Cách khắc phục mụn đầu đen tuổi dậy thì – Kiến thức từ Phòng khám chuyên trị mụn Doctor Acnes

Được đăng bởi Doctor Acnes vào ngày 29/06/2021

Nếu như các bạn trong độ tuổi dậy thì thường cảm thấy khó chịu với mụn viêm vì không những gây sưng đau, nóng rát, lại dễ nhận thấy thì mụn đầu đen nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng lại dai dẳng và rất khó điều trị cho khỏi hẳn. Mụn đầu đen còn có thể khiến lỗ chân lông bị giãn to hay thậm chí để lại sẹo mụn nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Cùng các Bác sĩ tại Phòng khám Doctor Acnes tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục mụn đầu đen hiệu quả ở lứa tuổi dậy thì thông qua bài viết sau đây nhé!

Mụn đầu đen là gì?

Mụn đầu đen hình thành tại các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi tế bào chết, vi khuẩn và bụi, khiến bã nhờn được sinh ra không thể thoát ra khỏi bề mặt da. Khi đó, đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng.

Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, phổ biến nhất là ở má và mũi. Đôi khi, loại mụn này còn có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.

Vì sao tuổi dậy thì hay nổi mụn đầu đen?

Ở lứa tuổi dậy thì, các tuyến bã nhờn sản xuất và tiết ra lượng dầu nhiều hơn do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố sinh dục là nguyên nhân chính dẫn đến sự phổ biến của mụn đầu đen ở độ tuổi này. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác cũng góp phần gây nên mụn đầu đen ở lứa tuổi dậy thì như cách sinh hoạt hay chăm sóc da như:

  • Chưa chú trọng đến việc cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học như thức khuya, tiêu thụ quá nhiều tinh bột và đường trắng
  • Chưa biết cách chăm sóc da đúng cách khiến da mặt có quá nhiều tế bào chết, vi khuẩn và bụi, đặc biệt là vi khuẩn gây mụn C. acnes
Nguyên nhân gây mụn đầu đen - Doctor Acnes
Các nguyên nhân thường gây ra mụn đầu đen cần hạn chế

Các ngộ nhận sai lầm khi chăm da bị mụn đầu đen ở tuổi dậy thì

Sai lầm thường gặp nhất là rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và cho rằng làm như vậy sẽ hết mụn đầu đen. Rửa mặt là một thói quen tốt mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn, tuy nhiên nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến cho lớp tế bào bảo vệ da bên ngoài bị bào mòn. Không những thế, với làn da nhờn mụn ở độ tuổi dậy thì thì càng rửa mặt, lượng dầu sẽ càng tiết ra nhiều hơn.

Sai lầm cũng thường gặp không ít là tự ý mua và sử dụng các sản phẩm “bôi, thoa” không rõ nguồn gốc hoặc tự phối trộn theo kinh nghiệm truyền miệng để trị mụn đầu đen. Thường thì các sản phẩm được quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng xã hội luôn ẩn chứa các thành phần nguy hại cho da như corticoid, cồn công nghệp… dễ làm cho da viêm nhiễm, tổn thương hơn và mụn trở nên dai dẳng, trầm trọng hơn.

Cách chăm sóc da bị mụn đầu đen

Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp và rửa mặt đúng cách là việc làm nên thực hiện đầu tiên. Sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn, trên nhãn có ghi “kiểm soát nhờn” (oil-control) là lựa chọn phù hợp với tình trạng da nhiều nhờn của các bạn ở độ tuổi dậy thì nhất. Các hoạt chất có khả năng làm sạch sâu lỗ chân lông và kiểm soát nhờn trong sữa rửa mặt bao gồm tinh dầu tràm hoặc acid salicylic, benzoyl peroxide, AHA. Nên rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, trong ngày khi cần rửa mặt có thể dùng nước sạch.

Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc da hạn chế mụn đầu đen - Doctor Acnes
Bác sĩ hướng dẫn lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp để hạn chế mụn đầu đen

Bên cạnh đó có thể sử dụng các thuốc bôi, thoa không kê đơn chứa các thành phần như “acid salicylic” hay “benzoyl peroxide” để điều trị mụn đầu đen ở mũi, má hoặc những vùng da có mụn khác. Tuy nhiên các bạn có làn da khô nên cẩn thận khi dùng benzoyl peroxide vì nó không phù hợp với tình trạng da khô.

Việc sử dụng một số mặt nạ như mặt nạ đất sét, mặt nạ than để giúp lấy đi tế bào chết trên da cũng giúp hạn chế hình thành mụn đầu đen. Tùy vào loại da mà có thể lựa chọn loại mặt nạ phù hợp cho mình. Cũng cần hạn chế việc đắp mặt nạ quá nhiều lần một tuần để tránh kích ứng da. Theo các chuyên khoa da liễu thì 1 tuần đắp mặt nạ từ 2 đến 3 lần là lý tưởng nhất để da được làm sạch tế bào chết và hấp thụ đủ dưỡng chất, giúp nuôi dưỡng da từ bên trong.

Ngoài ra, dưỡng ẩm cũng là bước không thể thiếu vì nếu không cung cấp đủ ẩm cho da, da sẽ tiết nhiều dầu hơn để bù trừ, từ đó dễ hình thành mụn đầu đen.

Bước cuối cùng không được quên là dùng kem chống nắng để tạo hàng rào bảo vệ da khỏi các tác hại của ánh sáng mặt trời mỗi khi đi ra ngoài. Cũng cần nhớ che chắn cẩn thận cho da, tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường.

Trong trường hợp bị mụn đầu đen rất nhiều hoặc đã chăm sóc da đúng cách nhưng mụn đầu đen không cải thiện thì khuyến cáo hãy đến ngay Bác sĩ Da liễu để thăm khám. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định các thuốc thoa và phương pháp trị mụn mạnh hơn kết hợp với lấy nhân mụn nếu cần thiết để làm thông thoáng lỗ chân lông.

Các loại thuốc có thể được Bác sĩ chỉ định trong trường hợp này thường chứa các dẫn xuất của vitamin A như tretinoin, tazarotene và adapalene với tác dụng ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Bên cạnh việc dùng thuốc thì liệu trình peel da cũng được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị mụn đầu đen.

Peel da có khả năng tẩy tế bào chết sâu, giúp bề mặt da thông thoáng, không bị bít tắc bởi bã nhờn và bụi bẩn; tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn; gom cồi mụn, đẩy nhanh chu trình phát triển của mụn. Các nhân mụn sau đó sẽ được đẩy lên trên sát bề mặt da và có thể lấy đi dễ dàng.

Phương pháp peel da khắc phục mụn đầu đen tuổi dậy thì - Doctor Acnes
Peel da – một phương pháp an toàn và hiệu quả được các Bác sĩ Da liễu tin dùng để điều trị mụn đầu đen

Ngoài ra, Bác sĩ sẽ có thể cho bổ sung thêm các vi chất và vitamin như kẽm, vitamin E, vitamin C, các vitamin nhóm B, PP và một số hoạt chất đặc trị. Các chất này sẽ góp phần cân bằng nội tiết tố từ đó hạn chế lượng dầu nhờn tiết ra, chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường, tia tử ngoại, kích thích tăng sinh collagen giúp phục hồi vùng da tổn thương do mụn, cải thiện sức sống cho da.

Cách sinh hoạt hỗ trợ điều trị mụn đầu đen

Mụn đầu đen nói riêng hay mụn nói chung ở tuổi dậy thì là một căn bệnh mãn tính mà khó lòng có thể điều trị dứt điểm 100% và càng khó để đảm bảo không tái phát như các căn bệnh khác. Bên cạnh thói quen chăm sóc da hàng ngày, các bạn ở độ tuổi dậy thì cần phải tập các thói quen tốt trong sinh hoạt để góp phần hỗ trợ điều trị mụn đầu đen. Doctor Acnes xin nhắc nhở các bạn một vài điều sau nhé:

  • Tránh sử dụng những đồ ăn thức uống ngọt có chứa nhiều đường vì đường kích thích tuyến bã nhờn hoạt động từ đó lượng dầu tiết ra nhiều hơn cần thiết khiến da dễ nổi mụn
  • Bỏ thói quen xấu như dùng tay sờ nặn mụn, xoa tay lên mặt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn trên da
  • Uống đủ nước (ít nhất 2 lít 1 ngày) là cách tốt nhất để hỗ trợ hạn chế nhờn trên da
  • Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 11 giờ đêm để không bỏ lỡ thời điểm vàng cho da thải độc và tái tạo
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho da bằng cách ăn nhiều thực phẩm có lợi như rau xanh và hoa quả
ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Bảng giá dịch vụ peel da tại Phòng khám Doctor Acnes

✅ Phương pháp✅ Giá✅ Giá HSSV
⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE
800.000700.000

Doctor Acnes hy vọng qua bài viết này, các bạn đang trong độ tuổi dậy thì sẽ biết cách chăm sóc da đúng cách để hạn chế hình thành mụn đầu đen. Bên cạnh đó, trong trường hợp không biết phải bắt đầu từ đâu, chỉ cần liên hệ với đội ngũ nhân viên y tế tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes chúng tôi để được tư vấn ngay cho tình trạng da của bạn!

banner gruop facebook

Tài liệu tham khảo

  1. Cynthia Cobb, DNP, APRN, WHNP-BC, FAANP. “Blackheads”. Healthline
  2. “Acne”. Mayoclinic
  3. Beata Bergler-Czop, Ligia Brzezińska-Wcisło. “[Hormonal factors in etiology of common acne]”. Pol Merkur Lekarski. 2004 May;16(95):490-2
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84