Sẹo rỗ là gì: nguyên nhân, phân loại và cơ chế hình thành sẹo rỗ

Ngày 04/04/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Mụn trứng cá là nguyên nhân hàng đầu gây nên sẹo rỗ. Theo một nghiên cứu, tình trạng sẹo rỗ xuất hiện ở 95% những người bị mụn và khiến họ trở nên thiếu tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về nguyên nhân và cơ chế hình thành sẹo rỗ, cũng như phân loại các dạng sẹo rỗ phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu để có được kiến thức hữu ích cho hành trình tìm lại làn da láng mịn nhé!

Giới thiệu về tình trạng sẹo rỗ

Sẹo rỗ là gì?

Sẹo rỗ là tình trạng tổn thương da, làm cho bề mặt da xuất hiện những vết sẹo với kích thước và hình dạng không đồng đều. 

Đây là hậu quả của quá trình phản ứng của cơ thể với các phản ứng viêm vô tình gây ra những tổn thương phá huỷ collagen ở lớp thượng bì và trung bì, từ đó hình thành nên các vết sẹo trên da.

Sẹo rỗ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?

Sẹo rỗ không chỉ đơn thuần là những “vết hằn” trên da, mà còn là những “vết thương” âm thầm bào mòn sự tự tin của nhiều người.

Một nghiên cứu năm 2022 từ tạp chí American Journal of Clinical Dermatology phát hiện rằng sẹo rỗ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, khiến người bệnh tự ti, xấu hổ về ngoại hình của mình. 

Nghiên cứu này đã khảo sát trên 723 người trưởng thành, có sẹo rỗ trên mặt nhưng không có tổn thương đáng kể do mụn đang hoạt động gây ra, cho thấy đa số sẹo rỗ là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sự tự tin. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát mụn và sẹo để cải thiện cuộc sống.

Nguyên nhân và cơ chế hình thành sẹo rỗ

Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ

Sẹo rỗ là những vết lõm trên da xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. 3 nguyên nhân thường gặp gồm mụn trứng cá, bệnh thủy đậu và các vết thương hoặc nhiễm trùng trên da. 

Mụn trứng cá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sẹo rỗ. Khi bị mụn viêm nặng, các nốt mụn có thể ăn sâu vào lớp hạ bì, phá hủy cấu trúc collagen và elastin của da. Sau khi nặn mụn hoặc tự bong tróc, da không có đủ khả năng tái tạo hoàn toàn, dẫn đến hình thành sẹo rỗ.

Nguyên nhân hình thành sẹo - Doctor Acnes
Các nguyên nhân thường gây nên sẹo rỗ trên da

Bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Các nốt thủy đậu thường tự khô và lành sau 3-4 tuần, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt này có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến viêm da và để lại sẹo.

Ngoài hai nguyên nhân phổ biến trên, các vết thương hoặc nhiễm trùng trên da cũng có thể dẫn đến sẹo rỗ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Mức độ nghiêm trọng của sẹo rỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ và thời gian kéo dài của mụn trứng cá hoặc bệnh thủy đậu.
  • Cách chăm sóc da trong quá trình bị mụn hoặc bệnh.
  • Cơ địa của mỗi người.

Cơ chế hình thành sẹo rỗ

Da được cấu tạo bởi 3 lớp chính là biểu bì, trung bì và hạ bì. Mỗi lớp da đảm nhiệm chức năng riêng biệt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường và duy trì độ ẩm cho da. Các lớp biểu bì trên da còn là nơi sản xuất vitamin D nhờ ánh sáng mặt trời.

Lớp trung bì là nơi chứa các nang lông, tuyến bã nhờn và collagen – thành phần quan trọng giúp duy trì độ ẩm cho da. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân phát sinh mụn viêm, do nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn.

Cơ chế hình thành sẹo rỗ - Doctor Acnes
Cơ chế hình thành sẹo rỗ thường được chia làm 3 giai đoạn

Mụn viêm nặng, đặc biệt là mụn bọc và mụn mủ, có thể gây tổn thương sâu vào lớp hạ bì. Quá trình viêm nhiễm kích thích sản sinh quá mức các enzym collagenase, là enzym có khả năng phá hủy collagen bên dưới bề mặt da.

Collagen là một loại protein sợi có vai trò cung cấp sự linh hoạt và độ đàn hồi tốt cho da. Vì thế, sự thiếu hụt collagen khiến da không thể tự phục hồi hoàn toàn sau tổn thương, dẫn đến hình thành sẹo rỗ. 

Tình trạng mụn viêm càng nặng và kéo dài với thời gian phục hồi càng lâu thì càng dễ để lại sẹo hơn.

Tuy sẹo rỗ là một tình trạng vĩnh viễn, có thể nói là không thể biến mất hoàn toàn. Nhưng hiện nay, với các phương pháp điều trị sẹo hiện đại, có thể cải thiện đáng kể tình trạng này bằng cách nâng đáy sẹo và làm cho sẹo ít được nhận thấy nhất.

Quá trình lành thương trên da và tạo sẹo

Khi da bị tổn thương do sẹo, một loạt các phản ứng phức tạp sẽ diễn ra để bảo vệ và làm lành da. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn liên tiếp:

  • Giai đoạn cầm máu

Ngay sau khi tổn thương trên da xuất hiện, quá trình cân bằng nội môi bắt đầu diễn ra và tiểu cầu sẽ được kích hoạt và kết tập tại vị trí bị tổn thương để chấm dứt tình trạng chảy máu. 

Cục máu đông từ đó cũng hình thành nhằm băng chặt vết thương và làm giá đỡ cho sự tăng sinh và phát triển của các tế bào mới.

  • Giai đoạn hình thành tình trạng viêm

Dòng máu bất thường kích hoạt giải phóng cytokin. Dẫn đến sự điều hoà của bạch cầu trung tính và sau đó là các đại thực bào gây nên tình trạng viêm. 

  • Giai đoạn tăng sinh

Sau khoảng từ 2-3 ngày, quá trình viêm sẽ tiến triển đến giai đoạn tăng sinh. 

Lúc này, sợi nguyên bào sẽ được hút vào vết thương và tổng hợp thành mô sẹo, bao gồm procollagen, elastin, proteoglycans và acid hyaluronic (HA). Điều này cho phép hình thành các mạch máu mới cung cấp dinh dưỡng và oxy cho mô đang phát triển và cho phép bạch cầu xâm nhập vào vị trí vết thương.

  • Giai đoạn tái tạo

Hàng rào bảo vệ da sẽ được phục hồi chức năng nhờ sự cung cấp thành phần tế bào chính của tế bào sừng. Sau khi vết thương được làm liền, vết sẹo chuyển sang giai đoạn tái tạo cuối cùng. 

Khi đó, các phân tử ngoại bào sẽ được tạo ra trong giai đoạn tăng sinh nhằm tái thiết và hình thành mạng lưới liên kết ngoại bào mới (extracellular matrix – ECM). 

Giai đoạn tái tạo da có thể kéo dài đến một năm tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức độ tái tạo thường chỉ đạt khoảng 80% tức có nghĩa là không thể hoàn toàn đạt đến trạng thái lúc ban đầu và để lại sẹo.

Quá trình tạo sẹo - Doctor Acnes
Quá trình sửa chữa vết thương trên da gồm nhiều giai đoạn diễn ra liên tiếp

Phân loại các loại sẹo thường gặp

Tùy theo đặc điểm, hình dạng, có thể chia sẹo ra thành các loại như sẹo rỗ, sẹo phì đại và sẹo lồi.

Sẹo rỗ

Tình trạng sẹo rỗ là phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 75% trong các loại sẹo. Dựa trên hình dạng, sẹo rỗ được chia thành 3 loại nhỏ sau đây:

  • Sẹo đáy nhọn (ice pick): là loại sẹo phổ biến nhất với tỷ lệ xuất hiện khoảng 60-70%. Đặc điểm của loại sẹo này là có đường kính nhỏ hơn 2mm. Chân của sẹo thường nằm sâu tận lớp trung bì sâu hoặc lớp mô dưới da. Điều đặc biệt là đường kính của sẹo thu nhỏ dần từ bề mặt đến đỉnh sâu nhất của nó, tạo thành hình chữ V.
  • Sẹo đáy vuông (boxcar): chiếm tỷ lệ khoảng 20-30% trong các loại sẹo. Chúng có hình dạng tròn hoặc bầu dục, với đáy sẹo rộng hơn so với sẹo đáy nhọn. Bờ của sẹo thường có độ sắc nét, vách sẹo thẳng đứng và đường kính của chúng thường từ 1,5-4mm. Khi nhìn vào đáy vuông, vết sẹo có thể kéo dài từ 0,1-0,5mm. Đáy vuông sâu có thể có độ sâu lớn hơn 0,5 mm.
  • Sẹo đáy tròn (rolling): thường ít gặp với tỷ lệ vào khoảng 15-25%. Chúng có kích thước lớn nhất trong các loại sẹo, với bờ sẹo nông và dốc và nền sẹo thường giống màu da bình thường. Đường kính của sẹo có thể lên đến 4-5mm. Hình dạng bề mặt bên ngoài thường không đều đặn, gồ ghề, tạo nên hình dạng bề mặt đáy cuộn tròn hoặc nhấp nhô. Dưới đáy sẹo đáy tròn thường có các dải sợi liên kết với lớp hạ bì và lớp dưới da.
Phân loại sẹo rỗ Doctor Acnes
Phân loại sẹo rỗ

Sẹo phì đại (hypertrophic scar)

  • Là những tổn thương màu hồng nổi bật, cứng chắc, thường xuất hiện ở vùng thân hơn là trên da mặt.
  • Hình thành do quá trình sản xuất collagen quá mức tại vị trí viêm, có thể đi kèm với giảm hoạt động enzym ly giải collagen.
  • Thường gặp ở người da màu hơn người da trắng.
  • Thường thấy ở vùng thân hơn là trên da mặt.

Sẹo lồi (keloid scar)

  • Là những nốt sần màu đỏ tía, kéo dài ra khỏi ranh giới của vết thương ban đầu.
  • Có thể phình to, làm mất thẩm mỹ.
  • Thường xuất hiện ở những vị trí quanh vùng da bị tổn thương.
  • Có thể phát triển trong một thời gian dài.
  • Khó hồi phục một cách tự nhiên như sẹo phì đại. 

Xem thêm các bài viết liên quan

Bảng giá dịch vụ điều trị sẹo rỗ uy tín TPHCM chuẩn y khoa

Cách điều trị sẹo rỗ mới nhất hiện nay

Thời gian giữa hai lần điều trị sẹo nên cách nhau bao lâu?

Có nên mài da vi điểm để điều trị sẹo rỗ?

Sẹo lõm có tự đầy được không?

Làm thế nào để tránh tái lõm sau điều trị sẹo rỗ

Uống collagen có giúp điều trị sẹo rỗ hay không?

Điều trị sẹo rỗ ở đâu tốt nhất TP. Hồ Chí Minh

Điều trị sẹo rỗ uy tín ở đâu?

Bạn đang tìm kiếm địa chỉ điều trị sẹo rỗ uy tín? Hãy đến với Phòng khám Da liễu Doctor Acnes – Nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị sẹo rỗ hiệu quả và an toàn:

Đội ngũ Bác sĩ

  • Chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong điều trị sẹo rỗ.
  • Luôn tận tâm, chu đáo, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của bạn.

Cơ sở vật chất

Liệu trình điều trị

  • Cá nhân hóa, được thiết kế riêng cho từng khách hàng.
  • Kết hợp nhiều phương pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Giúp bạn lấy lại sự tự tin với làn da mịn màng.

Chi phí hợp lý

  • Cạnh tranh trên thị trường.
  • Có nhiều hình thức thanh toán linh hoạt.
  • Có chương trình giảm giá cho sinh viên.
Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes

Hãy liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn miễn phí và đặt lịch điều trị sẹo rỗ.

Sẹo rỗ là tình trạng tổn thương bề mặt da do các phản ứng viêm, làm giảm lượng collagen, khiến làn da trở nên gồ ghề, thô ráp. Sẹo rỗ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình trạng mụn viêm kéo dài mà không được chăm sóc và điều trị phù hợp.

Một bệnh nhân có thể đồng thời gặp phải tình trạng sẹo rỗ với nhiều hình thái khác nhau, gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống. 

Để ngăn ngừa sẹo rỗ từ khi xuất hiện tình trạng mụn, người bệnh cần được tư vấn và điều trị với các Bác sĩ Da liễu để hạn chế tình trạng mụn nặng thêm hoặc kéo dài gây nên sẹo.

Khi xuất hiện sẹo rỗ, bệnh nhân cần được điều trị với liệu trình phù hợp với từng loại sẹo để đạt hiệu quả đầy sẹo cao, đồng thời tránh những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Sánchez Viera M. “Management of acne scars: fulfilling our duty of care for patients”. Br J Dermatol. 2015 Jul;172 Suppl 1:47-51
  2. Tan J, Beissert S, Cook-Bolden F, Chavda R, Harper J, Hebert A, Lain E, Layton A, Rocha M, Weiss J, Dréno B. “Impact of Facial Atrophic Acne Scars on Quality of Life: A Multi-country Population-Based Survey”. Am J Clin Dermatol. 2022 Jan;23(1):115-123
  3. Sardana K, Manjhi M, Garg VK, Sagar V. “Which type of atrophic acne scar (ice-pick, boxcar, or rolling) responds to nonablative fractional laser therapy?” Dermatol Surg 2014, 40:288–300
  4. Xue, M. & Jackson, C. J. “Extracellular Matrix Reorganization During Wound Healing and Its Impact on Abnormal Scarring”. Advances in wound care, 4(3), 119–136

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84