Niacinamide là một thành phần quen thuộc trong skincare với khả năng đa dạng, từ việc hỗ trợ trị mụn đến phục hồi làn da tổn thương. Được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dược mỹ phẩm, niacinamide đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người khi xây dựng chu trình chăm sóc da. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức về tác dụng đáng kinh ngạc mà của niacinamide đối với làn da nhé.
Niacinamide là gì?
Niacinamide hay nicotinamide, là một dẫn xuất của vitamin B3 (niacin), có tính tan trong nước, bền vững với nhiệt độ và ánh sáng.
Niacinamide được biết đến như một hoạt chất có công dụng kỳ diệu đối với sức khỏe làn da, đóng vai trò quan trọng trong điều trị mụn trứng cá, mụn trứng cá đỏ và các vấn đề của da như tàn nhang, sạm da, vết chân chim, cải thiện tình trạng khô da và làm chậm quá trình lão hóa, mang lại làn da rạng rỡ và mịn màng.
Ngoài ra, niacinamide còn là một coenzyme thiết yếu, tham gia vào quá trình chuyển đổi thực phẩm được hấp thu thành năng lượng và giúp các tế bào thực hiện các phản ứng sinh hóa quan trọng. Đặc biệt, niacinamide đóng vai trò trong việc tổng hợp protein và điều hòa các phản ứng viêm, góp phần bảo vệ da.
Vì cơ thể không dự trữ được vitamin B3, nên cần bổ sung thông qua thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.
Niacinamide có tác dụng gì với làn da
Dưới đây là 7 tác dụng của niacinamide cho làn da của bạn.
Chống oxy hóa, cải thiện tình trạng lão hóa da
Theo thời gian, quá trình lão hóa da diễn ra do sự đứt gãy của các mô liên kết, làm cấu trúc da trở nên lỏng lẻo và giảm độ đàn hồi. Sự thiếu hụt collagen và elastin là nguyên nhân chính hình thành nếp nhăn và vết chân chim.
Dù lão hóa là quy luật tự nhiên nhưng có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng này bằng cách bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh. Niacinamide, với cấu trúc pyridine và nhóm carboxamide, sở hữu tính khử mạnh và được biết đến như một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp làm chậm quá trình lão hóa da.
Hơn nữa, niacinamide còn kích thích tổng hợp collagen và elastin, tăng cường sự liên kết giữa các tế bào, từ đó duy trì độ đàn hồi và hạn chế sự hình thành nếp nhăn.
Phục hồi hàng rào bảo vệ da
Làn da thường xuyên phải đối mặt với các tác nhân gây hại từ môi trường như khói bụi, tia UVA và UVB, dẫn đến nguy cơ tổn thương như sạm màu, nám và cháy nắng. Hàng rào tự nhiên của da, hay còn gọi là hàng rào chất béo ceramide, có vai trò bảo vệ làn da khỏi những tác động này. Tuy nhiên, chức năng bảo vệ này suy giảm theo thời gian do khả năng tổng hợp ceramide giảm.
Lúc này, việc bổ sung niacinamide, dù bằng đường uống hay bôi ngoài da, sẽ kích thích quá trình tổng hợp ceramide, khôi phục hàng rào bảo vệ da và nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường, đồng thời hỗ trợ hồi phục làn da bị tổn thương.
Hạn chế tình trạng gia tăng sắc tố, giảm thâm sạm, tàn nhang cho làn da
Niacinamide có khả năng ức chế chuyển hóa melanosome, từ đó ngăn chặn quá trình vận chuyển và phân tán melanin lên lớp tế bào thượng bì. Hoạt chất này không chỉ làm chậm hình thành hắc sắc tố melanin mà còn giảm thiểu sự xuất hiện của tàn nhang, sạm màu và thâm mụn.
Ngoài ra, nhờ vào việc ức chế enzyme tyrosinase, niacinamide giúp làm sáng da sau thời gian dài sử dụng, mặc dù hiệu quả diễn ra từ từ nhưng vẫn được ưa chuộng nhờ tính an toàn. Nghiên cứu cho thấy nồng độ 5% niacinamide có khả năng làm mờ vết thâm hiệu quả.
Phục hồi da tổn thương do nhiễm corticoid
Viêm da do corticoid xảy ra khi có sự tích tụ corticoid do sử dụng lâu dài các sản phẩm như thuốc rượu, kem trộn chứa corticoid. Tình trạng này thường gây ra tổn thương cho hàng rào bảo vệ da, làm giãn mạch máu và xuất hiện các triệu chứng như da đỏ, nóng và xuất hiện mụn li ti. Đây là tình trạng rất khó để làn da có thể tự hồi phục nếu không được điều trị bằng hoạt chất và liệu trình phù hợp.
Niacinamide là một trong những hoạt chất nổi bật trong việc phục hồi da, nhờ vào khả năng thúc đẩy tổng hợp ceramide và collagen, từ đó khôi phục hàng rào bảo vệ, đồng thời tái tạo mô liên kết và tăng cường độ đàn hồi cho da.
Hơn nữa, niacinamide còn có tác dụng kháng viêm và duy trì độ ẩm, giúp làm dịu tình trạng đỏ và kích ứng, vì vậy hoạt chất này được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm điều trị viêm da do corticoid.
Điều tiết lượng dầu thừa, cung cấp và duy trì độ ẩm cho làn da
Niacinamide có khả năng ngăn chặn việc tiết dầu quá mức, một yếu tố quan trọng giúp những người sở hữu làn da dầu cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất này. Như đã đề cập, niacinamide còn giúp tăng cường sản xuất ceramide, tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da, mang lại sự mềm mại và mịn màng.
Theo nghiên cứu, chỉ cần 2% niacinamide đã có thể giảm lượng nước thoát ra lên đến hơn 24%, cho thấy hoạt chất này giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và cân bằng cho làn da.
Thu nhỏ lỗ chân lông
Một sai lầm thường gặp của những người có da dầu là bỏ qua bước dưỡng ẩm vì sợ gây tiết dầu nhiều hơn. Thực tế, khi da thiếu ẩm, lượng dầu tiết ra sẽ gia tăng. Kem dưỡng ẩm, đặc biệt là loại chứa niacinamide, không chỉ cấp ẩm mà còn điều tiết dầu nhờn, từ đó thu nhỏ lỗ chân lông.
Nghiên cứu cho thấy 2% niacinamide có tác dụng kiểm soát dầu và duy trì độ ẩm hiệu quả, nhưng cần sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.
Tác dụng kháng viêm và trị mụn
Nghiên cứu cho thấy niacinamide giúp điều hòa phản ứng viêm và tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các vi khuẩn, hỗ trợ bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời giảm tình trạng kích ứng, mẩn ngứa và mụn đỏ.
Hiệu quả điều trị mụn trứng cá từ sản phẩm chứa 4% niacinamide tương đương với chế phẩm chứa 1% clindamycin. Với khả năng kích thích tái tạo hàng rào tự nhiên trên da, niacinamide giúp kiểm soát hoạt động tiết dầu, từ đó hạn chế mụn hiệu quả.
Cung cấp niacinamide cho cơ thể như thế nào?
Vai trò của vitamin B3 rất quan trọng đối với cơ thể nói chung và làn da nói riêng nhưng cơ thể con người không tự tổng hợp và dự trữ được vitamin này, vì thế cần bổ sung vitamin B3 hằng ngày để cơ thể và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất.
Cung cấp từ thức ăn hàng ngày
Có thể bổ sung vitamin B3 từ các nguồn thực phẩm hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 16mg đối với nam giới và 14mg dành cho nữ giới. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 có thể lựa chọn để đưa vào chế độ ăn hàng ngày bao gồm:
- Cá ngừ: chứa 22.1mg niacin trong 100g thịt cá.
- Gan: trong 100g gan chứa 17.3mg niacin.
- Ức gà: chứa 9.5mg niacin trong 100g nạc ức gà.
- Thịt heo: chứa 8mg niacin trong 100g thịt nạc.
- Thịt bò: chứa 5.6mg niacin trong 100g thịt nạc.
- Nấm: chứa 6.3mg niacin trong 100g nấm.
- Đậu phộng: chứa 14.4mg trong 100g hạt.
Cung cấp từ các sản phẩm dưỡng da
Bên cạnh việc bổ sung vitamin B3 qua thức ăn, sử dụng các dược mỹ phẩm tại chỗ như kem hay tinh chất trị mụn, phục hồi da là cách bổ sung vitamin B3 nhanh và hiệu quả nhất cho các tình trạng da mụn, da khô, bong tróc, lỗ chân lông to, da lão hóa hay da đang cần phục hồi sau nhiễm corticoid.
Cách lựa chọn sản phẩm niacinamide phù hợp
Tuỳ vào mục đích sử dụng và tình trạng da mà lựa chọn nồng độ niacinamide sẽ khác nhau. Trên thị trường các sản phẩm chứa niacinamide thường có nồng độ từ 2 – 20%.
- Người mới bắt đầu: chọn niacinamide nồng độ 2 – 5%. Nồng độ 5% giúp làm mờ đốm sắc tố và bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời, còn nồng độ 2% phù hợp giảm triệu chứng chàm da và viêm da.
- Người đã sử dụng lâu: dùng niacinamide nồng độ 10 – 20%. Nồng độ cao hơn có thể hiệu quả hơn nhưng cũng dễ gây kích ứng, nổi mẩn đỏ và bong tróc da. Nên tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu để chọn nồng độ phù hợp.
Cách sử dụng niacinamide hiệu quả
Doctor Acnes sẽ gợi ý cách sử dụng niacinamide hiệu quả và đơn giản nhất, ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể áp dụng:
Tần suất sử dụng niacinamide
Niacinamide có thể sử dụng cả vào buổi sáng và buổi tối. Khi mới bắt đầu, nên sử dụng niacinamide với nồng độ thấp khoảng 2 – 5%, bôi cách ngày trong 2 – 3 tuần đầu để da dần thích nghi.
Sau khi da đã quen, có thể tăng tần suất sử dụng lên hàng ngày. Khi tăng nồng độ niacinamide, cũng nên giảm tần suất sử dụng một thời gian để da thích nghi dần, rồi mới sử dụng hàng ngày để tăng hiệu quả.
Quy trình chăm sóc da bao gồm niacinamide
Niacinamide thường được sản xuất dưới dạng serum và sử dụng sau bước toner cân bằng da. Với độ pH khoảng 5 – 5,5, niacinamide nên được sử dụng sau các sản phẩm có độ pH thấp hơn và trước các sản phẩm có độ pH cao hơn. Dưới đây là quy trình skincare cơ bản khi sử dụng niacinamide:
- Tẩy trang: hãy thực hiện tẩy trang ngay cả khi không trang điểm để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn dư thừa và lớp trang điểm.
- Rửa mặt: sử dụng sữa rửa mặt phù hợp để làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết, giúp da sạch sẽ và thông thoáng.
- Tẩy tế bào chết: thực hiện 1 – 2 lần/tuần, tẩy da chết giúp các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Có thể chọn sản phẩm chứa AHA hoặc BHA tùy vào tình trạng da.
- Toner dịu nhẹ: sau khi làm sạch, dùng toner để cân bằng pH cho da và loại bỏ bụi bẩn còn lại.
- Serum chứa niacinamide: thoa niacinamide để hoạt chất thẩm thấu sâu vào da, phát huy tối đa tác dụng.
- Dưỡng ẩm: sử dụng kem dưỡng để khóa ẩm, giữ nước và tạo độ ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh và căng mọng.
- Thoa kem chống nắng (buổi sáng): đây là bước không thể bỏ qua trong quy trình skincare buổi sáng. Chọn kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tia UV.
Việc tuân thủ quy trình này giúp niacinamide phát huy tối đa hiệu quả, mang lại làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.
Các lưu ý khi sử dụng niacinamide
Niacinamide là một hoạt chất lành tính khi sử dụng, tuy nhiên sử dụng không đúng cách có thể gây ra kích ứng cho da:
- Không nên sử dụng niacinamide chung với L-Ascorbic acid (LAA): đây là dạng tinh khiết nhất của vitamin C. LAA có bản chất là một acid, tạo môi trường có pH thấp. Trong khi niacinamide lại có tính kiềm, hoạt động trong môi trường pH cao. Hai hoạt chất này khi sử dụng cùng lúc có thể trung hòa lẫn nhau, làm giảm hiệu quả của cả hai và có nguy cơ gây kích ứng da, dẫn đến mẩn đỏ hoặc khó chịu.
- Thận trọng khi mang thai: không nên sử dụng niacinamide trong thời gian mang thai để tránh rủi ro cho mẹ và bé.
- Người có tiền sử bệnh suy giảm chức năng gan hoặc gout: tránh dùng niacinamide để giảm nguy cơ biến chứng.
- Thận trọng khi kết hợp với các sản phẩm chứa BHA/AHA: dù BHA/AHA có thể tối ưu hóa quá trình phục hồi da, việc kết hợp này có thể gây ra hiện tượng khô da, mẩn đỏ hoặc kích ứng cho người mới sử dụng. Để đảm bảo an toàn, cần theo dõi phản ứng của da một thời gian trước khi quyết định có nên tiếp tục sử dụng cả hai hoạt chất cùng lúc hay chỉ nên dùng từng hoạt chất riêng biệt.
Xem thêm các bài viết liên quan
Các sản phẩm chứa niacinamide được Bác sĩ Da liễu khuyên dùng
Tinh Chất Giảm Mụn Và Kiểm Soát Nhờn Martiderm Acniover Serum 30ml
Tinh chất trị mụn và kiểm soát nhờn Martiderm Acniover với thành phần chính là niacinamide. Serum có kết cấu cực kỳ nhẹ, dễ dàng hấp thụ vào da ngay tức, đặc biệt phù hợp với da dầu.
Công dụng:
- Kháng khuẩn, kháng viêm cho da mụn, tránh mụn lây lan.
- Giảm tấy đỏ
- Giảm hoạt động của các vi khuẩn gây mụn, từ đó ngăn ngừa sự bùng phát mụn trứng cá cũng như mụn đầu đen.
- Kiểm soát bã nhờn, duy trì làn da mềm mịn, thoáng mát.
- Giảm kích ứng da và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa.
Cách dùng: sử dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, sau bước làm sạch da mặt. Cho một lượng nhỏ tinh chất ra lòng bàn tay, sau đó thoa đều lên da, vỗ nhẹ cho tinh chất thẩm thấu hết.
Tinh chất cấp nước phục hồi da Obagi Daily Hydro-Drops
Serum Obagi dạng gel chứa các hạt tinh chất thẩm thấu ngay trên da và dưỡng ẩm sâu mà không để lại lớp bóng nhờn, thích hợp với mọi loại da.
Công dụng:
- Cấp ẩm và phục hồi da hiệu quả nhờ thành phần chính là niacinamide (vitamin B3) cùng các chiết xuất dầu tự nhiên.
- Tăng cường độ ẩm, dưỡng da mềm mịn mà không làm giảm hiệu quả của các sản phẩm dược mỹ phẩm khác như retinoid.
- Niacinamide kích thích tái tạo tế bào, phục hồi màng lipid, dưỡng ẩm và làm dịu da.
- Hỗ trợ làm sáng da, giảm thâm và trị mụn.
Cách dùng: sau khi rửa mặt và sử dụng toner, dùng một lượng sản phẩm vừa đủ cho cả mặt, massage nhẹ nhàng cho sản phẩm thẩm thấu hoàn toàn.
Kem Chống Nắng Kết Hợp Sáng Da – MartiDerm Pigment Zero DSP SPF50+ Cream 40ml
MartiDerm Pigment Zero DSP SPF50+ là kem dưỡng chống nắng chuyên dụng dành cho da gặp vấn đề về sắc tố, đặc biệt hiệu quả sau điều trị với hydroquinone.
Công dụng:
- Giảm và ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm nâu, cải thiện sắc tố da.
- Chứa niacinamide và các thành phần dưỡng da giúp làm sáng da và mang lại làn da mịn màng.
- Chỉ số SPF 50+ bảo vệ da trước tác hại của tia UV, ngăn ngừa sạm nám và các dấu hiệu lão hóa.
Cách dùng: sử dụng vào ban ngày ở bước cuối cùng trong chu trình dưỡng da. Thoa đều lượng kem vừa đủ khắp mặt. Sản phẩm thẩm thấu nhanh, không gây nhờn dính.
Tóm lại, vitamin B3 là một hoạt chất vô cùng cần thiết, nên bổ sung hàng ngày để có một làn da khỏe mạnh và mịn màng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức giúp bạn chọn và sử dụng niacinamide đúng cách. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần tư vấn cho tình trạng da của mình, hãy liên hệ Phòng khám Doctor Acnes ngay, chúng tôi luôn luôn đồng hành cùng các bạn trên hành trình tìm lại làn da sạch mụn và mịn màng.
Các câu hỏi thường gặp về niacinamide
Niacinamide có thể được sử dụng cho hầu hết các loại da nhờ tính chất dịu nhẹ và khả năng linh hoạt. Niacinamide phù hợp với da dầu vì giúp kiểm soát bã nhờn và giảm mụn, đồng thời cũng an toàn cho da nhạy cảm do đặc tính kháng viêm và giảm kích ứng. Đối với da khô, niacinamide hỗ trợ tăng cường độ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của niacinamide trên da thường xuất hiện sau 8 tuần sử dụng đều đặn. Tuy nhiên, thời gian có thể khác nhau tùy thuộc vào nồng độ, tần suất và tình trạng da của mỗi người. Vì vậy khi sử dụng niacinamide, cần phải thật kiên nhẫn để đạt được kết quả như mong muốn!
Không nên sử dụng niacinamide cùng lúc với AHA và BHA vì tính acid mạnh của hai hoạt chất này có thể gây kích ứng. Nếu muốn kết hợp, có thể dùng cách ngày hoặc xen kẽ ngày và đêm.
Tài liệu tham khảo
- Wohlrab J., Kreft D. “Niacinamide – Mechanisms of Action and Its Topical Use in Dermatology”. Skin Pharmacology and Physiology. 2014, 27(6):311-5
- Andrew C C., Diona L D. “Nicotinamide and the skin”. Australas J Dermatol. 2014 Aug; 55(3):169-75
- Patricia F., Joshua Z., Diane B. “Efficacy and Tolerability of a Skin Brightening/Anti-Aging Cosmeceutical Containing Retinol 0.5%, Niacinamide, Hexylresorcinol, and Resveratrol”. J Drugs Dermatol. 2016 Jul 1; 15(7):863-8
- Heidi M R. “A review of nicotinamide: treatment of skin diseases and potential side effects”. J Cosmet Dermatol. 2014 Dec; 13(4):324-8
- “16 Foods That Are High in Niacin (Vitamin B3)”. Healthline