an toàn và chuẩn y khoa?
Nặn mụn là quy trình cần đảm bảo vô trùng để tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng, nếu không vệ sinh kỹ, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng và để lại sẹo rỗ.
Bác sĩ Da liễu khuyến cáo không nên tự ý nặn mụn tại nhà hoặc ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt với các loại mụn viêm như mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang và mụn bọc.
Để đảm bảo an toàn, hãy lựa chọn cơ sở uy tín như bệnh viện hoặc Phòng khám Da liễu như Phòng khám Doctor Acnes, nơi có Bác sĩ Da liễu có chuyên môn và kỹ thuật lấy nhân mụn đúng chuẩn y khoa. Cần tránh các spa không có Bác sĩ Da liễu vì dễ gây ra biến chứng như nhiễm trùng và sẹo rỗ.
Xem thêm các bài viết liên quan
Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes
Tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa gồm các bước cơ bản:
- Bước 1: làm sạch da mặt giúp làm tẩy sạch lớp trang điểm, làm sạch sâu và tẩy tế bào chết.
- Bước 2: xông hơi nóng làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn và giảm đau.
- Bước 3: hút chất nhờn và các nhân mụn mở trên bề mặt da.
- Bước 4: sát khuẩn và loại bỏ nhân mụn, đảm bảo an toàn và không để lại sẹo thâm, sát khuẩn lại sau khi lấy nhân mụn.
- Bước 5: sử dụng tia điện tím diệt khuẩn vùng da vừa lấy nhân mụn, ngăn chặn sự hình thành nhân mụn mới.
- Bước 6: đắp mặt nạ trị mụn giúp giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và làm sáng da.
Lưu ý, khi bị mụn cần đến khám và tư vấn với Bác sĩ Da liễu để có phác đồ điều trị thích hợp. Không phải lúc nào cũng cần lấy nhân mụn trong quá trình điều trị.
Tóm lại, nặn mụn đúng cách và vào thời điểm phù hợp có thể mang lại lợi ích như giúp làm sạch lỗ chân lông và ngăn mụn lây lan. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy đến các Phòng khám Da liễu chuyên về điều trị mụn như Doctor Acnes để được Bác sĩ Da liễu thăm khám và thực hiện quy trình nặn mụn chuẩn y khoa. Liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn chi tiết nhé!
Tài liệu tham khảo
- Zaenglein, A. L., Pathy, A. L., Schlosser, B. J., Alikhan, A., Baldwin, H. E., Berson, D. “Guidelines of care for the management of acne vulgaris”. Journal of the American Academy of Dermatology, 74(5), 945-973
- “Acne“. Clevelandclinic
- Alan J Cooper, Victoria Rebecca Harris. “Modern management of acne“. Med J Aust . 2017 Jan 16;206(1):41-45. doi: 10.5694/mja16.00516