Mụn mọc quanh miệng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bị. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để loại bỏ những nốt mụn quanh miệng một cách hiệu quả. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin khoa học và thực tế để giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Nguyên nhân gây mụn mọc quanh miệng
Mụn quanh miệng có thể xuất hiện ngay cả khi các vùng khác trên mặt không bị mụn. Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này bao gồm:
- Vệ sinh kém: thức ăn, mồ hôi và vi khuẩn tích tụ trên vỏ gối, điện thoại, tay và cọ trang điểm chưa được vệ sinh là những tác nhân tiềm ẩn gây hại cho da. Khi chúng tiếp xúc với da mặt, đặc biệt là vùng quanh miệng, sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm và hình thành mụn.
- Da tiết nhiều bã nhờn: sự thay đổi nội tiết hoặc thiếu độ ẩm khiến da tiết nhiều bã nhờn, làm tăng nguy cơ bị mụn.
- Lỗ chân lông bị bít tắc: mồ hôi, bụi bẩn, mỹ phẩm trang điểm, cạo râu không đúng cách có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn quanh miệng.
Dựa theo nguyên nhân xuất hiện, mụn quanh miệng có thể được phân loại như sau:
- Mụn trứng cá thông thường: đây là loại mụn phổ biến nhất, xuất hiện dưới dạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ hoặc mụn nang. Nguyên nhân chủ yếu do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và tế bào chết. Mụn trứng cá quanh miệng cũng có thể bị kích hoạt bởi việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, thói quen ăn uống không lành mạnh, hoặc thậm chí là do tiếp xúc thường xuyên với tay hoặc điện thoại.
- Viêm da quanh miệng (perioral dermatitis): đây là một tình trạng da dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá hoặc phát ban do có triệu chứng tương tự. Tình trạng này thường được điều trị bằng kháng sinh nhóm tetracycline như doxycycline hoặc minocycline trong 4 – 8 tuần, tùy vào mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm da quanh miệng bao gồm sử dụng corticosteroid tại chỗ, mỹ phẩm gây kích ứng, hoặc kem đánh răng chứa fluoride. Các yếu tố môi trường và thói quen vệ sinh cá nhân cũng có thể góp phần.
- Viêm da tiếp xúc: xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng, dẫn đến đỏ, ngứa, và phát ban. Viêm da tiếp xúc có hai loại là kích ứng do chất tẩy rửa, xà phòng hoặc mỹ phẩm không phù hợp; và dị ứng do da phản ứng với các chất như hương liệu, kim loại, hoặc thành phần trong mỹ phẩm.
- Kích ứng da: kích ứng da quanh miệng thường do cạo râu, sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, gây viêm nang lông, đỏ, và ngứa. Khác với viêm da tiếp xúc, kích ứng da không phải lúc nào cũng liên quan đến dị ứng, mà thường do tác động vật lý hoặc hóa chất không phù hợp.
Cách điều trị mụn mọc quanh miệng
Điều trị mụn quanh miệng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất tái phát của mụn, có thể chia thành hai lựa chọn là điều trị ngắn hạn và dài hạn.
Điều trị ngắn hạn
- Đối với mụn trứng cá nhẹ quanh miệng, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và tránh chạm vào da.
- Không nặn hoặc cạy mụn vì có thể làm trầy da và đưa thêm vi khuẩn vào. Nặn mụn cũng có thể làm tăng nguy cơ sẹo mụn.
- Kiểm tra xem tình trạng có cải thiện sau vài tuần không. Duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da về lâu dài.
- Nếu thực hiện những thay đổi này không giải quyết được tình trạng mụn, có thể sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da có chứa lưu huỳnh, benzoyl peroxide hoặc acid salicylic, nhằm giúp loại bỏ mụn trứng cá nhẹ. Các sản phẩm này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, phá vỡ mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc giảm lượng dầu mà da tiết ra.
Điều trị dài hạn
Mụn quanh miệng dai dẳng cần được Bác sĩ Da liễu khám để có phác đồ điều trị chính xác. Hiện nay, có hai cách điều trị chính là dùng thuốc theo toa và các phương pháp công nghệ cao.
Dùng thuốc theo toa thường được xem là cách điều trị nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn, các loại thuốc thường được kê đơn gồm:
- Thuốc kháng sinh: có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
- Thuốc tránh thai: những thay đổi về hormone trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến da, thuốc tránh thai có thể là giải pháp cho một số phụ nữ bị mụn trứng cá bùng phát trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc này để điều trị mụn cần có sự tư vấn từ Bác sĩ Da liễu.
- Thuốc bôi/thoa: bên cạnh các loại thuốc uống, Bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng các loại sản phẩm bôi ngoài da chứa các hoạt chất như AHA, BHA, benzoyl peroxide và retinoid.
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị chuyên sâu thường được sử dụng tại các Phòng khám Da liễu có thể được Bác sĩ chỉ định như:
- Peel da hóa học: phương pháp này sử dụng một số hóa chất để tác động lên da nhằm loại bỏ lớp da bề mặt, kích thích tái tạo tế bào da mới. Lớp da mới hình thành sẽ khỏe, mịn màng và sạch mụn.
- Laser và IPL: laser 1064nm và 585nm xung dài hoặc IPL giúp giảm viêm, điều tiết bã nhờn, từ đó cải thiện tình trạng mụn.
Phòng ngừa mụn mọc quanh miệng
- Tránh sử dụng mỹ phẩm dễ gây bít tắc lỗ chân lông: một số loại mỹ phẩm như kem nền và kem che khuyết điểm có thể khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm trang điểm có nhãn “oil-free” để tránh làm bít lỗ chân lông. Son môi và son dưỡng môi cũng có thể gây mụn quanh miệng, nên hạn chế để sản phẩm dính lên da.
- Cạo râu đúng cách để ngăn ngừa mụn: việc cạo râu có thể gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, nổi mụn. Để hạn chế điều này, nên thay lưỡi dao cạo thường xuyên, vệ sinh dao cạo sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng và để dao cạo khô hoàn toàn. Ngoài ra, công nghệ IPL có thể được sử dụng để triệt nang lông, giảm nguy cơ viêm nang lông và mụn.
- Giữ vệ sinh da quanh miệng: vệ sinh vùng quanh miệng sau khi ăn, đặc biệt sau khi dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, vì dầu từ những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn. Hạn chế đồ uống có đường và thực phẩm từ sữa để tránh làm tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
- Vệ sinh da mặt đúng cách: đây là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa mụn. Làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày, tẩy trang kỹ trước khi ngủ, thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm, giặt vỏ gối và khăn mặt. Ngoài ra, tránh chạm tay lên mặt để hạn chế vi khuẩn lây lan.
- Giảm căng thẳng: stress có thể làm tăng hormone cortisol, dẫn đến mụn. Hãy giảm stress bằng các hoạt động như thiền, yoga và tập thể dục.
Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes
Phương pháp | Giá | Giá HSSV |
⭐Peel da với salicylic acid (10%, 20%, 30%)hỏng | 600.000 | 550.000 |
⭐Peel với glycolic acid (20%, 35%, 50%) | 600.000 | 550.000 |
⭐Peel da với salicylic acid và retinol | 800.000 | 700.000 |
⭐Laser 1064nm xung dài (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.300.000 | 1.200.000 |
⭐Laser PDL xung dài (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.400.000 | 1.300.000 |
⭐Laser Er Glass Deka giảm nhờn, trẻ hóa da (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 2.500.000 | 2.400.000 |
⭐Laser Er Glass Deka & PDL trị viêm da tiết bã và mụn viêm (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 3.000.000 | 2.900.000 |
⭐IPL Cellec V trị mụn | 600.000 | 550.000 |
Tóm lại, mụn quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, hiểu rõ hết các nguyên nhân là bước quan trọng để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa mụn tái phát. Với những biện pháp chăm sóc da đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mụn quanh miệng. Nếu mụn vẫn dai dẳng, việc tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu là cần thiết để phương pháp điều trị chuyên sâu và phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- “Treating acne around the mouth“. MedicalNewsToday
- “Acne Around Mouth: Why It Happens and How to Stop It“. Verywellhealth
- “Perioral Dermatitis“. Webmd