Nguyên nhân dẫn đến mọc mụn trong mũi và cách xử lý

Ngày 11/09/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(3)

Ai cũng từng trải qua cảm giác khó chịu khi bị mụn, nhưng bạn có biết rằng mụn có thể xuất hiện ở những vị trí “đặc biệt” như bên trong mũi không? Mặc dù mọc mụn trong mũi khá hiếm gặp, nhưng lại gây ra khó chịu và khiến người mắc phải muốn điều trị ngay lập tức. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này để có giải pháp phù hợp nhất nhé!

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết mụn trong mũi

Mụn xuất hiện bên trong mũi thường gây đau và khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là những biểu hiện chính thường gặp:

  • Xuất hiện mụn: có thể thấy các loại mụn khác nhau như mụn mủ hoặc mụn viêm đỏ bên trong mũi. Một số trường hợp, mụn có thể nằm sâu bên trong lỗ mũi, không dễ nhìn thấy nhưng vẫn gây ra các triệu chứng đau nhức.
  • Đỏ và sưng: vùng da xung quanh mụn thường đỏ và sưng tấy. Cơn nhức âm ỉ và đau nhói khi chạm vào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đang mắc phải. 
  • Đau: tùy thuộc vào kích thước, mức độ viêm nhiễm của mụn, thời gian hình thành mụn mà mức độ đau có thể khác nhau.

Ngoài các biểu hiện chính xuất hiện tại vị trí mụn, người bị mụn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác liên quan như:

  • Khó thở: trường hợp nhiễm trùng nặng như áp xe mũi (một loại mụn thường do vi khuẩn gây ra), có thể gây khó khăn trong việc hít thở và gây ra tình trạng thiếu oxy.
  • Bọng nước trong mũi: một số trường hợp có thể xuất hiện bọng nước bên trong mũi.
  • Các triệu chứng khác: trong một số trường hợp hiếm hoi, mụn trong mũi có thể là dấu hiệu của ung thư mũi. Các triệu chứng có thể bao gồm đau mặt, tê mặt, sưng hạch, mắt lồi hoặc chảy nước mắt, vấn đề về thị lực, u cục trên mũi hoặc các vùng khác trên mặt, chảy máu mũi.
mụn mọc trong mũi đau nhức
Mụn xuất hiện bên trong mũi thường gây đau và khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Nguyên nhân gây mọc mụn trong mũi

Mụn xuất hiện trong mũi không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

Tắc nghẽn lỗ chân lông

Khi lông, dầu và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông của niêm mạc mũi, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm và hình thành mụn. Điều này thường xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các chất bẩn.

Lông mọc ngược

Lông mọc ngược có thể xảy ra bất kỳ đâu trên cơ thể, bao gồm cả trong mũi. Khi cố gắng loại bỏ lông mũi bằng cách cạo, tẩy lông, hoặc dùng nhíp, các mảnh vụn của lông có thể mọc ngược trở lại vào da. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành của nốt mụn tại vị trí lông mọc ngược. 

Thông thường, lông mọc ngược sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, nên đến gặp Bác sĩ để được thăm khám.

Nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Vi khuẩn xâm nhập vào nang lông trong mũi có thể gây ra mụn nhọt, đặc biệt là mụn nhọt sâu. Tình trạng này đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng và có nguy cơ xâm nhập vào máu, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Virus Herpes simplex (HSV) cũng có thể gây ra mụn nước thường xuất hiện ở môi nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong mũi.

Ngoài ra, nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus thường gây nên viêm tiền đình mũi. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng da ngay bên trong lỗ mũi khiến vùng này sưng, đau và có thể xuất hiện mụn nhọt, vảy hoặc đóng mủ. 

vi khuẩn
Nhiễm khuẩn, nhiễm virus là một trong những nguyên nhân gây mụn trong mũi

Thói quen xấu đối với mũi

Ngoáy mũi quá mạnh hoặc thường xuyên có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm và nhiễm trùng. Thói quen này cũng có thể gây ra sự hình thành của các khối u nhỏ trong mũi.

Chấn thương

Vùng mũi bị va đập hoặc chấn thương có thể dẫn đến sưng viêm và hình thành cục u. Các chấn thương này có thể do tai nạn hoặc các va chạm mạnh, và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Ung thư mũi

Trong một số trường hợp hiếm, nổi mụn trong mũi có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư. Nếu kèm theo các triệu chứng như chảy máu mũi kéo dài, mất khứu giác, hoặc khó thở, nên đi khám Bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị mụn trong mũi

Mụn trong mũi gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Để làm dịu cơn đau và cải thiện tình trạng này, hãy thử áp dụng những cách sau đây:

  • Tránh chạm vào mụn: không chạm, nặn, hoặc kéo mụn trong mũi. Việc này có thể làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Giữ vệ sinh vùng mụn: sử dụng xà phòng nhẹ và nước sạch để rửa khu vực mụn một cách cẩn thận. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chườm ấm: sử dụng một miếng vải sạch nhúng vào nước ấm và đắp lên khu vực mũi bị ảnh hưởng bởi cơn đau do mụn giúp làm dịu cảm giác đau nhức và hỗ trợ việc làm lỏng mủ hoặc giảm sưng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: để giảm đau và sưng, có thể sử dụng paracetamol, ibuprofen hoặc các thuốc giảm đau không kê đơn khác. Hãy đảm bảo tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm.
  • Sử dụng kháng sinh: nếu mụn xảy ra do nhiễm khuẩn hoặc virus, sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng virus theo chỉ định của Bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý sử dụng kháng sinh và phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của Bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.

Nếu xuất hiện ổ áp xe trong mũi, cần đến Bác sĩ để dẫn lưu áp xe bằng ống hoặc kim, nhằm đảm bảo quy trình này được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Nếu triệu chứng không cải thiện sau vài tuần hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần thăm khám để loại trừ các vấn đề tiềm ẩn như ung thư mũi.

thăm khám bác sĩ
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được tư vấn điều trị mụn một cách hiệu quả và an toàn

Xem thêm các bài viết liên quan

Phòng ngừa mọc mụn trong mũi

Mụn trong mũi không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và sức khỏe tổng thể. Để giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn trong mũi, hãy áp dụng những biện pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh tay và mũi: luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mũi. Hạn chế đưa tay lên mũi để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tay vào niêm mạc mũi.
  • Tránh ngoáy mũi và hỉ mũi quá mạnh: thói quen ngoáy mũi hoặc hỉ mũi quá mạnh có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mụn.
  • Chăm sóc lông mũi: khi cắt tỉa lông mũi, hãy sử dụng dụng cụ sạch và đảm bảo tay được vệ sinh tốt. Việc này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm nguy cơ hình thành mụn do lông mọc ngược.
  • Giữ tâm lý thoải mái: căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho mụn phát triển. Hãy tìm cách thư giãn và quản lý stress hiệu quả, chẳng hạn như bằng cách tập thể dục, thiền hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
mọc mụn ở trong mũi
Tránh chạm tay vào mụn trong mũi để hạn chế nhiễm trùng

Mụn trong mũi có thể do nhiều nguyên nhân, từ thói quen vệ sinh không đúng cách đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Phòng ngừa luôn là cách tốt nhất, nhưng khi mụn có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy liên hệ Doctor Acnes để được thăm khám với Bác sĩ Da liễu, nhằm can thiệp kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. “Getting Rid of Bumps and Pimples Inside Your Nose”. verywellhealth
  2. “What causes a pimple in the nose?”. MedicalNewsToday

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 3

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84