Tái tạo bề mặt da là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo rỗ nhờ khả năng phá vỡ cấu trúc da cũ bị tổn thương và thay thế bằng làn da mới tươi trẻ, khoẻ khoắn. Trong bài viết này, Doctor Acnes sẽ phân tích vai trò của phương pháp tái tạo bề mặt da trong điều trị sẹo rỗ, đồng thời giới thiệu một số phương pháp điều trị sẹo rỗ phổ biến, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Vai trò can thiệp tái tạo bề mặt da trong điều trị sẹo rỗ
Sinh lý học về mụn cho thấy tổn thương viêm nhiễm do mụn gây ra có thể dẫn đến sự tăng sinh quá mức các enzym collagenase. Các enzym này có khả năng phân giải collagen và làm giảm lượng collagen bên dưới bề mặt da, từ đó làm cho da trở nên gồ ghề thô ráp và hình thành nên sẹo rỗ. Kỹ thuật tái tạo bề mặt da sẽ lọai bỏ lớp da bề mặt không đồng đều, đồng thời kích thích sản xuất collagen mới thay thế, trả lại làn da bằng phẳng, mịn màng hơn.
Hiện nay, có 3 nhóm phương pháp tái tạo bề mặt da được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo rỗ, bao gồm nhóm các biện pháp can thiệp bằng laser, tái tạo da bằng hoá chất (peel da) và nhóm các biện pháp dựa trên cơ chế gây tổn thương bề mặt có kiểm soát (control mechanical trauma-based), với phương pháp điển hình là lăn kim.
Cơ chế chung của các phương pháp này là phá vỡ các sợi collagen cũ đan xen làm cho bề mặt da thô ráp, từ đó kích thích hình thành lớp da mới mịn màng hơn, thay thế lớp da cũ đã bị sẹo rỗ. Trong đó, điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp tái tạo bề mặt da bằng hoá chất (peel da) sử dụng những hoạt chất khác nhau như glycolic acid (GA), TCA, retinoic acid, dung dịch Jessner, acid lactic, acid salicylic, acid mandelic… để loại bỏ bề mặt da cũ và hình thành lớp da mới.
Liệu pháp laser với các loại laser khác nhau được xem là phương pháp tái tạo bề mặt da toàn diện nhất trong điều trị sẹo rỗ hiện nay nhờ khả năng xuyên sâu vào các lớp da và có thể được ứng dụng trong điều trị nhiều loại sẹo với mức độ tổn thương khác nhau.
Trong khi đó, lăn kim với 2 kỹ thuật phổ biến là lăn kim truyền thống và lăn kim kết hợp sóng RF (RF microneedle) tạo ra những tổn thương trên da một cách có kiểm soát, từ đó kích thích tổng hợp elastin và collagen ở da nhằm tái tạo collagen, mang lại hiệu quả làm đầy sẹo.
Các phương pháp tái tạo bề mặt da điều trị sẹo rỗ thông dụng
Hiện nay, có nhiều biện pháp tái tạo bề mặt da khác nhau được sử dụng trong điều trị sẹo rỗ tại các cơ sở điều trị. Mỗi phương pháp đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau, phù hợp với từng loại sẹo rỗ, mức độ nghiêm trọng của vết sẹo và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân trong từng trường hợp cụ thể.
Do vậy, bệnh nhân trước khi quyết định lựa chọn liệu trình điều trị sẹo rỗ, cần được các Bác sĩ Da liễu tư vấn để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của từng phương pháp nhằm đưa ra lựa chọn thích hợp nhất cho bản thân mình. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải cùng lúc nhiều hình thái sẹo rỗ với các mức độ khác nhau, vì vậy việc kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau là cần thiết trong lộ trình điều trị giúp cải thiện tình trạng sẹo rỗ tốt hơn, toàn diện hơn so với chỉ áp dụng riêng lẻ một phương pháp.
Dưới đây là một số phương pháp tái tạo bề mặt da được ứng dụng phổ biến hiện nay trong điều trị sẹo rỗ. Các phương pháp này có thể được áp dụng đồng thời hoặc xen kẽ trong lộ trình trị sẹo theo chỉ định của Bác sĩ Da liễu.
Nhóm phương pháp laser
Laser xâm lấn phân đoạn (ablative fractional laser)
Hiện nay, laser xâm lấn phân đoạn giúp tái tạo bề mặt là phương pháp điều trị sẹo rỗ toàn diện nhất, bao gồm cả sẹo icepick, sẹo boxcar, sẹo rolling… Laser phân đoạn mang lại hiệu quả cao, với thời gian hồi phục nhanh chóng và ít để lại nhiều tác dụng phụ, với 2 loại laser xâm lấn phân đoạn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là laser CO2 hoặc Er:YAG.
Các nghiên cứu đã cho thấy laser CO2 hoặc Er:YAG đạt kết quả điều trị sẹo rỗ thành công với tỷ lệ cao hơn các phương pháp khác. Tuy vậy, laser có thể gây đỏ da kéo dài hoặc làm tăng sắc tố da sau điều trị cao hơn các phương pháp khác.
Hiệu quả tái tạo bề mặt của liệu pháp laser phân đoạn phụ thuộc vào số lần đi tia (number of passes) thực hiện trong mỗi lần điều trị và số lần điều trị hơn là cường độ và mật độ tia laser. Do vậy, những hạn chế của phương pháp này có thể được khắc phục thông qua việc giảm mật độ và cường độ của tia laser. Ngoài ra, việc kết hợp liệu pháp laser cùng với các phương pháp khác sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn.
Sử dụng laser CO2 thường cho thấy hiệu quả cao rõ rệt. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy tình trạng sẹo rỗ của họ được cải thiện ở mức trên 50% sau mỗi liệu trình điều trị. Tuy nhiên, nhược điểm của laser CO2 là cần nhiều thời gian hơn để da hồi phục, dễ xuất hiện hồng ban và tăng sắc tố da sau điều trị. Do vậy, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi can thiệp bằng laser CO2.
Ngược lại, laser Er:YAG cần ít thời gian phục hồi sau điều trị hơn, cảm giác đau nhẹ hơn và ít gây đỏ da kéo dài hay thay đổi sắc tố da sau điều trị. Tuy vậy, laser Er: YAG thường xuyên sâu vào lớp da nên dễ gây chảy máu và hiệu quả tái tạo bề mặt da thường không rõ rệt bằng laser CO2. Quá trình tái tạo bề mặt da bằng laser Er:YAG thường cần nhiều lần điều trị hơn để thấy được mức độ cải thiện.
Laser không xâm lấn (non-ablative fractional laser)
Liệu pháp laser không xâm lấn (non-ablative lasers – NAFL) sử dụng chùm tia có bước sóng năng lượng cao như 1320 nm Nd:YAG, 1064 nm Nd:YAG… xuyên thẳng qua các tầng biểu bì để tác động thẳng vào lớp trung bì (nơi có chứa các sợi đàn hồi collagen và elastin) mà không gây tổn hại bề mặt da.
Phương pháp này được sử dụng trong điều trị sẹo rỗ nhờ khả năng kích thích tăng sinh collagen để tái tạo lớp da mới thay thế bề mặt da cũ. Mặc dù mức độ hiệu quả mang lại thấp hơn laser xâm lấn, laser không xâm lấn là lựa chọn có thể phù hợp cho các tình trạng sẹo rỗ nhẹ đến trung bình, với số lần điều trị từ 4-8 lần, cách nhau mỗi tháng. Ưu điểm của laser không xâm lấn là ít để lại tổn thương da, thường phục hồi nhanh và không làm da bị sậm màu.
Tái tạo da bằng hoá chất (peel da)
Tái tạo da bằng hoá chất (peel da) là một thủ thuật được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn và sẹo rỗ. Liệu pháp peel da được xem là một liệu pháp an toàn và hiệu quả, phù hợp trong điều trị sẹo nông. Ngoài ra, peel da cũng là sự lựa chọn phù hợp trong những trường hợp bệnh nhân vẫn còn mụn trứng cá hoạt động có hoặc không có kèm theo tăng sắc tố da sau viêm (PIH).
Hoá chất thường được sử dụng phổ biến trong tái tạo da điều trị mụn và sẹo rỗ bao gồm acid salicylic (SA), acid glycolic (GA), dung dịch Jesner (JS), resorcinol và acid trichloroacetic (TCA). Nhìn chung, peel da có mức độ an toàn cao, lành tính cho da nhưng thường cho hiệu quả thấp với tình trạng sẹo rỗ.
Liệu pháp tái tạo bề mặt da bằng da bằng hoá chất (chemical reconstruction of skin scars – CROSS) sử dụng TCA là một kỹ thuật sử dụng dụng cụ chuyên dùng đưa từng lượng nhỏ TCA với nồng độ cao (70-100%) lên bề mặt của vết sẹo đáy nhọn, gây nên phản ứng viêm tại chỗ nhằm kích hoạt sự hình thành các sợi collagen mới.
Điều trị sẹo rỗ bằng TCA cần thực hiện 3 – 6 lần để đạt được hiểu quả tối ưu, với khoảng các giữa các liệu trình điều trị từ 2 đến 8 tuần tuỳ từng cơ địa. Cross TCA là phương pháp an toàn, tiết kiệm chi phí, thường được sử dụng trong điều trị sẹo rỗ, đặc biệt là sẹo rỗ đáy nhọn.
Tuy nhiên, một số phản ứng không mong muốn có thể gặp phải khi điều trị bằng CROSS TCA bao gồm việc tăng sắc tố da, hồng ban kéo dài. Ngoài ra, nếu thao tác kỹ thuật không chính xác, CROSS TCA lại có khả năng làm vết sẹo trở nên lớn hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
Lăn kim
Lăn kim là một liệu pháp xâm lấn tối thiểu, bao gồm việc sử dụng các dụng cụ vi kim (microneedles) vô trùng nhằm phá vỡ lớp collagen trên lớp da kết nối với các mô sẹo. Trong điều trị sẹo rỗ, lăn kim sẽ tạo ra các vết thương nhỏ được kiểm soát, kích thích giải phóng các yếu tố bảo vệ tế bào bao gồm elastin và collagen, tái tạo collagen và làm đầy sẹo.
Điều trị sẹo rỗ bằng lăn kim được xem là an toàn vì ít gây ra hồng ban hay bong tróc da sau điều trị. Lăn kim cũng ít gây biến chứng hơn laser nhưng bệnh nhân thường có cảm giác đau nhiều hơn khi lăn kim.
Theo nghiên cứu của Majid và cộng sự, kim có chiều dài từ 1,5 – 2 mm thường được sử dụng trong điều trị sẹo rỗ. Trong quá trình điều trị bằng phương pháp lăn kim, độ sâu của vết kim thường kéo dài từ 0,8 đến 3,5 mm (trung bình khoảng 1,5 mm). Khoảng cách giữa các lần điều trị có thể kéo dài từ 5 tuần đến 5 tháng. Hiệu quả điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp này thường được thấy rõ sau 3 lần điều trị.
Một số nghiên cứu cho rằng việc kết hợp lăn kim cùng peel da bằng acid glycolic 70%, hoặc kết hợp lăn kim với laser sẽ giúp tăng cường tác động lên các vết sẹo. Ngoài ra, so với phương pháp điều trị sẹo bằng laser, lăn kim không cần nhiều thời gian nghỉ dưỡng sau mỗi lần điều trị, thông thường bệnh nhân có thể đi làm bình thường ngay sau lăn kim, vì thế đây luôn là lựa chọn phù hợp với những bệnh nhân không có nhiều thời gian nghỉ ngơi tại nhà sau điều trị.
Lăn kim kết hợp sóng RF (fractionated microneedle radiofrequency) là một phương pháp nổi bật thời gian gần đây nhờ đạt hiệu quả rất tốt trong điều trị sẹo rỗ. Sóng RF là sóng điện từ, có khả năng cung cấp năng lượng sâu vào các lớp da lên đến 20 mm, giúp cải thiện cấu trúc mô da, làm đầy vết sẹo rỗ nhờ khả năng kích thích sản sinh collagen.
So với phương pháp lăn kim thông thường, lăm kim bằng sóng RF sẽ ít gây chảy máu và làn da có thể phục hồi sau khoảng 1 ngày. Theo một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp lăn kim có sự kết hợp sóng RF, tình trạng da sẽ trở nên săn chắc sau lần điều trị đầu tiên và sau khoảng 4-5 lần điều trị, tình trạng sẹo sẽ được cải thiện đáng kể, lên đến trên 80%.
Lúc này, làn da sẽ trở căng bóng, sáng khỏe tự nhiên trở lại. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy lăn kim sóng RF cho tác động hiệu quả cao hơn 60% so với phương pháp lăn kim thông thường.
Bảng giá dịch vụ điều trị sẹo rỗ tại Phòng khám Doctor Acnes
Phương pháp | Giá | Giá HSSV |
⭐Lăn kim trị sẹo mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.100.000 | 1.000.000 |
⭐Laser fractional eCO2 Lutronic chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.500.000 | 1.400.000 |
⭐Laser fractional Nd:YAG chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.500.000 | 1.400.000 |
⭐Cross TCA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 500.000 | 450.000 |
⭐RF microneedle Sylfirm X chuẩn FDA trị sẹo (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.500.000-1.900.000 | 1.400.000-1.800.000 |
⭐Peel trị sẹo rỗ – trẻ hóa – sáng da TCA | 1.100.000 | 1.000.000 |
Tóm lại, tái tạo bề mặt da với nhiều kỹ thuật khác nhau thường được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo rỗ nhằm kích thích sản xuất các sợi collagen, hình thành bề mặt da mới thay thế làn da cũ đã bị sẹo. Tái tạo bề mặt dao bằng laser xâm lấn phân đoạn cho hiệu quả cao nhưng cần lưu ý nguy cơ tăng sắc tố da sau điều trị.
Peel da bằng nhiều hoạt chất khác nhau hoặc kỹ thuật cross TCA cũng là lựa chọn phù hợp với các tình trạng sẹo cụ thể. Trong khi đó, lăn kim là một liệu pháp an toàn, cần ít thời gian nghỉ dưỡng và có thể kết hợp với các phương pháp khác giúp tăng cường hiệu quả điều trị.
Để lựa phương pháp điều trị sẹo rỗ phù hợp, người bệnh cần được tư vấn bởi Bác sĩ Da liễu tại các Phòng khám chuyên khoa như Doctor Acnes nhằm tìm ra liệu trình điều trị phù hợp, vừa đảm bảo hiệu quả đầy sẹo vừa tránh được những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị sẹo rỗ.
Tài liệu tham khảo
- Sánchez Viera M. “Management of acne scars: fulfilling our duty of care for patients”. Br J Dermatol. 2015 Jul;172 Suppl 1:47-51
- Tan J., Beissert S., Cook-Bolden F., Chavda R., Harper J., Hebert A., Lain E., Layton A., Rocha M., Weiss J., Dréno B. “Impact of Facial Atrophic Acne Scars on Quality of Life: A Multi-country Population-Based Survey”. Am J Clin Dermatol. 2022 Jan;23(1):115-123
- Gold M., Andriessen A., Cohen JL., Goldberg DJ., Grover K., Hu S., Mandy SH, Vega JMK. “Pre-/postprocedure measures for laser/energy treatments: A survey”. J Cosmet Dermatol. 2020 Feb;19(2):289-295
- Sardana K., Manjhi M., Garg VK., Sagar V. “Which type of atrophic acne scar (ice-pick, boxcar, or rolling) responds to nonablative fractional laser therapy?” Dermatol Surg 2014; 40:288–300
- Sitohang IBS, Sirait SAP, Suryanegara J. “Microneedling in the treatment of atrophic scars: A systematic review of randomised controlled trials”. Int Wound J. 2021 Oct;18(5):577-585
- Liebl H., Kloth LC. “Skin cell proliferation stimulated by microneedles”. J Am Coll Clin Wound Spec. 2012 Dec 25;4(1):2-6