Thời gian giữa hai lần điều trị sẹo nên cách nhau bao lâu?

Ngày 07/10/2023. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
0
(0)

Mụn trứng cá là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, có thể để lại những biến chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, sẹo rỗ là hậu quả lớn nhất, đáng sợ nhất mà mụn trứng cá có thể để lại cho bệnh nhân.

Sở dĩ sẹo rỗ đáng sợ là vì chúng gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ, từ đó ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, sự tự tin của người bệnh, hạn chế trong lựa chọn nghề nghiệp. Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền khoa học kỹ thuật nói chung và nền y học nói riêng, ngày càng nhiều các phương pháp điều trị được ứng dụng trong điều trị sẹo rỗ.

Điều trị sẹo rỗ là một quá trình, đòi hỏi phải trải qua nhiều lần điều trị và câu hỏi được đặt ra là thời gian giữa 2 lần điều trị nên là bao lâu để hiệu quả điều trị mang lại là cao nhất? Hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tổng quan

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để điều trị sẹo, trong đó nguyên lý được ứng dụng phổ biến để điều trị là tạo ra các vi tổn thương trên sẹo, từ đó kích thích quá trình lành thương, tăng sinh của da để góp phần làm đầy nốt sẹo. Vì vậy, để trả lời được câu hỏi về thời gian giữa 2 lần trị sẹo trước hết cần tìm hiểu, nhắc lại về quá trình lành thương, vốn là quá trình chính sẽ xảy ra ở nốt sẹo sau khi tiến hành điều trị.

liệu trình điều trị sẹo rỗ
Các phương pháp điều trị sẹo rỗ

Quá trình lành thương

Quá trình lành thương thường diễn ra 4 giai đoạn chính bao gồm: cầm máu (hemostasis) – viêm (inflammation) – tăng sinh (proliferation) – tái tạo (maturation/ remodeling).

Trên thực tế 4 giai đoạn này sẽ không tách biệt nhau mà chồng chéo, trùng lắp lên nhau. Thậm chí, ở các vùng khác nhau của vết thương có thể ở các giai đoạn lành thương khác nhau. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình lành thương tự nhiên đều có thể ảnh hưởng các giai đoạn tiếp theo và có khả năng dẫn đến lành thương bất thường, vết thương mạn tính khó lành và thậm chí sẹo nghiêm trọng hơn.

Quá trình lành thương thường diễn ra 4 giai đoạn chính
Quá trình lành thương thường diễn ra 4 giai đoạn chính

Cầm máu

Cầm máu là giai đoạn đầu tiên xảy ra trong vài giây đến vài phút sau khi mô bị tổn thương. Ban đầu, vết thương làm hoạt hóa tiểu cầu đến tập trung, co cụm tại vị trí thành mạch bị tổn thương, từ đó hình thành cục máu đông ngăn sự chảy máu tiếp tục. Đồng thời lúc này sẽ có sự co mạch máu tổn thương và giãn các mạch máu xung quanh tạo điều kiện cho các tế bào viêm (chủ yếu là bạch cầu và đại thực bào) di chuyển đến vết thương, dẫn đến giai đoạn tiếp theo của quá trình lành thương.

Viêm

Giai đoạn viêm có sự tham gia của các bạch cầu và đại thực bào với biểu hiện có thể thấy bên ngoài là sưng, nóng, đỏ, đau. Thời gian khởi phát giai đoạn viêm từ ngày 0 của vết thương và kéo dài trung bình khoảng 3 ngày.

Viêm là giai đoạn cần thiết của lành thương, ức chế giai đoạn này bằng các thuốc kháng viêm có thể ảnh hưởng đến quá trình lành viêm bình thường. Chống nhiễm trùng trong giai đoạn viêm rất quan trọng, vì tình trạng nhiễm trùng có thể làm kéo dài giai đoạn này.

Nếu giai đoạn viêm kéo dài hơn 3 tuần, tình trạng viêm nhiễm có thể biến vết thương thành mạn tính, khả năng lành kém và để lại nhiều sẹo hơn. Các yếu tố có thể gây kéo dài bất thường quá trình lành thương bao gồm tải lượng vi khuẩn cao, chấn thương lặp đi lặp lại và dị vật tồn tại dai dẳng trong vết thương.

Đồng thời, một lớp dịch được tiết trên vết thương, cung cấp lớp ẩm quan trọng và chứa các yếu tố tăng trưởng cần thiết để lành vết thương.

Tăng sinh

Giai đoạn tiếp theo của quá trình lành thương là giai đoạn tăng sinh, từ ngày 4–21 từ khi xuất hiện tổn thương. Giai đoạn này nhằm mục đích tái tạo bề mặt da mới, tạo thành lớp mạch máu mới và các chất nền ngoại bào để lấp đầy các khiếm khuyết do vết thương để lại.

Bề mặt da mới được tạo thành bắt đầu từ mép vết thương, gây cảm giác ngứa tại vùng mép da. Sự tái tạo biểu mô này bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng.

Sửa chữa

Đây là giai đoạn cuối của quá trình lành thương, bắt đầu vào khoảng 3 tuần sau khi xuất hiện vết thương và có thể kéo dài đến 1 năm sau đó. Trong giai đoạn sửa chữa, collagen loại III được thay thế bằng collagen loại I có cấu trúc dày đặc và bền chắc hơn.

Trong giai đoạn này, số lượng mạch máu và dòng máu đến vết thương cũng được điều chỉnh giảm so với giai đoạn tăng sinh vốn cần nhiều oxy và chất dinh dưỡng để gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào.

Xem thêm các bài viết liên quan

Bảng giá dịch vụ điều trị sẹo rỗ uy tín TPHCM chuẩn y khoa

Cách điều trị sẹo rỗ mới nhất hiện nay

Sẹo lõm có tự đầy được không?

Có nên mài da vi điểm để điều trị sẹo rỗ?

Sẹo rỗ đáy tròn: nguyên nhân và cách điều trị

Sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân và cơ chế hình thành sẹo rỗ

Những điều cần biết về tiêm filler trong điều trị sẹo rỗ

Tiêm meso điều trị sẹo rỗ

Làm thế nào để tránh tái lõm sau điều trị sẹo rỗ

Uống collagen có giúp điều trị sẹo rỗ hay không?

Điều trị sẹo rỗ ở đâu tốt nhất TP. Hồ Chí Minh

Thời gian giữa hai lần điều trị sẹo nên cách nhau bao lâu?

Như đã trình bày ở trên, nguyên lý điều trị sẹo mụn là tạo ra các vi tổn thương tại vị trí vết sẹo, từ đó kích thích quá trình lành thương, tăng sinh của da để làm đầy nốt sẹo. Quá trình làm lành các vết thương được tạo ra một cách có chủ ý này cũng trải qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn cầm máu và viêm diễn ra từ vài giây đến 3 ngày sau khi có vết thương.

Trong thời gian này, sẽ có cảm giác sưng, đau, đỏ tại vị trí điều trị sẹo. Tiếp đến, giai đoạn tăng sinh bắt đầu khoảng ngày 4 và kéo dài trung bình đến ngày thứ 21 sau điều trị sẹo. Ở giai đoạn này, sẽ có cảm giác ngứa tại vị trí điều trị sẹo.

Giai đoạn tăng sinh là giai đoạn cần quan tâm bậc nhất trong điều trị sẹo vì mục đích chính của điều trị sẹo là cần da tăng sinh, tái tạo tốt để lấp đầy đáy sẹo. Vì vậy sau 21 ngày là mốc thời gian hợp lý để tiến hành tác động lần tiếp theo khi mà các hoạt động tổng hợp, tái tạo đã diễn ra nhằm đem lại hiệu quả điều trị sẹo cao nhất.

Trên thực tế, giai đoạn tăng sinh có thể thay đổi khác nhau tùy theo mỗi người nên khoảng thời gian để thực hiện điều trị sẹo lần kế tiếp thường rơi vào khoảng từ 4-6 tuần.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc da sau liệu trình trị sẹo

ca lâm sàng điều trị sẹo thành công tại DA
Ca lâm sàng điều trị sẹo thành công tại Doctor Acnes

Sẹo rỗ là tình trạng rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó hay gặp nhất là do mụn trứng cá không được điều trị kịp thời. Việc điều trị sẹo rỗ là một quá trình, đòi hỏi nhiều lần điều trị, để có thể đạt được hiệu quả mong muốn.

Dựa trên sinh lý tự nhiên về quá trình lành thương cũng như sinh lý về chu trình biệt hóa của tế bào da, khoảng cách giữa hai lần điều trị sẹo nên là 4-6 tuần. Đây là khoảng thời gian cần thiết để da hoàn thành giai đoạn tăng sinh cũng như lành hoàn toàn sau khi chịu tác động của lần điều trị trước.

Tài liệu tham khảo

  1. Niti Khunger. “Step by Step Treatmennt of Acne Scars”. 2014
  2. Bjørn M, Stausbøl-Grøn B, Braae Olesen A, Hedelund L. “Treatment of acne scars with fractional CO2 laser at 1-month versus 3-month intervals: an intra-individual randomized controlled trial“. Lasers Surg Med. 2014 Feb;46(2):89-93
  3. Chilicka K, Rusztowicz M, Szyguła R, Nowicka D. “Methods for the Improvement of Acne Scars Used in Dermatology and Cosmetology: A Review. Journal of Clinical Medicine“. 2022; 11(10):2744
  4. Childs DR, Murthy AS. “Overview of Wound Healing and Management“. Surg Clin North Am. 2017 Feb;97(1):189-207
  5. Gantwerker EA, Hom DB. “Skin: histology and physiology of wound healing“. Facial Plast Surg Clin North Am. 2011 Aug;19(3):441-53

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84