Có nên nặn mụn trứng cá không?

Ngày 18/11/2021. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
0
(0)

Mụn trứng cá không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây mất tự tin. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc khi đến điều trị tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes là: “Có nên nặn mụn trứng cá không?” Bài viết này sẽ cung cấp lời khuyên từ các Bác sĩ Da liễu để giúp bạn quyết định nên hay không nên nặn mụn và cách thực hiện sao cho an toàn, hiệu quả.

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Tổng hợp từ các nghiên cứu hiện có, có thể đúc kết rằng việc nặn mụn đúng cách có thể được xem là một phương pháp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Lấy nhân mụn giúp loại bỏ môi trường cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi, đồng thời giải phóng nút sừng nang lông tắc nghẽn và giúp cho việc lưu thông của tuyến bã nhờn tốt hơn.

Ngoài ra, việc loại bỏ nhân mụn còn giúp giảm phản ứng viêm ở mụn vì các yếu tố tiền viêm như IL-1α cũng được ghi nhận xuất hiện trong nhân mụn với tỉ lệ khá cao lên tới 76%, từ đó giảm nguy cơ mụn diễn tiến nặng hơn và tạo điều kiện cho làn da phục hồi nhanh hơn.

có nên nặn mụn trứng cá không
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị mụn đúng cách

Rủi ro và lợi ích của việc nặn mụn

Việc nặn mụn trong điều trị mụn trứng cá vẫn còn nhiều tranh cãi trong cộng đồng da liễu. Sau đây là những rủi ro và lợi ích của việc nặn mụn:

Rủi ro của việc nặn mụn

Một số chuyên gia lo ngại rằng nặn mụn có thể gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm hoặc mưng mủ nhiều hơn nếu không được sát khuẩn đúng cách.

Nếu nhân mụn không được loại bỏ hoàn toàn, mụn có thể chuyển từ không viêm sang viêm, từ viêm ít thành viêm nhiều, tăng nguy cơ để lại sẹo rỗ.

Lợi ích của việc nặn mụn

Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ nhân mụn hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, đặc biệt với các trường hợp nhân trứng cá lớn (macrocomedone), tình trạng mụn kéo dài, không đáp ứng điều trị bằng thuốc như isotretinoin và retinoid.

Một số hướng dẫn điều trị mụn trứng cá của Hoa Kỳ cũng ghi nhận hiệu quả của phương pháp loại bỏ nhân mụn trong các trường hợp không đáp ứng với điều trị thông thường.

Tuy nhiên, việc lấy nhân mụn không nên được xem là phương pháp điều trị duy nhất mà cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa như thuốc uống và thuốc thoa. Nếu chỉ lấy nhân mụn mà không phối hợp điều trị bằng thuốc, sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí còn làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo.

Vậy khi nào nên nặn mụn và cách xử lý mụn an toàn?

Để thực hiện lấy nhân mụn đúng cách, trước tiên cần xác định thời điểm thích hợp cho thủ thuật này. Theo các nghiên cứu mới nhất, việc nặn mụn nên thực hiện khi nhân mụn đã chuyển sang giai đoạn đầu đen (blackhead), vì lúc này lỗ mở của nhân mụn đã lộ ra ngoài, dễ dàng loại bỏ bằng áp lực vừa phải đủ để đẩy nhân mụn ra ngoài.

Cách xử lý nhân mụn:

  • Đối với nhân mụn đầu trắng (chưa có lỗ mở ra trên da): tạo lỗ mở ở đầu mụn bằng các dụng cụ như đầu kim 18G hay 23G, kim lancet, hoặc lưỡi dao tiểu phẫu nhỏ số 11 (tất cả đều bắt buộc phải vô trùng theo đúng chuẩn y khoa). Sau đó, dùng tăm bông hoặc dụng cụ lấy mụn, ấn lên vùng da xung quanh với một áp lực vừa phải, từ nhẹ đến mạnh, làm sao vừa đủ áp lực để nhân mụn trồi ra ngoài qua lỗ mở mà không gây tổn thương hay viêm nhiễm.
  • Đối với mụn sưng viêm, mưng mủ: thường Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trước với các loại thuốc thoa, thuốc uống phù hợp hoặc thực hiện một số thủ thuật như peel da, quang động liệu pháp, ánh sáng xung mạnh… trước khi thực hiện xử trí loại bỏ nhân mụn vài tuần. Sau khi tình trạng mụn đã ổn định, thủ thuật lấy nhân mụn sẽ được tiến hành, điều này mang lại thuận lợi cho quá trình điều trị và kết quả tốt hơn.

Khi nào gọi nặn mụn là xử trí loại bỏ nhân mụn chuẩn y khoa?

Lấy nhân mụn đạt chuẩn y khoa khi đáp ứng hai tiêu chí: loại bỏ trọn nhân mụn ngay tức thời và an toàn, tức là không gây lây nhiễm chéo giữa các khách hàng, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, không để lại sẹo thâm hay sẹo rỗ sau mụn.

Để đạt 2 tiêu chí này, quy trình lấy nhân mụn phải được thực hiện tại các cơ sở y tế với kỹ thuật viên được đào tạo và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy trình nặn mụn chuẩn y khoa như sau:

  • Dụng cụ nặn mụn phải được tiệt trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Nhân viên y tế phải đảm bảo tay vô khuẩn, thay găng trước và sau khi nặn mụn.
  • Sử dụng lực vừa phải để tránh gây tổn thương da.
  • Tùy tính chất và kích thước nốt mụn mà sử dụng các dụng cụ như đầu kim 18G, 23G, kim lancet, lưỡi dao tiểu phẫu số 11 hay tăm bông để lấy nhân mụn. Phải lấy được trọn nhân mụn, thậm chí là các nhân mụn ẩn và mụn viêm nằm sâu dưới da.
  • Không nặn mụn khi mụn đang viêm nặng hoặc mưng mủ vì nguy cơ hình thành sẹo rỗ rất cao.
  • Sát khuẩn vùng da trước và sau khi nặn mụn để tránh nhiễm trùng.
  • Quy trình nặn mụn tại các cơ sở y tế thường đi kèm với chăm sóc da mụn, giúp làm sạch sâu bụi bẩn, loại bỏ tế bào chết, giảm bít tắc lỗ chân lông và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
Quy trình khử khuẩn - Doctor Acnes
Khử khuẩn dụng cụ và tay nhân viên y tế trong quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa

Xem thêm các bài viết liên quan

Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes

Hiểu rõ vai trò của việc xử trí loại bỏ nhân mụn trong điều trị mụn, các Bác sĩ và kỹ thuật viên tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes đã hoàn thiện quy trình nặn mụn chuẩn y khoa với các bước cơ bản sau:

  • Làm sạch da mặt: tẩy sạch lớp trang điểm, làm sạch sâu và tẩy tế bào chết.
  • Xông hơi nóng: làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, giúp việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
  • Hút chất nhờn: loại bỏ chất nhờn và các nhân mụn mở trên bề mặt da.
  • Sát khuẩn và lấy nhân mụn: sát khuẩn và loại bỏ nhân mụn theo đúng chuẩn y khoa, đảm bảo tiêu chí an toàn và không để lại sẹo thâm. Sát khuẩn lần nữa sau khi lấy nhân mụn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào các vùng da đang có tổn thương.
  • Sử dụng tia điện tím: diệt khuẩn vùng da vừa lấy nhân mụn, ngăn ngừa mụn mới hình thành.
  • Đắp mặt nạ trị mụn: giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và làm sáng da sau khi lấy nhân mụn.
Quy trình lấy nhân mụn - Doctor Acnes
Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes

Ngoài ra, tùy theo tình trạng da của mỗi người, Bác sĩ có thể chỉ định thêm các liệu pháp trị mụn khác như chiếu ánh sáng sinh học, laser, IPL, quang động trị liệu hoặc điện di tinh chất trị mụn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm triệt để hơn.

Lưu ý, không phải lúc nào cũng cần phải lấy nhân mụn trong quá trình điều trị mụn. Vì vậy, khi bị mụn, nên đến khám và tư vấn với Bác sĩ Da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp.

Nên đi nặn mụn ở đâu uy tín tại TP. HCM?

Việc xử trí loại bỏ nhân mụn đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt về vô trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng như sẹo rỗ, nhọt, áp xe… Việc tự ý nặn mụn tại nhà hoặc đến các cơ sở không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến viêm nhiễm nặng và gây tổn hại lâu dài cho da.

Phòng khám Doctor Acnes, tọa lạc tại trung tâm TP. HCM, là nơi lý tưởng để xử trí loại bỏ nhân mụn an toàn. Tại đây, các Bác sĩ Da liễu có chuyên môn và kỹ thuật cao sẽ thực hiện quy trình vô trùng chuẩn y khoa, đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa biến chứng.

Phòng khám cũng sử dụng các phương pháp hiện đại và có điều kiện vô trùng tuyệt đối, giúp bệnh nhân yên tâm về chất lượng điều trị.

Thực tế, Phòng khám Doctor Acnes đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến thăm khám trong tình trạng áp xe nhiễm trùng và mưng mủ khá nặng do quá trình lấy nhân mụn ở các cơ sở không uy tín.

Vì vậy, nên tránh xa các spa không có Bác sĩ Da liễu tham gia vào quy trình điều trị, vì nhiều cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh và thường thực hiện sai kỹ thuật nặn mụn, như dùng ống tre hay điều kiện thực hiện thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng với các thông tin và bằng chứng về xử trí loại bỏ nhân mụn trên, các bạn sẽ có đầy đủ kiến thức để biết phải làm gì khi bị mụn. Nếu còn thêm bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc xung quanh vấn đề nặn mụn, hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes nhé, chúng tôi rất luôn sẵn lòng tư vấn cho từng trường hợp da mụn cụ thể của bạn!

Tài liệu tham khảo

  1. Gollnick H., Cunliffe W., Berson D. “Management of acne: a report from a Global Alliance to Improve Outcomes in Acne”. J Am Acad Dermatol. 2003, 49: S1–37
  2. Wise EM, Graber EM. “Clinical pearl: comedone extraction for persistent macrocomedones while on isotretinoin therapy”. J Clin Aesthet Dermatol. 2011;4(11):20-21
  3. Zaenglein, A. L., Pathy, A. L., Schlosser, B. J., Alikhan, A., Baldwin, H. E., Berson, D. “Guidelines of care for the management of acne vulgaris”. Journal of the American Academy of Dermatology, 74(5), 945-973
  4. Eileen I., E Anne E., Christina E G., Jonathan H C., William J C. “Pro-Inflammatory Levels of interleukin -1 alpha – like Bioactivity Are Present in the Majority of Open Comedones in Acne Vulgaris”. Journal of Investigative Dermatology,1992 Jun;98(6):895-901

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84