Có nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị mụn?

Được đăng bởi Doctor Acnes vào ngày 31/12/2022

Kháng sinh từ lâu được biết tới rộng rãi với công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn do đó kháng sinh cũng là một trong những liệu pháp điều trị mụn đem lại hiệu quả cao.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD – American Academy of Dermatology Association) kháng sinh chỉ được chỉ định cho các tình trạng mụn ở mức độ vừa đến nặng, đặc biệt là với kháng sinh sử dụng bằng đường uống có tác dụng toàn thân.

Với tình trạng đề kháng kháng sinh tăng cao hiện nay, việc sử dụng kháng sinh để trị mụn luôn được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh để trị mụn với suy nghĩ mình đang bị nhiễm trùng là một điều không nên làm và không được khuyến cáo. Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu lí do tại sao không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị mụn ở bài viết dưới đây nhé!

Vai trò kháng sinh trong điều trị mụn

Sự sinh sôi nhanh chóng và không kiểm soát của vi khuẩn Cutibacterium acnes (C. acnes) trong môi trường nhiều bã nhờn tại các nang lông bị bít tắc sẽ kích thích phản ứng viêm, đây là cơ chế bệnh sinh quan trọng của mụn trứng cá.

Loài vi khuẩn C. acnes là vi khuẩn kỵ khí, bình thường sống kí sinh ở nang lông của da và thường vô hại. Tuy nhiên, môi trường nhiều bã nhờn trong các nang lông bị bít tắc sẽ khiến vi khuẩn này sinh sôi nhanh chóng và kích thích phản ứng viêm tại nang lông.

Quá trình viêm bắt đầu khi C. acnes được phát hiện bởi hệ thống miễn dịch, huy động lượng lớn bạch cầu đến nang lông tạo thành mủ.

Tùy theo tình trạng viêm nhiều hay ít, ổ viêm gói gọn trong nang lông hay xâm nhập vào lớp hạ bì mà có biểu hiện mụn mủ, mụn nang hay mụn bọc. Vì thế kháng sinh có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm viêm, cải thiện tình trạng mụn.

Vi khuẩn Propionibacterium acnes - Doctor Acnes
Vi khuẩn C. acnes là một trong những tác nhân chính gây ra mụn

Trong điều trị mụn, kháng sinh làm giảm số lượng vi khuẩn C. acnes trong các nang lông. Ngoài ra kháng sinh còn có tác động kháng viêm, giúp giảm sưng tấy.

Có 2 loại kháng sinh được sử dụng để điều trị mụn là kháng sinh dùng ngoài (tác dụng tại chỗ) và kháng sinh sử dụng đường uống.

Kháng sinh dùng ngoài thường dùng là clindamycin và erythromycin. Clindamycin có thể ở dạng dung dịch 1% muối clorid hoặc phosphat trong ethanol hoặc dạng gel. Erythromycin dùng ngoài thường gặp dạng gel, kem hoặc lotion với nồng độ 2%. Trước khi bôi lên da, vùng da bị mụn cần được rửa sạch bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt có tính kiềm nhẹ.

Kháng sinh sử dụng đường uống bao gồm tetracyclin, erythromycin, trimethoprim và co-trimoxazol. Nhóm này thường gặp ở dạng bao phim với nhiều hàm lượng khác nhau. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ kê đơn loại kháng sinh với liều lượng phù hợp.

>>> Xem thêm: Vai trò của kháng sinh dùng ngoài và đường uống trong điều trị mụn

Các tác dụng phụ thường gặp của kháng sinh

Điều trị mụn bằng kháng sinh là vấn đề phức tạp, vậy nên tất cả thông tin về liều dùng, phối hợp với thuốc nào phải được chỉ định bởi Bác sĩ Da liễu. Bệnh nhân không nên tự ý mua kháng sinh về tự điều trị hay dựa vào đơn thuốc của người khác vì bên cạnh tác dụng trị mụn, kháng sinh còn có nguy cơ gây tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách.

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm kháng sinh dùng ngoài

  • Khô da ở vùng điều trị, thường nhẹ nhưng phổ biến.
  • Kích ứng da nhưng hiếm khi nặng, dạng lotion dễ gây kích ứng da hơn so với gel hay dung dịch. Khi bị kích ứng da, nên ngưng sử dụng sản phẩm.
  • Viêm da tiếp xúc với biểu hiện ngứa hay dị ứng.
  • Đề kháng kháng sinh có thể gia tăng nếu sử dụng ngắt quãng.

Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm kháng sinh đường uống

  • Dị ứng, mẩn ngứa.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, thường gặp ở người uống doxycyclin.
  • Rối loạn tiêu hóa với triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Nhiễm nấm Candida albicans.
  • Đề kháng kháng sinh, nhưng ít gặp hơn kháng sinh dùng ngoài.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) năm 2016, liệu trình điều trị mụn cho trẻ vị thành niên và người trẻ được trình bày ở các bảng sau:

Khuyến cáo đầu tay điều trị mụn theo hướng dẫn của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ - Doctor Acnes
Khuyến cáo đầu tay điều trị mụn theo hướng dẫn của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ

*Ghi chú: Liệu pháp dùng ngoài phối hợp có thể được kê đơn dưới dạng thuốc phối hợp các hoạt chất hoặc kết hợp nhiều thuốc có hoạt chất riêng lẻ. 

Lựa chọn thay thế điều trị mụn theo hướng dẫn của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ - Doctor Acnes
Lựa chọn thay thế điều trị mụn theo hướng dẫn của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ

Từ bảng trên ta thấy được kháng sinh chỉ được dùng trong các trường hợp mụn ở mức độ vừa và nặng. Ngoài ra kháng sinh không bao giờ được kê đơn riêng lẻ mà luôn kết hợp với các loại thuốc khác như retinoid hay benzoyl peroxide để gia tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Vấn đề đề kháng kháng sinh trong trị mụn

Kháng sinh trị mụn phải được chỉ định bởi Bác sĩ trong thời gian điều trị ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, mụn là bệnh mãn tính yêu cầu thời gian điều trị lâu dài nên liệu trình điều trị mụn bằng kháng sinh có thể kéo dài 3 đến 4 tháng, đôi khi có thể kéo dài hơn ở các ca nặng.

Có nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị mụn - Doctor Acnes
Mụn là bệnh mãn tính yêu cầu thời gian điều trị lâu dài nên liệu trình điều trị mụn bằng kháng sinh có thể kéo dài 3 đến 4 tháng

Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Tình trạng đề kháng kháng sinh gia tăng trong những năm gần đây tạo sự lo ngại cho các thầy thuốc khi kê đơn kháng sinh để trị mụn. Theo nghiên cứu, kháng sinh dùng ngoài có nguy cơ bị đề kháng cao hơn kháng sinh đường uống.

Khi sử dụng đơn trị trong điều trị mụn, kháng sinh dùng ngoài không chỉ không hiệu quả bằng retinoid hay benzoyl peroxide mà còn làm gia tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Do đó, theo khuyến cáo, khi sử dụng kháng sinh dùng ngoài để trị mụn, luôn phải được kết hợp với retinoid hoặc benzoyl peroxide.

Kháng sinh đường uống không nên sử dụng đồng thời với kháng sinh dùng ngoài mà nên kết hợp với các loại hoạt chất trị mụn khác như retinoid hay benzoyl peroxide.

Cách ngăn ngừa tình trạng đề kháng kháng sinh trong trị mụn

Sử dụng tất cả các thuốc trong đợt điều trị

Khi sử dụng một mình, kháng sinh có thể nhanh chóng mất hiệu lực, vi khuẩn có thể tiếp tục sinh sôi phát triển và dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Đề kháng kháng sinh là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu. Đó là lý do tại sao các Bác sĩ Da liễu luôn kê thêm một loại thuốc khác kèm với kháng sinh, thường là benzoyl peroxide hay adapalene (retinoid).

Chăm sóc da mụn đúng cách

Hạn chế nặn mụn, tránh chà xát mạnh lên mặt để tránh gây kích ứng da và làm tình trạng mụn tồi tệ hơn. Không nên cho tay chạm lên mặt vì vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào da mặt.

Các thói quen tốt giúp hạn chế mụn như rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc hơn nếu thời tiết nóng và ra mồ hôi, sử dụng mỹ phẩm không chứa chất gây kích ứng da và có tính sinh nhân mụn (non comedogenic), bôi kem chống nắng cùng với mũ rộng vành, đeo kính râm khi ra ngoài.

Tái khám với Bác sĩ Da liễu đúng hẹn

Tái khám với Bác sĩ Da liễu đúng hẹn sẽ giúp cho các Bác sĩ nắm được việc điều trị đang đi tới đâu, có hiệu quả hay không. Một số trường hợp có thể cần đổi kháng sinh hoặc đổi cả phương pháp điều trị.

Khám Bác sĩ Da liễu đúng hẹn - Doctor Acnes
Tái khám với Bác sĩ Da liễu đúng hẹn sẽ giúp cho Bác sĩ nắm bắt được hiệu quả điều trị

Tuân thủ hướng dẫn điều trị duy trì của Bác sĩ

Khi da đã sạch mụn, bệnh nhân vẫn phải cần một liệu trình điều trị duy trì để ngăn mụn tái diễn. Tùy thuộc vào tình trạng da của từng người mà các Bác sĩ Da liễu sẽ lựa chọn loại mỹ phẩm có hoạt chất phù hợp để sử dụng duy trì nhằm ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Có nên tự mua kháng sinh để điều trị mụn?

Mặc dù có hiệu quả tốt cũng như là một trong những loại thuốc được khuyến cáo trong các phác đồ điều trị mụn, người bệnh không được tự ý mua kháng sinh để điều trị mụn, đặc biệt không nên dựa vào toa thuốc của người khác để tự mua thuốc điều trị cho mình.

Không chỉ vì kháng sinh là thuốc cần được Bác sĩ kê đơn mà việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nếu không sử dụng đúng cách, mụn không những không được điều trị dứt điểm mà còn gây nguy cơ đề kháng kháng sinh dẫn đến tình trạng mụn có thể nặng nề hơn.

Ngoài ra, kháng sinh còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau nếu bệnh nhân sử dụng không đúng cách, đặc biệt là kháng sinh đường uống. Do đó, việc có sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trên từng trường hợp cụ thể hay không cần sự tư vấn và kê toa của các Bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes

✅ Phương pháp✅ Giá✅ Giá HSSV
⭐Lấy nhân mụn chuẩn y khoa290.000260.000
⭐Laser 1064 nm xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)1.300.0001.200.000
⭐Laser PDL xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)1.500.0001.400.000
⭐IPL Cellec V trị mụn600.000550.000
⭐Mesotherapy trị mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)700.000600.000
⭐Mesotherapy trị mụn và kiểm soát bã nhờn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)2.500.0002.400.000
⭐Điện di trị mụn, kháng viêm và chống oxy hóa300.000280.000
⭐Chiếu ánh sáng sinh học Biolight100.000100.000
⭐Mặt nạ trị mụn và giảm nhờn CosMedical100.00090.000
⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE800.000700.000
⭐Peel body900.000-1.100.000800.000-1.100.000

Tóm lại, kháng sinh có hiệu quả trong điều trị mụn và thường xuyên được sử dụng trên lâm sàng. Kháng sinh được sử dụng trong liệu trình trị mụn thường kéo dài nhiều tháng do mụn là tình trạng mãn tính. Hiện nay, các báo cáo về việc gia tăng tình trạng đề kháng kháng sinh rất đáng lo ngại.

Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của Bác sĩ Da liễu, người bị mụn không được tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng. Nếu có thêm thắc mắc hay câu hỏi về các loại thuốc kháng sinh điều trị mụn, vui lòng liên hệ với Phòng khám Da liễu Doctor Acnes để được tư vấn.

banner gruop facebook

Tài liệu tham khảo

  1. “Acne”. Cleveland Clinic
  2. “Antibiotics for acne”. Dermnetnz.org
  3. “How long can I take an antibiotic to treat my acne?”. American Academy of Dermatology Association
  4. Brigitte Dréno, Vincenzo Bettoli, Falk Ochsendorf, Alison Layton. “European recommendations on the use of oral antibiotics for acne”. Eur J Dermatol. 2004 Nov-Dec;14(6):391-9
  5. Andrea L Zaenglein, Arun L Pathy, Bethanee J Schlosser, Ali Alikhan. “Guidelines of care for the management of acne vulgaris”. J Am Acad Dermatol. 2016 May;74(5):945-73.e33
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84