Việc nặn mụn là một trong những biện pháp phổ biến để nhanh chóng giải quyết các loại mụn có cồi. Sau khi nặn mụn, nhiều cơ sở điều trị thường đắp mặt nạ như một biện pháp chăm sóc da đang bị tổn thương, cần được làm dịu và phục hồi. Tuy nhiên việc này có hợp lý hay không và nên đắp loại mặt nạ gì để giúp làn da nhanh chóng phục hồi và hạn chế các tổn thương? Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp câu hỏi này.
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ?
Câu trả lời là có, nhưng không nên đắp mặt nạ ngay lập tức sau khi nặn mụn. Sau khi vừa nặn mụn xong, da cần thời gian để phục hồi và giảm thiểu tình trạng vết thương giãn nở quá nhiều dẫn đến viêm nhiễm nặng. Việc lựa chọn các loại mặt nạ phù hợp cũng rất quan trọng để giúp làn da nhanh chóng phục hồi và hạn chế các tổn thương.
Những loại mặt nạ nên đắp sau khi nặn mụn
Đắp mặt nạ sau khi nặn mụn có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da, nhưng việc quan trọng là cần xem xét và lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da của bản thân. Tránh sử dụng những loại mặt nạ chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, hãy ưu tiên những loại mặt nạ có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm để giúp da nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số thành phần nên có trong mặt nạ sau khi nặn mụn:
- Nha đam: có đặc tính giữ ẩm và làm dịu da, hữu ích để sử dụng sau khi nặn mụn.
- Trà xanh: có tác dụng kháng khuẩn giúp giảm sưng đỏ, làm dịu da và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
- Tinh dầu tràm trà: có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp bảo vệ và chữa lành vết thương hở. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình, thích hợp sử dụng cho làn da mụn.
- Mật ong: đã được sử dụng từ thời cổ đại để chữa lành vết thương vì chứa nhiều enzyme giúp làm dịu tình trạng viêm và bảo vệ vết thương hở khỏi tình trạng nhiễm trùng.
- Rau má: chứa các hợp chất có đặc tính kháng viêm và kích thích làm lành vết thương. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng và mẩn đỏ, giúp vết thương mau lành và giảm thiểu sự hình thành sẹo và tăng sắc tố sau viêm.
- Nghệ: chứa hoạt chất curcumin có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm sưng tấy. Sử dụng nghệ lên da sau khi nặn mụn có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng, giúp giảm thâm và sẹo do mụn để lại. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng làm sáng da và cải thiện tổng thể vẻ ngoài của làn da, giúp da trở nên mịn màng và đều màu hơn.
- Niacinamide: là hoạt chất có khả năng ức chế sự chuyển hóa melanin, sắc tố chính tạo nên màu da, giúp phòng ngừa và giảm thiểu sự hình thành các đốm nâu, thâm nám, tàn nhang và các vết thâm sau nặn mụn hiệu quả.
- Thành phần có tác dụng dưỡng ẩm: mặt nạ dưỡng ẩm với các thành phần như acid hyaluronic sẽ giúp làn da phục hồi và làm lành vết thương tốt hơn. Nên lựa chọn các loại mặt nạ chứa acid hyaluronic thay vì glycerin vì acid hyaluronic an toàn và lành tính hơn glycerin.
Các bước chăm sóc da cần làm sau khi nặn mụn
- Sát khuẩn: dùng bông gòn thấm dung dịch sát khuẩn như betadine lau nhẹ nhàng vùng da vừa nặn mụn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch làm sạch không bọt và dịu nhẹ để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên da hàng ngày.
- Đắp mặt nạ: chọn loại mặt nạ phù hợp giúp da hồi phục nhanh chóng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Mặt nạ lý tưởng thường chứa thành phần dưỡng ẩm và làm dịu, có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, cần đảm bảo mặt nạ vô khuẩn trước khi đắp mặt nạ lên làn da sau khi nặn mụn vì da đang trong tình trạng nhạy cảm và có vết thương hở.
- Chỉ sử dụng sản phẩm trị mụn vào thời gian thích hợp: các loại sản phẩm trị mụn có chứa benzoyl peroxide, dẫn xuất retinoid hoặc acid salicylic chỉ nên sử dụng sau khi các vết thương trên da đã lành, thường sau 1-2 ngày. Tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu để được tư vấn về thời gian thích hợp sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn sau khi nặn mụn.
- Dưỡng ẩm: dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông để giữ cho da mềm mịn và đủ ẩm, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Có thể tiếp tục sử dụng kem dưỡng ẩm có các thành phần làm dịu và kháng viêm. Nên chọn kem dưỡng ẩm có các thành phần làm sáng da và phòng ngừa tình trạng tăng sắc tố sau viêm như niacinamide và vitamin C.
- Chống nắng: tia UV từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính khiến vết thâm mụn trở nên sẫm màu và tồn tại lâu dài. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30 mỗi ngày để bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV, giúp ngăn ngừa thâm nám và lão hóa da. Chọn kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học để giảm kích ứng cho da.
- Tránh chạm vào bề mặt da: việc chạm tay lên mặt nhiều lần có thể khiến vi khuẩn từ tay lây lan lên làn da mặt, góp phần làm tăng nguy cơ hình thành mụn và khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
Nên nặn mụn ở đâu uy tín tại TP. HCM?
Các Bác sĩ Da liễu khuyến cáo không nên tự nặn mụn tại nhà để tránh nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm và hình thành sẹo. Thay vào đó, việc tìm đến các cơ sở uy tín để được chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng. Tại TP. HCM, Doctor Acnes là một trong những Phòng khám Da liễu uy tín và chuyên sâu về điều trị mụn cũng như các vấn đề về da. Dưới đây là những lý do nên chọn Doctor Acnes:
- Đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm: các Bác sĩ tại Doctor Acnes có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị mụn và các vấn đề về da khác. Các Bác sĩ thường xuyên cập nhật các phương pháp điều trị tiên tiến nhất để mang đến hiệu quả điều trị cao nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Trang thiết bị hiện đại: Doctor Acnes sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị y khoa hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến, giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị chính xác, an toàn.
- Quy trình nặn mụn chuẩn y khoa: quy trình nặn mụn tại Doctor Acnes được thực hiện trong môi trường vô trùng, đảm bảo điều kiện vệ sinh và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
- Liệu trình điều trị cá nhân hóa: phác đồ điều trị mụn được thiết kế riêng biệt cho từng khách hàng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.
- Dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu: Doctor Acnes cung cấp các dịch vụ chăm sóc da sau khi nặn mụn như điện di tinh chất, chiếu laser và đắp mặt nạ để giúp da nhanh phục hồi và khỏe mạnh hơn.
Việc đắp mặt nạ sau khi nặn mụn là rất cần thiết và hiệu quả trong quy trình chăm sóc da, giúp làm dịu và phục hồi làn da, phòng ngừa tăng sắc tố sau viêm hiệu quả. Tuy nhiên cần chọn loại mặt nạ phù hợp và thực hiện các bước chăm sóc da đúng cách thì mới có hiệu quả. Để đảm bảo tính an toàn và sự hiệu quả trong quá trình điều trị mụn, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín như Doctor Acnes tại TP. HCM để thực hiện quá trình nặn mụn và nhận được sự chăm sóc da tốt nhất.
Tài liệu tham khảo
- Hashina Jeelani. “How to take care of a pimple after it has been popped“. Vogue India
- “Post-Popping Pimples: Preventing Dark Spots and Scars? Skincare After Popping Pimples“. Mytour
- Zhong H, Li X, et al. “Efficacy of a new non-drug acne therapy: Aloe vera gel combined with ultrasound and soft mask for the treatment of mild to severe facial acne“. Front Med (Lausanne). 2021 May;8(1):662640. doi:10.3389/fmed.2021.662640
- Hajiaghaalipour F. “The Effect of Camellia sinensis on Wound Healing Potential in an Animal Model“. Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:386734. doi: 10.1155/2013/386734
- Kaur Malhi H, Tu J, et al. “Tea tree oil gel for mild to moderate acne; a 12 week uncontrolled, open-label phase II pilot study“. Australas J Dermatol. 2017 Aug;58(3):205-210. doi:10.1111/ajd.12465
- Tashkandi H. “Honey in wound healing: An updated review“. Open Life Sci. 2021 Oct;16(1):1091-1100. doi:10.1515/biol-2021-0084
- Arribas-López E, Zand N, et al. “A Systematic Review of the Effect of Centella asiatica on Wound Healing“. Int J Environ Res Public Health. 2022 Mar 10;19(6):3266. doi: 10.3390/ijerph19063266. PMID: 35328954; PMCID: PMC8956065
- Hewlings SJ, Kalman DS. “Curcumin: A Review of Its Effects on Human Health“. Foods. 2017 Oct 22;6(10):92. doi: 10.3390/foods6100092. PMID: 29065496; PMCID: PMC5664031
- Wohlrab J, Kreft D. “Niacinamide – mechanisms of action and its topical use in dermatology“. Skin Pharmacol Physiol. 2014;27(6):311-5. doi: 10.1159/000359974. Epub 2014 Jun 27. PMID: 24993939