Cách trị mụn nội tiết sau sinh hiệu quả, an toàn

Ngày 29/08/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
0
(0)

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố gây ra tình trạng mụn trứng cá. Thông thường, mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, đối với nhiều người, mụn vẫn tiếp tục ngay cả trong thời kỳ hậu sản. Điều trị mụn ở giai đoạn này cần thận trọng để đảm bảo an toàn trong trường hợp cho con bú. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị mụn nội tiết sau sinh hiệu quả và an toàn. 

Mụn nội tiết sau sinh là gì ?

Mụn trứng cá là một bệnh viêm mãn tính của tuyến bã nhờn, đặc trưng bởi sự tăng tiết bã, tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes gây nên tình trạng viêm và tăng sừng hóa nang lông.

Mụn trứng cá là một bệnh viêm mãn tính của đơn vị tuyến bã nhờn
Mụn trứng cá là một bệnh viêm mãn tính của tuyến bã nhờn

Mụn nội tiết là mụn trứng cá gây ra bởi sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Một số hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến bã nhờn có liên quan đến mụn trứng cá, bao gồm androgen, estrogen, progesterone, hormone tăng trưởng, insulin, yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1), hormone giải phóng corticotropin (CRH), hormone hướng vỏ thượng thận (ACTH) và glucocorticoid.

Mụn nội tiết sau sinh là tình trạng mụn ở phụ nữ sau sinh thường kéo dài từ quá trình mang thai và tiếp diễn đến giai đoạn sau sinh.

Mụn nội tiết sau sinh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện trên mặt ở vùng chữ U bao gồm cằm dưới, đường viền hàm, cổ và lưng.

Nguyên nhân hình thành mụn nội tiết sau sinh

Ở phụ nữ, estrogen và progresterone là 2 hormone sinh sản chính, được tiết ra từ buồng trứng. Trong thời kỳ mang thai, nồng độ progesterone tăng cao liên tục là nguyên nhân gây ra mụn. Sau khi sinh con, mức progesterone trở lại bình thường và mụn nội tiết thường biến mất. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, phải mất nhiều thời gian hơn để nồng độ hormone trở lại bình thường, vì vậy vẫn tiếp tục tình trạng mụn trứng cá, hay còn gọi là mụn nội tiết sau sinh.

Tuy nhiên, progesterone không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra mụn trứng cá. Trầm cảm được cho là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải sau sinh. Việc thích nghi với những thay đổi trong cơ thể và những thói quen mới có thể làm tăng mức độ căng thẳng, điều này cũng có thể gây ra mụn. Căng thẳng không trực tiếp gây ra mụn trứng cá, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này bằng cách thay đổi sự cân bằng nội tiết tố và chức năng miễn dịch của da. Căng thẳng khiến cơ thể giải phóng một lượng lớn cortisol, một loại hormone thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.

Cách trị mụn nội tiết sau sinh hiệu quả, an toàn

Những phương pháp điều trị mụn cho phụ nữ sau sinh dưới đây được đưa ra dựa trên cơ sở các đánh giá về độ an toàn được thu thập từ cơ sở dữ liệu FDA, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), phân loại của Hale về thuốc sử dụng cho phụ nữ cho cho con bú và cơ sở dữ liệu thuốc trên phụ nữ cho con bú của thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (LactMed). Các khuyến nghị về liệu pháp điều trị mụn trứng cá sau sinh dựa trên mức độ mức độ ảnh hưởng toàn thân bao gồm liệu pháp tại chỗ, liệu pháp toàn thân và các biện pháp không truyền thống. 

  • Liệu pháp tại chỗ là lựa chọn đầu tay để điều trị mụn cho phụ nữ cho con bú. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da gồm acid azelaic, benzoyl peroxide, natri sulfacetamide, các thuốc kháng sinh như erythromycin, clindamycin, metronidazole, acid salicylic và acid glycolic. Retinoid tại chỗ cũng được coi là nguy cơ thấp và có thể cân nhắc sử dụng trên phụ nữ cho con bú.
  • Liệu pháp toàn thân là lựa chọn hàng thứ hai bao gồm sử dụng các thuốc uống để điều trị mụn kháng sinh macrolide (erythromycin và azithromycin), cephalexin, corticosteroid đường uống và phức hợp kẽm.
  • Nên tránh điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố, kháng sinh uống có nguy cơ cao cho bé bú mẹ bao gồm spironolactone, thuốc ngừa thai, tetracycline, co-trimoxazole, fluoroquinolone. Trong trường hợp điều trị mụn sau sinh trên phụ nữ không cho con bú, Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc này để điều trị mụn như bình thường.

Liệu pháp tại chỗ 

Việc sử dụng các thuốc điều trị mụn tại chỗ khá an toàn nên được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ cho con bú.

Thuốc kháng khuẩn ngoài da

Acid azelaic: là một phương pháp điều trị mụn trứng cá phổ biến, ít hấp thụ qua da (4–8%). Nó có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu mụn. Hoạt chất này được sử dụng theo phác đồ đơn trị liệu hoặc kết hợp cho mụn trứng cá không viêm và viêm nhẹ, cũng như điều trị thâm mụn. Việc sử dụng 2 lần mỗi ngày và nồng độ tối đa là 20% có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú.

Acid azelaic
Acid azelaic sử dụng 2 lần mỗi ngày và nồng độ tối đa là 20% có thể chấp nhận được trong thời kỳ cho con bú

Benzoyl peroxide: là một liệu pháp trị mụn không kê đơn phổ biến với tác dụng kháng khuẩn và tiêu sừng. Hoạt chất này rất hữu ích khi đơn trị liệu cho mụn trứng cá không viêm và viêm nhẹ hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng đề kháng kháng sinh. Sử dụng 2 lần mỗi ngày với nồng độ tối đa 5% được coi là phương pháp điều trị mụn có nguy cơ thấp trong giai đoạn sau sinh. 

Bpo Benzoyl peroxide sử dụng 2 lần mỗi ngày với nồng độ tối đa 5% được coi là phương pháp điLS����

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status