Công dụng, cách dùng Megaduo gel trong điều trị mụn và thâm mụn

Được đăng bởi Doctor Acnes vào ngày 26/02/2023

Trong điều trị mụn chúng ta thường phải kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau nhằm mục đích làm khô cồi mụn, giảm viêm và thâm sau mụn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có thể đáp ứng được mục tiêu điều trị mụn, trong đó Megaduo gel là một sản phẩm thường được lựa chọn và dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc.

Mặc dù sản phẩm khá phổ biến và an toàn, việc sử dụng Megaduo cũng có những lưu ý nhất định để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho người sử dụng. Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Thành phần và tác dụng của Megaduo gel

Megaduo gel được sản xuất bởi công ty Hóa Mỹ phẩm Gamma của Việt Nam và được chỉ định trong các trường hợp:

  • Ngăn ngừa và điều trị các dạng mụn như mụn trứng cá, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, các nang bã hay sẹo do mụn trứng cá.
  • Làm mờ các vết thâm do mụn để lại.
Thành phần và tác dụng của Megaduo - Doctor Acnes
Megaduo gel được sản xuất bởi công ty Hóa Mỹ phẩm Gamma của Việt Nam

Thành phần của Megaduo gel: deionized water, carbomer, squalane, glycolic acid, sodium hydroxid, azelaic acid, EDTA, potassium sorbate. Trong đó 2 hoạt chất chính là azelaic acid và glycolic acid.

Azelaic acid

Azelaic acid là một acid adicarboxylic bão hòa tự nhiên với nhiều bằng chứng lâm sàng như:

Hiệu quả kháng khuẩn: azelaic acid biểu thị các đặc tính kìm khuẩn và diệt khuẩn chống lại nhiều loại vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí có trên da mụn.

Nghiên cứu cho thấy kem azelaic acid 20% bôi tại chỗ làm giảm rõ rệt mật độ vi khuẩn hiếu kí ở da và Propionibacterium sp. trong nang lông, đồng thời làm giảm hàm lượng acid béo tự do của lipid bề mặt da. Sản xuất bã nhờn, thành phần bã nhờn và hình thái tuyến bã nhờn không bị thay đổi đáng kể.

Azelaic acid là một acid adicarboxylic bão hòa tự nhiên - Doctor Acnes
Azelaic acid là một acid adicarboxylic bão hòa tự nhiên

Làm mỏng lớp sừng trên da: kem azelaic acid 20% tại chỗ còn được chứng minh tác dụng chống sừng hóa trên da bình thường và da bị mụn có liên quan đến việc giảm tổng hợp filaggrin (protein tổng hợp sợi sừng); do đó việc giảm tăng sừng hóa nang lông có thể phần nào làm cơ sở cho tác dụng phòng ngừa mụn trứng cá của thuốc.

Giảm vết thâm mụn: azelaic acid ức chế hoạt động của các tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte) hoạt động bất thường.

Azelaic acid cũng được ghi nhận vào hướng dẫn điều trị mụn trứng cá châu Âu 2016 và hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu của Bộ Y tế.

Glycolic acid

Glycolic acid là một loại AHA, một chất tẩy tế bào chết hóa học. Glycolic acid đã được chứng minh có nhiều tác dụng như sau:

Giúp da trông mịn màng và đều màu hơn: khi bôi lên da, glycolic acid hoạt động để phá vỡ các liên kết giữa lớp tế bào da bên ngoài, bao gồm cả tế bào da chết và lớp tế bào da tiếp theo. Đối với những người bị mụn trứng cá, glycolic acid giúp giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, bao gồm cả các tế bào da chết và dầu.

Khi lỗ chân lông ít bị tắc nghẽn hơn, da có thể thông thoáng và sẽ ít nổi mụn hơn. Ngoài ra, glycolic acid cũng có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da bên ngoài, giúp da giữ ẩm thay vì làm khô da.

Đây là một lợi thế khi dùng glycolic acid cho làn da dễ bị mụn trứng cá, bởi vì nhiều hoạt chất trị mụn tại chỗ khác như salicylic acid và benzoyl peroxide làm khô da.

Có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích tăng sinh collagen.

Glycolic acid là một loại AHA, một chất tẩy tế bào chết hóa học - Doctor Acnes
Glycolic acid là một loại AHA, một chất tẩy tế bào chết hóa học

Liều dùng và cách dùng

Bôi thuốc lên vùng da bị mụn 2 lần/ngày, có thể dùng vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa sạch và làm khô.

 Cách dùng thuốc

  • Làm sạch vùng da bị mụn bằng xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ và lau khô bằng khăn mềm trước khi bôi thuốc.
  • Không bôi lên vùng da bị cháy nắng, khô, nứt nẻ, kích ứng.
  • Không che vùng da được điều trị bằng băng trừ khi Bác sĩ yêu cầu.
  • Thuốc có thể chưa cải thiện được tình trạng da trong vòng 4 tuần. Nhưng nếu các triệu chứng không được cải thiện sau 12 tuần điều trị, nên liên hệ với Bác sĩ Da liễu để được tư vấn thêm.

Tác dụng phụ

Ngoài những hiệu quả vượt trội trong việc điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá, azelaic acid – thành phần chính trong Megaduo gel cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp trên da người bệnh như:

  • Đau, nóng rát hoặc ngứa ran trên da.
  • Khô da hoặc có vảy.
  • Ngứa hoặc các loại kích ứng khác.

Bên cạnh đó, azelaic acid có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Nóng rát, châm chích hoặc kích ứng nghiêm trọng.
  • Thay đổi màu da.
  • Các vấn đề hô hấp mới xuất hiện hoặc trầm trọng hơn.

Nếu có các dấu hiệu phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng hay gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng khác hãy ngừng thuốc ngay và thăm khám với Bác sĩ Da liễu hoặc nhân viên y tế khẩn cấp.

Những lưu ý khi sử dụng Megaduo gel

  • Rửa sạch bằng nước nếu thuốc bôi dính vào mắt, mũi, miệng, trực tràng hoặc âm đạo. Liên hệ ngay cho Bác sĩ nếu bị kích ứng liên tục sau khi dùng thuốc.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc khác cùng lúc trên những vùng điều trị bằng thuốc bôi trừ khi Bác sĩ yêu cầu.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng da như xà phòng hoặc sản phẩm làm sạch da mạnh các sản phẩm dưỡng da có chứa cồn hoặc chất làm se khít lỗ chân lông…
  • Ngoài ra, nên tránh thức ăn cay, đồ uống có cồn và các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác có thể gây đỏ bừng hoặc đỏ da trong quá trình điều trị.
Tránh thức ăn cay, đồ uống có cồn và các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác có thể gây đỏ bừng hoặc đỏ da trong quá trình điều trị - Doctor Acnes
Tránh thức ăn cay, đồ uống có cồn và các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác có thể gây đỏ bừng hoặc đỏ da trong quá trình điều trị

Thận trọng/cảnh báo

Trước khi dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng với azelaic acid hoặc bất kì thành phần nào khác của Megaduo gel.
  • Đang sử dụng các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng hay thuốc dược liệu.
  • Người đã hoặc đang mắc bệnh hen suyễn, những cơn cảm lạnh tái phát.
  • Phụ nữ mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc bôi trên da hầu như không tương tác với những loại thuốc khác, nhưng vẫn có một vài trường hợp đặc biệt. Nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ khi sử dụng các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng hay thuốc dược liệu.

Tránh dùng với rượu vì rượu có thể gây đỏ bừng mặt, do đó, rượu có thể làm trầm trọng thêm bệnh hồng ban. Có thể dùng cùng thức ăn hoặc không. Tuy nhiên, thức ăn và đồ uống có vị cay có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng đỏ bừng mặt và bệnh hồng ban, vì vậy nên tránh nếu có thể.

Sử dụng thuốc trị mụn theo tư vấn của Bác sĩ Da liễu - Doctor Acnes
Nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ khi sử dụng các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng hay thuốc dược liệu

Megaduo gel là một sản phẩm đáp ứng được nhiều mục tiêu điều trị, khá an toàn và hiệu quả nên được các Bác sĩ tin dùng. Với hai thành phần chính là azelaic acid và glycolic acid, Megaduo gel giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Propionibacterium sp. trong nang lông – nguyên nhân chính gây mụn, làm giảm vết thâm sau mụn và giúp làn da mịn màng, đều màu hơn.

Tuy nhiên, cần chú ý cách sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời, bạn cần lưu ý đến tác dụng không mong muốn của thuốc, nếu gặp bất kì triệu chứng bất thường nào hoặc là các đối tượng đặc biệt, bạn nên liên hệ với Bác sĩ Da liễu để được tư vấn.

banner gruop facebook

Tài liệu tham khảo

  1. Fitton A, Goa KL. “Azelaic acid. A review of its pharmacological properties and therapeutic efficacy in acne and hyperpigmentary skin disorders”. Drugs. 1991 May;41(5):780-98
  2. Nast A, Dréno B, Bettoli V, Bukvic Mokos Z, Degitz K, Dressler C, Finlay AY. “European evidence-based (S3) guideline for the treatment of acne – update 2016 – short version”. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2016 Aug;30(8):1261-8
  3. “Is Glycolic Acid a Good Acne Treatment?”. Healthline.com
  4. Tang SC, Yang JH. “Dual Effects of Alpha-Hydroxy Acids on the Skin”. Molecules. 2018 Apr 10;23(4):863
  5. “Azelaic Acid Topical”. MedlinePlus.gov
  6. “Azelaic Acid Topical”. Drugs.com
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84