Một số thành phần trong mỹ phẩm không chỉ không giúp cải thiện làn da mà còn có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Thuật ngữ y khoa để mô tả hiện tượng này là “tính sinh nhân mụn” hay còn gọi là comedogenicity.
Tại Phòng khám Doctor Acnes, các Bác sĩ Da liễu sẽ dựa vào bằng chứng khoa học để cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn về các thành phần mỹ phẩm và cách chọn sản phẩm phù hợp để tránh gây mụn.
Các thành phần gây mụn trong mỹ phẩm
- Các thành phần gốc rượu có kích thước phân tử lớn hoặc có nhánh có khả năng sinh nhân mụn cao, ví dụ như isocetyl alcohol hay oleyl alcohol.
- Các phân tử acid béo kích thước lớn và có nhánh có xu hướng dễ sinh nhân mụn hơn, chẳng hạn như acid lauric và acid myristic.
- Chất làm đặc như silicate, cellulosic polymer và carbomer thường không có tính sinh nhân mụn.
- Thành phần từ khoáng chất nhìn chung không sinh nhân mụn, có thể kể đến như đất sét, bentonite, kaolin, talc, oxide sắt, chromium hydroxide và titanium dioxide.
Dầu có tính sinh nhân mụn thay đổi tùy loại:
- Dầu có tính sinh nhân mụn nhiều nhất là bơ cacao và dầu dừa.
- Dầu có tính sinh nhân mụn mức độ trung bình gồm dầu mè, dầu bắp, dầu quả bơ, dầu cây anh thảo, dầu chồn (mink oil), dầu đậu nành và dầu hạt bông.
- Dầu ít sinh nhân mụn gồm dầu olive, dầu hạt đàn hương (sandalwood seed oil), dầu hạnh nhân, dầu hạt quả mơ và một số loại dầu khoáng.
- Dầu không sinh nhân mụn gồm dầu hoa rum (safflower oil), dầu hoa hướng dương và dầu khoáng.
- Các loại dầu khoáng trước đây được xếp vào nhóm có tính sinh nhân mụn từ 0 – 2. Tuy nhiên, ngày nay với công nghệ sản xuất hiện đại, dầu khoáng nguyên chất không có tính sinh nhân mụn.
- Màu khoáng đỏ (D&C red pigment) có tính sinh nhân mụn thay đổi phụ thuộc vào dung môi hòa tan chúng. Chúng không sinh nhân mụn khi hòa tan trong volatile propylene glycol nhưng lại có tính sinh nhân mụn khi hòa tan trong dầu khoáng.
- Vitamin E và A có mức độ sinh nhân mụn thay đổi.
Một số thành phần có tính gây mụn cao thường gặp trong mỹ phẩm
Nhóm | Thành phần | Điểm | Thang điểm |
Acid béo | Lauric acid | 4 | 0 – 5 |
Myristic acid | 3 | 0 – 5 | |
Cetyl acetate | 4 | 0 – 5 | |
Dioctyl malate | 3 | 0 – 5 | |
Dioctyl succinate | 3 | 0 – 5 | |
Stearyl heptanonate | 4 | 0 – 5 | |
Isopropyl Esters | Isopropyl linoleate | 4 | 0 – 5 |
Isopropyl myristate | 5 | 0 – 5 | |
Isopropyl palmitate | 4 | 0 – 5 | |
Isopropyl lanolate | 3 | 0 – 5 | |
Isopropyl neopentanoate | 3 | 0 – 5 | |
Isopropyl isostearate | 5 | 0 – 5 | |
Sorbitan | Sorbitan oleate | 2 | 0 – 3 |
Oleyl series | Oleic acid | 3 | 0 – 3 |
Oleyl alcohol, 50% | 3 | 0 – 3 | |
Oleyl alcohol, 10% | 3 | 0 – 3 | |
Decyl oleate | 2 | 0 – 3 | |
Octyl | Octyl palmitate | 3 | 0 – 3 |
Lactate | Myristyl lactate | 3 | 0 – 3 |
Myristyl lactate, 50% | 3 | 0 – 3 | |
Glycols | Decaglyceryl decaoleate | 2 | 0 – 3 |
Oils | Capric | 2 | 0 – 4 |
Cocoa butter | 4 | 0 – 5 | |
Hydrogenated vegetable oil | 3 | 0 – 5 | |
Seasame oil | 3 | 0 – 5 | |
Corn oil | 3 | 0 – 5 | |
Avocado oil | 3 | 0 – 5 | |
Evening primrose oil | 3 | 0 – 5 | |
Mink oil | 3 | 0 – 5 | |
Soybean oil | 3 | 0 – 5 | |
Cottonseed oil | 3 | 0 – 5 | |
Coconut oil | 3 | 0 – 5 | |
Peach kernel oil | 3 | 0 – 5 | |
Sweet almond oil | 3 | 0 – 5 | |
Grape seed oil | 3 | 0 – 5 | |
Pigments | D&C Red No. 3 | 3 | 0 – 5 |
D&C Red No. 3 | 3 | 0 – 5 | |
D&C Red No. 30 | 3 | 0 – 5 | |
D&C Red No. 36 | 3 | 0 – 5 | |
Chất bảo quản | Water-soluable sulfur | 3 | 0 – 5 |
Alcohols | Isostearyl alcohol | 3 | 0 – 3 |
Isostearyl alcohol, 10% | 2 | 0 – 3 | |
Octyl dodecanol | 2 | 0 – 3 | |
Isocetyl alcohol | 4 | 0 – 5 | |
Cetearyl alcohol + cereath-20 | 4 | 0 – 5 | |
Glyceryl 3-diisostearate | 4 | 0 – 5 | |
Glyceryl stearate SE | 3 | 0 – 5 | |
Wheat germ glyceride | 3 | 0 – 5 | |
Polyglyceryl 3-diisostearate | 4 | 0 – 5 | |
PEG 8 stearate | 3 | 0 – 5 | |
PEG 200 dilaurate | 3 | 0 – 5 | |
Laureth-4 | 3 | 0 – 5 | |
Laureth-23 | 3 | 0 – 5 | |
Seareth-10 | 4 | 0 – 5 | |
Oleth-3 | 5 | 0 – 5 | |
Oleth-5 | 3 | 0 – 5 | |
PPG ceteth 10 phosphate | 4 | 0 – 5 | |
PPG 2 mysristyl propionate | 3 | 0 – 5 | |
PPG 10 cetyl ether | 3 | 0 – 5 | |
Waxes | Sulfated jojoba oil | 3 | 0 – 5 |
Lanolin | Isopropyl lanolate | 2 | 0 – 3 |
Hydrogenated lanolin | 2 | 0 – 3 | |
Acetylated lanolin alcohol | 4 | 0 – 5 | |
PEG 16 lanolin | 4 | 0 – 5 | |
Fatty alcohols | Isostearic acid, 50% | 3 | 0 – 3 |
Isostearic acid, 10% | 2 | 0 – 3 | |
Polyglycols | Hexylene glycol | 2 | 0 – 3 |
Esters và Ethers | Myristyl myristate | 5 | 0 – 5 |
Myristyl lactate | 4 | 0 – 5 | |
Myristyl propionate | 2 | 0 – 3 | |
Myreth 3 myristate, 50% | 3 | 0 – 3 | |
Myreth 3 myristate, 10% | 2 | 0 – 3 | |
PPG 15 stearyl ether | 2 | 0 – 3 | |
Butyl stearate, 100% | 3 | 0 – 3 | |
Butyl stearate, 50% | 2 | 0 – 3 | |
Butyl stearate, 5% | 2 | 0 – 3 | |
Khác | Crude coal tar, 5% | 3 | 0 – 3 |
Vitamin E thiên nhiên | 2 | 0 – 3 | |
Xylene | 4 | 0 – 5 | |
Stearic acid: TEA | 3 | 0 – 5 |
Xem thêm các bài viết liên quan
Yếu tố nào trong thành phần mỹ phẩm có thể làm tăng nguy cơ gây mụn?
- Khả năng thấm qua nang lông: một thành phần có thể hòa tan tốt trong dầu và nước thì có tính sinh nhân mụn ít hơn một thành phần chỉ có thể tan tốt trong dầu hoặc nước.
- Kích thước của phân tử: các thành phần có kích thước nhỏ với trọng lượng phân tử 200 – 300 gram/mol có tính sinh nhân mụn ít hơn so với các phân tử kích thước lớn.
- Hình dạng của phân tử: các acid béo phân nhánh có tính sinh nhân mụn cao hơn các phân tử thẳng, không phân nhánh.
- Nồng độ của thành phần trong mỹ phẩm: một số các thành phần được xác định có tính sinh nhân mụn nhưng ở nồng độ thấp chúng lại không có tính sinh nhân mụn. Ví dụ, octyl palmitate 100% có điểm sinh nhân mụn là 3, trong khi đó octyl palmitate 50% chỉ có điểm sinh nhân mụn là 1.
- Tá dược, dung môi để hòa tan thành phần hoạt tính: với cùng thành phần chính, các tá dược và dung môi khác nhau sẽ dẫn đến tính sinh nhân mụn của sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn như một số acid béo nhất định có điểm sinh nhân mụn là 2 khi tan trong dầu hướng dương, nhưng khi tan trong acetone thì điểm sinh nhân mụn xuống bằng 0. Vì vậy, việc xác định tính sinh nhân mụn của một thành phần nhất định nên được đánh giá trong thành phẩm cuối cùng để biết được tính sinh nhân mụn thật sự của thành phần đó.
Mẹo chọn dược mỹ phẩm an toàn cho da mụn
- Tìm kiếm các sản phẩm được thiết kế riêng cho da mụn, đảm bảo có nhãn “non-comedogenic” trên bao bì, có nghĩa là không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Kiểm tra kỹ danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa các hoạt chất có khả năng gây mụn cao, đặc biệt là 7 thành phần đầu tiên được liệt kê, vì chúng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong sản phẩm.
- Quá trình hình thành mụn từ các sản phẩm có thể mất một thời gian, đặc biệt là với những thành phần có khả năng gây mụn thấp, có thể mất đến 6 tháng để các dấu hiệu trở nên rõ ràng. Nếu tình trạng da diễn tiến nặng hoặc đột ngột, hãy tham khảo ý kiến từ các Bác sĩ Da liễu uy tín để được thăm khám và tư vấn sản phẩm phù hợp cho da.
- Hãy chọn những sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và có danh tiếng trên thế giới. Đảm bảo rằng các thành phần hoạt chất và tá dược được liệt kê rõ ràng trên bao bì. Việc này sẽ giúp bạn tránh xa các sản phẩm không rõ nguồn gốc như kem trộn hay rượu thuốc, bảo vệ làn da của bạn khỏi những tổn thương nghiêm trọng có thể xảy ra về lâu dài.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn cách lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mụn phù hợp. Nếu cần thêm lời khuyên về liệu trình chăm sóc da mụn của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Doctor Acnes. Đội ngũ Bác sĩ Da liễu và Dược sĩ chuyên về dược mỹ phẩm tại Phòng khám Doctor Acnes luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về điều trị mụn.
Tài liệu tham khảo
- Nguyen, S. H., Dang, T. P. & Maibach, H. I. “Handbook of Cosmetic Science and Technology, 3rd Edition”. Informa Healthcare. 583 – 586 (2009)
- Fulton, J. E. “Comedogenicity and irritancy of commonly used ingredients in skin care products”. J Soc Cosmet Chem 43, 321 – 333 (1989)
- Lanzet, M. “Comedogenic effects of cosmetic raw materials”. Cosmet Toilet 101, 63 – 72
Xin cám ơn rất nhiều ạ, đúng thứ em đang tìm