Trong hành trình chăm sóc da, chắc hẳn mụn ẩn luôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người sẽ phải trải qua. Mụn ẩn là loại mụn nằm dưới da, do đó không dễ nhận thấy từ bên ngoài nhưng khiến da sần sùi, kém mịn màng và mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nếu mụn ẩn không được xử lý đúng cách có thể tồn tại rất lâu dưới da, hoặc biến chứng thành mụn viêm, mụn bọc và khó điều trị hơn. Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu thêm về mụn ẩn và cách xử lý đúng qua bài viết này nhé!
Mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn là loại mụn trứng cá không viêm có nhân, sinh ra do sự tích tụ của dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Khác với mụn đầu trắng và mụn đầu đen, mụn ẩn khép kín và phát triển dưới bề mặt da.Mụn ẩn không có đầu, không viêm, không đau, và không sưng, nhưng tạo ra các nốt sần dưới da, khiến da mặt sần sùi và kém mịn màng. Mụn ẩn thường xuất hiện thành từng cụm, đặc biệt ở người có da dầu, giống như mụn đầu đen và mụn cám.
Nguyên nhân gây mụn ẩn
Tăng bài tiết tuyến bã nhờn
- Mất cân bằng nội tiết tố: sự mất cân bằng hormone trong tuổi dậy thì, kinh nguyệt hoặc mang thai làm tăng hormone androgen, dẫn đến tăng tiết bã nhờn.
- Da khô: ngồi điều hòa thường xuyên khiến da mất nước, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động để cân bằng độ ẩm.
- Chế độ ăn uống: thiếu chất, ăn nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, cùng với thói quen không lành mạnh như hút thuốc và sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng xấu đến da và tăng nguy cơ bị mụn.
- Căng thẳng và giấc ngủ kém: làm tăng tiết cortisol, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách
- Sản phẩm chăm sóc da: chọn lựa sai sản phẩm và lạm dụng mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông.
- Thói quen không tốt: sờ tay lên mặt, không vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da như vỏ gối, chăn, điện thoại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn C. acnes phát triển.
Mụn ẩn có tự hết được không?
Khi không được điều trị, mụn ẩn có thể tồn tại trong thời gian dài và mất đến vài tháng để tự biến mất. Tuy nhiên, sự phát triển của mụn ẩn cũng phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người:
- Nếu phát triển thành mụn viêm, mụn ẩn có thể bị đẩy lên bề mặt da. Lúc này, việc loại bỏ mụn ẩn sẽ dễ dàng hơn tuy nhiên việc này có thể gây ra sẹo.
- Ngược lại, nếu mụn ẩn nằm sâu dưới da trong thời gian dài, mụn ẩn có thể phát triển thành mụn chai rất khó điều trị.
Có nên nặn mụn ẩn không?
Câu trả lời là chỉ nên nặn mụn ẩn khi cồi mụn nằm gần bề mặt da tương đối dễ nặn. Tuy nhiên, phải thực hiện quy trình nặn mụn một cách đúng cách và vệ sinh da sạch sẽ trước khi nặn. Việc không làm sạch tay và khu vực da trước khi nặn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, sau khi nặn, cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng phục hồi da để đảm bảo làn da được phục hồi và không bị viêm thêm.
Không nên nặn mụn ẩn khi mụn đang có dấu hiệu trở nên viêm, sưng đau, tấy đỏ. Cố gắng lấy nhân mụn trong tình trạng viêm nhiễm có thể làm vi khuẩn C. acnes lây lan, khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn và gây tổn thương da.
Hậu quả của việc nặn mụn ẩn sai cách
Nặn mụn ẩn sai cách có thể gây nguy hại cho da. Nếu không nặn đúng kỹ thuật hoặc nặn khi mụn chưa “đủ tuổi,” mụn ẩn có thể biến thành mụn viêm, sẩn mụn mủ gây sưng đỏ và đau. Điều này làm việc điều trị khó khăn hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn và tăng sắc tố sau viêm.
Để tránh những hậu quả này, hãy tìm đến các địa chỉ lấy nhân mụn chuẩn y khoa. Kỹ thuật viên có tay nghề cao sẽ giúp nặn mụn an toàn, tránh thâm và chăm sóc da hiệu quả.
Xem thêm các bài viết liên quan
Dịch vụ nặn mụn chuẩn y khoa tại Doctor Acnes
Tại Phòng khám Doctor Acnes, với quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa đảm bảo 2 tiêu chí an toàn và không để lại sẹo thâm.
- Bước 1: làm sạch và tẩy da chết.
- Bước 2: xông hơi nóng 10 – 15 phút giúp giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
- Bước 3: hút chất nhờn bằng ống thủy tinh, đặc biệt các vùng nhiều nhờn như vùng chữ T. Ống thủy tinh hoàn toàn mới, chưa từng qua sử dụng, và chỉ sử dụng 1 lần.
- Bước 4: lấy nhân mụn bằng kỹ thuật chuẩn y khoa.
- Bước 5: đi máy điện tím giúp làn da sẽ sạch hơn và diệt được cả những vi khuẩn sâu bên trong nang lông.
- Bước 6: điện di tinh chất trị mụn (theo chỉ định của Bác sĩ Da liễu nếu có).
- Bước 7: chiếu ánh sáng xanh có tác dụng kháng khuẩn, kích thích để nhân mụn trồi lên, gom cồi, chống viêm, làm giảm đỏ da (theo chỉ định của Bác sĩ Da liễu nếu có).
- Bước 8: đắp mặt nạ đặc trị mụn, sáng da và se khít lỗ chân lông.
- Bước 9: rửa mặt, thoa kem dưỡng da và kết thúc liệu trình.
Mụn ẩn không tự mất đi và nặn mụn đúng cách là phương pháp hữu hiệu làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn mới. Tuy nhiên, nặn mụn không phải là phương pháp trị mụn ẩn tối ưu. Việc nặn mụn có thể gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm và sẹo. Ngoài ra, nó có thể làm lây lan vi khuẩn, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu mụn ẩn không cải thiện, nên tìm kiếm sự tư vấn từ Bác sĩ Da liễu. Thay vì tự điều trị, hãy gặp Bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị đúng cách, ngăn ngừa mụn ẩn tái phát.
Hãy liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn và điều trị mụn an toàn và hiệu quả!
Tài liệu tham khảo
- “How to get rid of a blind pimple“. Medicalnewstoday
- “What to Know About Blind Pimples“. Webmd