Nguyên nhân nổi mụn trên đầu và cách điều trị hiệu quả

Ngày 07/01/2025. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì những nốt mụn xuất hiện trên da đầu? Nổi mụn trên đầu không chỉ gây đau nhức và khó chịu mà còn khó điều trị do bị tóc che phủ. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này xảy ra và làm sao để điều trị hiệu quả? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Các loại mụn trên da đầu thường gặp và triệu chứng

Mụn trên da đầu có thể xuất hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Dưới đây là các loại mụn thường gặp trên da đầu và các triệu chứng kèm theo:

  • Mụn nhẹ: thường là mụn có cồi, hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, tế bào chết và bụi bẩn.
  • Mụn trung bình: mụn sẩn (papules) và mụn mủ (pustules) bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, gây đỏ, sưng nhẹ và có thể đau. 
  • Mụn nặng: ở mức độ nặng, mụn sẩn và mụn mủ xuất hiện dày đặc hơn trên da đầu, kèm theo mụn bọc (nodules) và mụn nang (cysts), gây đau đớn và khó chịu.
nổi mụn trên da đầu
Các loại mụn trên da đầu thường gặp

Ngoài ra, da đầu còn có thể mắc phải các bệnh viêm như viêm nang lông da đầu, viêm da tiết bã, u nang pilar, mụn nhọt do nhiễm Staphylococcus aureus, thường bị nhầm lẫn với mụn da đầu: 

  • Viêm nang lông da đầu: biểu hiện rõ nhất là các nốt đỏ, ngứa xuất hiện trên da đầu.
  • Viêm da tiết bã: gây ra gàu, làm da đầu đỏ và bong vảy. 
  • U nang pilar: là những vết sưng cứng chứa đầy keratin hình thành gần chân tóc. 
  • Các trường hợp khác: vết sưng trên da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư như ung thư biểu mô tế bào vảy.
staphylococcus aureus gây viêm da đầu
Các bệnh viêm da đầu thường do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus

Nguyên nhân gây nổi mụn trên đầu

Mụn trứng cá trên da đầu là tình trạng xuất hiện những nốt mụn đỏ, sưng, có thể gây đau, ngứa trên vùng da đầu hoặc chân tóc. Nguyên nhân chính là do lỗ chân lông bị bít tắc bởi tế bào chết và dầu thừa. Khi dầu tiết ra quá nhiều kết hợp với việc lỗ chân lông bị bít kín, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Sau đây là một vài nguyên nhân chính làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn:

  • Thói quen không gội đầu thường xuyên, gội không đúng cách hoặc đội mũ quá chặt làm tăng nguy cơ bị mụn. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, hoặc keo xịt tóc có thể gây kích ứng, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
  • Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, các sinh vật như nấm, vi khuẩn Staphylococcus epidermidisPropionibacterium acnes cũng có thể gây viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trên da đầu.
  • Thêm vào đó, hormone, đặc biệt là androgen, có thể kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tăng tiết bã nhờn. Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì thường là thủ phạm chính gây ra mụn trứng cá, nhưng ngay cả người trưởng thành cũng có thể gặp phải tình trạng mụn do sự biến động của hormone.
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có thể liên quan đến mụn trứng cá. Một nghiên cứu được công bố trên Advances in Dermatology and Allergology cho thấy chế độ ăn nhiều carbohydrate có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá.
nguyên nhân nổi mụn trên đầu
Một vài nguyên nhân thường gặp dẫn đến hình thành mụn trên da đầu

Ngoài mụn trứng cá, da đầu còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác, gây khó khăn trong việc xác định mụn da đầu. Các nguyên nhân khác gây ra nổi mụn trên da đầu:

  • Viêm nang lông da đầu: là tình trạng viêm nhiễm của nang lông do vi khuẩn, nấm hoặc lông mọc ngược. 
  • Viêm da tiết bã: là tình trạng phổ biến gây ra gàu và làm cho da đầu viêm đỏ, có vảy. Việc gãi có thể gây tổn thương thêm, tạo ra các vết dễ nhầm lẫn với mụn.
  • U nang pilar: là những khối cứng chứa keratin hình thành gần chân tóc, thường không có đầu trắng như mụn.
  • Mụn nhọt do nhiễm tụ cầu Staphylococcus aureus: xuất hiện các mụn nhọt đỏ, sưng, đau nhiều, có mủ ở da đầu và thường bị nhầm là mụn trứng cá.
  • Ung thư da: trong một số trường hợp, các nốt mụn trên da đầu có thể là dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào vảy.
thăm khám bác sĩ
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng mụn

Cách điều trị mụn mọc trên đầu

Đối với mụn trứng cá mọc trên đầu thông thường

Người bị mụn da đầu có thể chọn một số loại dầu gội dành cho da đầu bị gàu hoặc tăng tiết bã nhờn, chứa các thành phần như:

  • Acid salicylic: là thành phần trị mụn phổ biến, giúp loại bỏ tế bào chết bằng cách ly giải tế bào.
  • Acid glycolic: giúp tẩy tế bào chết trên da đầu, loại bỏ tế bào chết, và diệt khuẩn.
  • Benzoyl peroxide: là thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn da đầu.
dầu gội cho da đầu bị mụn
Sử dụng dầu gội đầu chứa các hoạt chất trị mụn giúp cải thiện tình trạng mụn hiệu quả

Đối với trường hợp mụn da đầu kéo dài và có các triệu chứng như rụng tóc và viêm, người bệnh có thể cân nhắc thảo luận với Bác sĩ về các phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ: clindamycin và erythromycin là những loại thuốc kháng sinh bôi ngoài da phổ biến nhất.
thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ
Thuốc mỡ kháng sinh cần được chỉ định của Bác sĩ với những trường hợp mụn nặng, kéo dài và có thể dẫn tới nhiễm trùng
  • Tiêm steroid: phương pháp này sử dụng cortisone tiêm trực tiếp vào các nốt mụn bọc lớn, giúp giảm viêm, sưng và đỏ. Phương pháp này có thể làm giảm kích thước mụn chỉ trong vài giờ hoặc 1 – 2 ngày sau khi tiêm.
  • Kháng sinh uống: 2 loại kháng sinh được nghiên cứu nhiều nhất để điều trị mụn là tetracycline và macrolide. Các loại kháng sinh khác như doxycycline và minocycline có ít bằng chứng hơn. Tuy nhiên, Bác sĩ có thể kê đơn các loại khác nếu người bệnh không thấy cải thiện.
kháng sinh đường uống
Kháng sinh đường uống cũng cần được chỉ định từ Bác sĩ Da liễu
  • Thuốc kháng histamin: là loại thuốc điều trị triệu chứng dị ứng, ngăn chặn các thụ thể histamin trên tế bào, giảm phản ứng vật lý với chất gây dị ứng.
thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin không trực tiếp điều trị mụn mà chỉ giúp giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, khó chịu
  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng xanh): là một phương pháp điều trị mụn không xâm lấn. Ánh sáng xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn và chống viêm trên tế bào keratinocyte, nhờ đó hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
liệu pháp ánh sáng xanh
Phương pháp chiếu ánh sáng sinh học Biolight được thực hiện tại Doctor Acnes
  • Thuốc đặc trị mụn nặng như isotretinoin: đây là dạng uống của vitamin A có thể giúp điều trị mụn kháng thuốc và mụn nang nặng.
isotretinoin trị mụn nặng
Isotretinoin dạng uống có thể được dùng để điều trị mụn nặng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc khác

Đối với các loại tình trạng viêm khác không phải mụn trứng cá

Khi da đầu xuất hiện các nốt giống mụn nhưng thực chất là biểu hiện của các bệnh lý khác, cần sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp hơn:

  • Viêm nang lông da đầu: sử dụng dầu gội trị gàu chứa ketoconazole hoặc ciclopirox, kết hợp với thuốc bôi ngoài da như fusidic acid gel, clindamycin dạng dung dịch, erythromycin dạng dung dịch, hoặc corticosteroid nhẹ dạng lotion hoặc kem. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc uống như tetracycline, isotretinoin liều thấp, hoặc thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, thuốc uống chỉ được sử dụng theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Viêm da tiết bã: viêm da tiết bã thường được Bác sĩ Da liễu điều trị bằng thuốc bôi lên vùng da bị ảnh hưởng như ketoconazole và corticosteroid bôi ngoài da. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc ức chế calcineurin (TCI) có tác dụng giảm viêm, đỏ và sưng. Ngoài các loại thuốc bôi, Bác sĩ Da liễu có thể kê thêm thuốc uống như itraconazole hoặc terbinafine, hoặc liệu pháp ánh sáng UVB để điều trị viêm da tiết bã.
  • Viêm da tiết bã: điều trị chủ yếu bằng thuốc bôi như ketoconazole, corticosteroid hoặc thuốc ức chế calcineurin (TCI) để giảm viêm, đỏ và sưng. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc uống như itraconazole hoặc terbinafine, hoặc sử dụng liệu pháp ánh sáng UVB nếu cần.
  • U nang pilar: thường tự lành, nhưng nếu nhiễm trùng, Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Trong trường hợp cần can thiệp, u nang có thể được rút dịch qua một vết rạch nhỏ. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và không cần nằm viện.
  • Mụn nhọt do Staphylococcus aureus: nếu mụn nhọt kèm theo sốt cao hoặc đau nhức dữ dội, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Với trường hợp nhẹ, thuốc mỡ kháng sinh như clindamycin hoặc mupirocin có thể được bôi trực tiếp. Với trường hợp nặng, khi có sốt, sưng hạch bạch huyết hoặc nhiễm trùng lan rộng, thuốc kháng sinh uống như dicloxacillin hoặc cephalosporin sẽ được sử dụng. Nếu vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng kháng sinh, Bác sĩ có thể cần làm kháng sinh đồ để chọn loại thuốc phù hợp.
thăm khám bác sĩ
Thăm khám Bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải, từ đó có hướng điều trị phù hợp

Xem thêm các bài viết liên quan

Phòng ngừa tình trạng da đầu nổi mụn

Để ngăn ngừa và điều trị mụn da đầu, cần thay đổi thói quen sinh hoạt và vệ sinh da đầu đúng cách:

  • Xác định nguyên nhân: trước tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mụn da đầu để điều chỉnh lối sống và hạn chế các yếu tố gây mụn.
  • Chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp: tránh các sản phẩm gây bít tắc lỗ chân lông hoặc kích ứng da đầu như sáp vuốt tóc, keo xịt tóc, mặt nạ đất sét và các sản phẩm tạo kiểu khác.
  • Tránh các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông (comedogenic): một số thành phần comedogenic thường thấy trong dầu gội và dầu xả là sulfat và laureth-4.
  • Giữ vệ sinh da đầu: hãy nhớ gội đầu sau khi tập thể dục, đội mũ bảo hiểm hoặc tham gia các hoạt động khác gây đổ mồ hôi. Giữ cho vỏ gối sạch sẽ và tẩy trang kỹ (để ngăn ngừa mụn ở vùng chân tóc).
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến việc cơ thể sản xuất dầu, gây viêm và mụn trứng cá. Do đó, nên hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate và bổ sung thực phẩm chứa vitamin A, D, omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa và kẽm để hỗ trợ điều trị mụn.
chế độ ăn uống phù hợp cho da mụn
Chế độ ăn uống bổ sung vitamin A, D, omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa và kẽm giúp hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả

Tóm lại, mụn trên da đầu có thể được điều trị bằng cách sử dụng sản phẩm trị mụn không kê đơn hoặc kê đơn theo chỉ định của Bác sĩ. Bên cạnh đó, điều chỉnh thói quen ăn uống cũng như chăm sóc tóc sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng mụn. Nếu thấy tình trạng mụn không cải thiện sau khi đã áp dụng những phương pháp trên, liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. Overview: Acne“. NIH
  2. How to treat and prevent scalp acne“. MedicalNewsToday
  3. Antibiotics for acne: What to know“. MedicalNewsToday
  4. What are antihistamines?“. MedicalNewsToday
  5. The benefits and side effects of blue light treatment for acne“. MedicalNewsToday
  6. Pimple on Your Knee: Causes and Treatment“. Healthline

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84