Sẹo rỗ là trình trạng da xuất hiện các vết lõm có kích thước, hình dạng không đồng đều trên bề mặt da. Các vết sẹo rỗ tuy không gây đau hay khó chịu, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của nhiều người. Việc chăm sóc da sẹo rỗ có vai trò giúp cho làn da sáng khỏe, đều màu, các vết sẹo khó nhìn thấy hơn. Cùng Doctor Acnes tìm hiểu về cách chăm sóc da bị sẹo rỗ và các lưu ý trong bài viết sau nhé!
Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ
Sẹo rỗ là trình trạng da xuất hiện các vết lõm có kích thước, hình dạng không đồng đều trên bề mặt da. Sẹo rỗ là hệ quả của việc da bị tổn thương, nguyên nhân gây ra sẹo rỗ là các chất collagen và elastin bị đứt gãy, ảnh hưởng mô liên kết nên da không thể hồi phục như ban đầu.Sẹo rỗ thường xuất phát từ việc tổn thương da, gây ra do mụn trứng cá hay tổn thương da khác (bệnh thủy đậu, nặn mụn không đúng cách…). Sự tổn thương này có thể dẫn đến việc sản xuất collagen không đủ, tạo ra các vết sẹo không đều mặt hoặc lõm sâu trên da.
Bảng phân loại sẹo mụn | ||
Phân loại sẹo | Đặc điểm sẹo | Nhận xét |
Sẹo lõm | ||
Sẹo đáy nhọn (icepick) | Rỗ sâu và hẹp ( < 2mm) | 60%-70% sẹo mụn |
Sẹo rỗ chân vuông (boxcar) | Nông (<0,5 mm) hoặc sâu (>0,5 mm) có ranh giới thẳng đứng rõ ràng với đế rộng | 20%-30% sẹo mụn |
Sẹo rỗ lượn sóng (rolling) | Những vết sẹo lõm lượn sóng xuất hiện khi các dải xơ dính của mô phát triển giữa da và các mô, kéo các lớp biểu bì xuống sâu bên dưới | 15%-25% sẹo mụn |
Sẹo lồi | ||
Sẹo lồi (hypertrophic) | Màu hồng đến đỏ, nổi sần cứng | Thường gặp ở mặt nếu bệnh nhân bị trầy xước và phổ biến nhất là ở ngực, vai và lưng |
Sẹo lồi (spontaneous keloid) | Màu đỏ đến tím, các nốt và u nhỏ và cứng | Thường ở giữa ngực và vai |
Các bước chăm sóc da hằng ngày cho da bị sẹo rỗ
Dưới đây là các bước chăm sóc da hằng ngày tại nhà cho da bị sẹo rỗ:
- Làm sạch: sử dụng một phẩm làm sạch da nhẹ nhàng và không gây kích ứng để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tạp chất khỏi da. Hãy chọn sản phẩm có độ pH cân bằng để giữ cho da không bị khô căng. Sau khi rửa mặt, có thể dùng toner để cân bằng độ pH của da và làm sạch sâu hơn, loại bỏ các tạp chất còn sót lại và làm se lỗ chân lông.
- Serum chứa dưỡng chất giúp cải thiện sẹo: sử dụng serum hoặc kem dưỡng chất chứa các thành phần như retinol, acid hyaluronic, vitamin C, và niacinamide để giúp cải thiện kết cấu của da, tăng sản xuất collagen, và hỗ trợ làm mờ sẹo rỗ.
- Bổ sung kem chứa tretinoin: lưu ý nếu đã dùng tretinoin thì ko dùng retinol.
- Dưỡng ẩm: áp dụng một lớp kem dưỡng ẩm phù hợp để giữ cho da được cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất, làm mềm mại và mịn màng hơn.
- Chống nắng: sử dụng kem chống nắng hàng ngày với chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn ngừa sự xuất hiện của sẹo mới và bảo vệ da khỏi hư tổn từ ánh nắng mặt trời.
- Duy trì một lối sống lành mạnh: việc có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp tổng thể làn da sáng khỏe, đều màu từ đó làm cho các vết sẹo khó trông thấy hơn cũng như ngăn ngừa mụn mới xuất hiện, hạn chế hình thành sẹo mới.
Việc chăm sóc da, đặc biệt khi bị sẹo rỗ cần được duy trì đều đặn mỗi ngày để giúp da khỏe và đạt được hiệu quả cải thiện da.
Xem thêm các bài viết liên quan
Tác dụng của việc chăm sóc da mặt bị sẹo rỗ
Việc chăm sóc da mặt bị sẹo rỗ có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:
- Cải thiện kết cấu da: việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thể giúp cải thiện kết cấu da bị sẹo rỗ. Các thành phần như retinol hay tretinoin có thể rút ngắn chu trình thay mới của làn da và thúc đẩy sản xuất collagen. Điều này có thể giúp tổng thể da trông bằng phẳng và đều màu hơn.
- Làm đều màu da: sẹo rỗ thường đi kèm với sự không đồng đều về màu sắc của da. Việc sử dụng các sản phẩm sáng da có thể giúp làm mờ sự khác biệt về màu sắc giữa sẹo và da xung quanh, tạo ra một bề mặt da đồng đều hơn.
- Tăng cường độ ẩm và đàn hồi cho da: các sản phẩm chăm sóc da có thể cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết, giúp da trở nên mềm mại, mịn màng hơn và tăng độ đàn hồi, từ đó làm cho nền da trông khỏe hơn, nền da khỏe đẹp lên nói chung sẽ làm cải thiện thẩm mỹ và các vết sẹo rỗ có vẻ trông mờ đi.
- Tăng cường tự tin: sẹo rỗ có thể làm giảm tự tin của một người, đặc biệt là khi sẹo xuất hiện ở khu vực như mặt. Chăm sóc da bị sẹo rỗ giúp người bị sẹo cảm thấy tự tin hơn về ngoại hình của mình.
Tóm lại, việc chăm sóc da mặt bị sẹo rỗ không chỉ giúp làm sẹo khó trông thấy mà còn cải thiện chất lượng tổng thể của làn da, mang lại một diện mạo trẻ trung và rạng rỡ hơn.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc da bị sẹo rỗ
- Sử dụng sản phẩm nhẹ nhàng: tránh các sản phẩm chứa thành phần cồn, hương liệu mạnh, và các chất gây kích ứng khác có thể làm tổn thương da và làm tăng sự nhạy cảm của da bị sẹo rỗ. Trước khi áp dụng bất kỳ sản phẩm mới nào, hãy thực hiện kiểm tra dị ứng bằng cách thử sản phẩm trên một vùng nhỏ của da trước khi sử dụng trên toàn bộ khuôn mặt.
- Không tự điều trị sẹo rỗ tại nhà: tránh tự điều trị sẹo rỗ bằng các phương pháp như lăn kim, mài da tại nhà hoặc tự bôi thoa các sản phẩm chứa acid mạnh mà không được sự tư vấn của Bác sĩ Da liễu. Điều này có thể gây tổn thương và làm trầm trọng tình trạng sẹo.
- Kiên nhẫn: việc cải thiện sẹo rỗ thường đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Hãy duy trì chế độ chăm sóc da đều đặn và đợi kết quả, vì các biểu hiện cải thiện thường không xuất hiện ngay lập tức.
- Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia: Bác sĩ Da liễu có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng của da và đề xuất các phương pháp chăm sóc da phù hợp nhất.
- Kết hợp các phương pháp điều trị chuyên sâu: microneedle, thay da sinh học, bóc tách đáy sẹo, laser fractional CO2… là các phương pháp điều trị sẹo rỗ phổ biến nhất hiện nay. Lưu ý việc điều trị cần được thực hiện tại Phòng khám uy tín và trực tiếp thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Làn da bị sẹo rỗ cần được chăm sóc và tuân thủ các bước cơ bản như làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng. Ngoài ra, sử dụng hoạt chất chuyên biệt, kết hợp cùng một chế độ sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe làn da.
Đối với những trường hợp cần dùng các phương pháp điều trị chuyên sâu để mang lại kết quả an toàn và hiệu quả hơn, hãy liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn chi tiết nhé!
Tài liệu tham khảo
- Jill S. Waibel, MD, Ashley Rudnick, BS (2018). “Comprehensive Treatment of Scars and Other Abnormalities of Wound Healing“. Advances in Cosmetic Surgery, 2018(1): 151–162
- C I Jacob , J S Dover, M S Kaminer (2001). “Acne scarring: a classification system and review of treatment options“. J Am Acad Dermatol, 45(1): 109-17