Mụn tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách điều trị chuẩn y khoa

Ngày 30/08/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu rất phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Các thống kê cho thấy 85% các bạn tuổi teen gặp phải vấn đề da liễu này. Dù không nguy hiểm đến sức khỏe, mụn trứng cá có thể làm giảm sự tự tin trong giai đoạn phát triển tâm lý. Bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì và cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả để các bạn trẻ có thể tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì giúp việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Sau đây là các nguyên nhân gây mụn ở độ tuổi dậy thì:

Thay đổi nội tiết tố

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone androgen hơn. Androgen kích thích các tuyến bã nhờn sản xuất dầu (sebum) nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến hình thành mụn. Hormone này làm tăng sự phát triển của các nang lông và tuyến bã nhờn, gây ra tình trạng mụn trên da.

Yếu tố di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ai sẽ bị mụn và mức độ nghiêm trọng của nó. Nếu cha mẹ từng bị mụn, khả năng cao con cũng sẽ bị mụn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một sự liên kết mạnh mẽ giữa di truyền và tình trạng mụn.

Chế độ ăn uống và lối sống

Chế độ ăn uống giàu đường, thực phẩm có chỉ số glycemic index cao (như bánh mì trắng, khoai tây chiên) có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu, dẫn đến tăng sản xuất androgen và gây mụn tuổi dậy thì. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thiếu ngủ, căng thẳng và vệ sinh kém cũng góp phần làm gia tăng tình trạng mụn.

Sử dụng mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hoặc chứa các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông có thể làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa dầu hoặc không dán nhãn “non-comedogenic” (không sinh nhân mụn) để giảm nguy cơ gây mụn.

Sự thay đổi trong quá trình chăm sóc da

Việc thay đổi hoặc không duy trì một quy trình chăm sóc da phù hợp cũng có thể gây ra mụn trong giai đoạn dậy thì. Ví dụ, không làm sạch da kỹ lưỡng hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm gây kích ứng có thể làm tăng nguy cơ mụn.

Yếu tố môi trường

Môi trường sống và làm việc có thể ảnh hưởng đến tình trạng da. Ô nhiễm, bụi bẩn và tiếp xúc với các hóa chất có thể gây kích ứng da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn tuổi dậy thì.

nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì
Một số nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Phân loại mụn ở tuổi dậy thì

Các nhà lâm sàng chia mụn ra thành hai nhóm chính đó là mụn không viêm và mụn viêm.

Mụn không viêm bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng:

  • Mụn đầu đen: hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc do sự kết hợp của bã nhờn và tế bào da chết. Phần trên cùng của lỗ chân lông vẫn mở nên các tế bào da chết và xác vi khuẩn phản ứng với oxy trong không khí tạo nên màu đen của đầu mụn mà chúng ta nhìn thấy.
  • Mụn đầu trắng: hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và tế bào da chết nhưng không giống như mụn đầu đen, đỉnh lỗ chân lông của mụn đầu trắng đóng lại làm mụn giống như một vết sưng nhỏ nhô ra khỏi da. Do lỗ chân lông bị đóng lại nên việc điều trị mụn đầu trắng cũng khó khăn hơn.

Mụn viêm là khi vi khuẩn sinh mụn C. acnes gây nhiễm trùng sâu bên dưới bề mặt da tạo thành những loại mụn như:

  • Mụn sẩn: hình thành khi tình trạng viêm làm phá vỡ vách xung quanh lỗ chân lông. Khi chạm vào khu vực da có mụn sẩn, cảm giác lỗ chân lông bị cứng, da vùng này thường có màu hồng.
  • Mụn mủ: hình thành khi vi khuẩn gây tình trạng viêm làm vách xung quanh lỗ chân lông bị phá vỡ. Nhưng khác với mụn sẩn, mụn mủ thường có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong chứa đầy mủ.
  • Mụn nốt: được hình thành khi nang lông bị vỡ ở dưới đáy và đẩy mụn lên bề mặt da. Đặc điểm của mụn này là sưng, đỏ, kích thước lớn, sờ vào thấy đau.
  • Mụn dạng nang: có thể phát triển khi lỗ chân lông bị tắc bởi sự kết hợp của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào chết. Phản ứng viêm gây tổn thương sâu dưới bề mặt da. Đây là dạng mụn có kích thước lớn nhất, chứa đầy mủ, rất dễ để lại sẹo.
một số loại mụn tuổi dậy thì
Một số loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả

Theo các chuyên gia, việc điều trị mụn cho tuổi dậy thì nên bắt đầu càng sớm càng tốt để hạn chế sẹo mụn và những ảnh hưởng tâm lý. Mục tiêu điều trị bao gồm giảm tổn thương không viêm, cải thiện tổn thương viêm đang có và giảm số lượng vi khuẩn C. acnes. Phương pháp điều trị cần được cá nhân hóa cho từng loại mụn và mức độ nghiêm trọng của mụn.

Điều trị mụn tuổi dậy thì bằng phương pháp dùng thuốc

  • Mụn mức độ nhẹ

Các chế phẩm bôi ngoài da là lựa chọn hàng đầu cho trường hợp mụn mức độ nhẹ với mục tiêu chính là giảm hình thành các tổn thương mới. Tác dụng của các thuốc bôi ngoài da thường chậm và cần sử dụng duy trì theo khuyến cáo để giảm tái phát mụn.

  • Mụn mức độ trung bình

Kháng sinh đường uống được xem là điều trị tiêu chuẩn cho trường hợp mụn trung bình hoặc trong những trường hợp mụn nhẹ đã phối hợp hai hoạt chất bôi ngoài da mà vẫn chưa đạt hiệu quả điều trị.

Các kháng sinh đường uống đã chứng minh giúp giảm số lượng C. acnes thông qua tác động lên sự tăng trưởng và chuyển hóa của chúng. Ngoài ra, các kháng sinh cũng có tác dụng kháng viêm nhờ ức chế cytokine gây viêm, ức chế chức năng đại thực bào và hóa ứng động bạch cầu trung tính. Các kháng sinh đường uống sử dụng phổ biến là kháng sinh nhóm tetracycline và kháng sinh nhóm macrolide vì có nhiều bằng chứng trong kiểm soát mụn viêm.

  • Mụn mức độ nặng

Bệnh nhân mụn nặng không điều trị thành công với liệu pháp thuốc bôi ngoài da và kháng sinh đường uống có thể cân nhắc điều trị với isotretinoin đường uống. Isotretinoin là một retinoid sử dụng đường uống và là phương pháp điều trị tác động lên cả bốn cơ chế bệnh sinh của mụn. Isotretinoin cũng là điều trị duy nhất mang lại hiệu quả sạch mụn kéo dài.

Vì là chất thân dầu nên isotretinoin tăng hấp thu khi uống cùng với bữa ăn. Liều dùng isotretinoin thay đổi từ 0.1 – 0.2 mg/kg/ngày. Liều khởi đầu được khuyến cáo là 0.05 mg/kg/ngày và tăng dần tùy theo đáp ứng lâm sàng và sự xuất hiện tác dụng không mong muốn.

Điều trị mụn bằng các liệu trình vật lý hoặc hóa học trên da

Ngoài các can thiệp bằng thuốc vừa nêu ở trên, tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, Bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp vật lý và hóa học để hoàn thiện liệu trình trị mụn bao gồm:

  • Lấy nhân mụn chuẩn y khoa: giúp loại trừ nhân mụn đầu trắng và mụn đầu đen.
  • Điện di serum đặc trị: kháng viêm và trị mụn.
  • Chiếu ánh sáng sinh học và ánh sáng xung mạnh IPL: giúp tiêu diệt C. acnes và ngăn ngừa sẹo mụn.
  • Peel da: tác nhân peel và nồng độ sẽ được Bác sĩ chỉ định điều trị mụn viêm và mụn không viêm.
  • Tiêm meso trị mụn: đưa các tinh chất trị mụn vào các nang mụn đang viêm giúp giảm nhanh tình trạng viêm tại chỗ.
một số phương pháp điều trị mụn
Một số phương pháp điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes

Phối hợp điều trị nội khoa với các phương pháp vật lý và hóa học được Bác sĩ Da liễu thực hiện sẽ mang lại một phác đồ điều trị mụn toàn diện và chuẩn y khoa. Cách tiếp cận này giúp làm sạch mụn hiệu quả, với kết quả được quan sát tức thời và kéo dài.

Các lưu ý chăm sóc da tuổi dậy thì

Chăm sóc da là việc làm hằng ngày vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị mụn. Như đã nói ở trên, chăm sóc da không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn ở lứa tuổi dậy thì hoặc khiến tình trạng mụn dễ quay trở lại sau các đợt điều trị tấn công. Các bước căn bản trong quy trình chăm sóc da cần ghi nhớ bao gồm:

  • Tẩy trang: chỉ nên tẩy trang 1 lần/ngày vào buổi tối, trước bước rửa mặt. Việc lạm dụng tẩy trang nhiều lần trong ngày sẽ khiến da trở nên khô và dễ kích ứng. Với làn da mụn tuổi dậy thì nên chọn sản phẩm tẩy trang không gây bít tắc lỗ chân lông (có chữ non-comedogenic trên bao bì) và không chứa alcohol, hương liệu hay chất bảo quản.
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt: rửa mặt đúng cách rất quan trọng, bởi rửa mặt không chỉ giúp làm sạch da, lấy đi các tế bào da chết mà còn hỗ trợ việc điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá, vốn là vấn đề rất phổ biến ở tuổi dậy thì. Số lần rửa mặt trong ngày chỉ nên giới hạn vào buổi sáng và buổi tối. Không nên rửa mặt quá nhiều lần, kể cả với những ai sở hữu làn da nhiều nhờn bởi càng rửa, lượng dầu sẽ càng tiết ra nhiều hơn.
  • Dưỡng ẩm: các bạn tuổi teen nên bắt đầu sử dụng kem dưỡng ẩm, đặc biệt là làn da có mụn. Cần biết rằng ở độ tuổi dậy thì, hoạt động của các tuyến này rất mạnh mẽ nên da cần cung cấp đủ ẩm để cân bằng lượng dầu tiết ra. Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp kiểm soát sự tiết bã nhờn, một trong những tác động chính trong cơ chế sinh mụn. Dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm tình trạng da nhờn.
  • Chống nắng: ánh nắng mặt trời có chứa tia UVA và UVB là tác nhân chính khiến da bị cháy nắng, đen sạm và lão hóa sớm. Vậy nên, chống nắng là điều cần làm ngay từ khi da chưa có dấu hiệu lão hóa, dù da thuộc loại nào, có mụn hay không có mụn. Bôi kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ dù trời mưa hay nắng. Ở độ tuổi dậy thì, vì tính chất của làn da nhìn chung là nhờn, mụn nên cần chọn kem chống nắng dạng sữa mỏng nhẹ, tiện lợi, thẩm thấu tốt để bảo vệ da.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn uống và sinh hoạt khoa học góp phần cải thiện làn da. Giảm đường, sữa, tinh bột, tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ nước. Tránh sờ tay lên mặt và nặn mụn để giảm nguy cơ làm mụn nặng thêm.
mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp
Một số loại mỹ phẩm chăm sóc da dịu nhẹ phù hợp với làn da tuổi dậy thì

Xem thêm các bài viết liên quan

Điều trị mụn uy tín tại Phòng khám Doctor Acnes

Lứa tuổi dậy thì rất thường hay bị mụn nhưng chưa có nhiều tài chính để trị mụn. Hiểu được trăn trở này, Phòng khám Doctor Acnes đang áp dụng các combo trị mụn siêu tiết kiệm để hạn chế tối đa chi phí mà các em phải bỏ ra.

Chi phí trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes có thể nói là phù hợp với đại đa số khách hàng, vì các Bác sĩ chỉ kê toa các dược mỹ phẩm, thuốc cùng các phương pháp vật lý hóa học trị mụn cần thiết, không có tình trạng kê toa tràn lan nhiều loại thuốc hay mỹ phẩm cùng một lúc để móc túi khách hàng.

clstt web
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes

 Phương pháp Giá Giá HSSV
Lấy nhân mụn chuẩn y khoa 290.000 260.000
Laser 1064nm xung dài (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.300.000 1.200.000
⭐Laser PDL xung dài (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.400.000 1.300.000
⭐Laser Er Glass Deka giảm nhờn, trẻ hóa da (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 2.500.000 2.400.000
⭐Laser Er Glass Deka & PDL trị viêm da tiết bã và mụn viêm (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 3.000.000 2.900.000
⭐IPL Cellec V trị mụn 600.000 550.000
Quang động trị liệu 1.500.000 1.400.000
Mesotherapy trị mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 700.000 600.000
⭐Mesotherapy phục hồi da nhiễm corticoid (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 2.000.000 1.900.000
⭐Mesotherapy trị mụn và kiểm soát bã nhờn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 2.500.000 2.400.000
⭐Điện di trị mụn, kháng viêm và chống oxy hóa 300.000 280.000
⭐Liệu trình phục hồi da nhiễm corticoid 1.000.000 900.000
⭐Liệu trình phục hồi da nhiễm corticoid chuyên sâu 1.300.000 1.200.000
⭐Chiếu ánh sáng sinh học Biolight 100.000 100.000
⭐Mặt nạ trị mụn và giảm nhờn CosMedical 100.000 90.000
⭐Peel da với salicylic acid (10%, 20%, 30%) 600.000 550.000
⭐Peel với glycolic acid (20%, 35%, 50%) 600.000 550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol 800.000 700.000
⭐Peel body 900.000 -1.100.000 800.000 -1.000.000

Mụn trứng cá tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nội tiết tố, vi khuẩn và di truyền. Chăm sóc da đúng cách và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Để có liệu trình điều trị chuẩn y khoa, hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu. Liên hệ Phòng khám Doctor Acnes để được tư vấn và điều trị phù hợp, giúp bạn tự tin với làn da khỏe mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Ayer J, Burrows N. “Acne: more than skin deep“. Postgrad Med J. 2006 Aug;82(970):500-6. doi: 10.1136/pgmj.2006.045377
  2. Bộ Y tế. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (2015)
  3. Zaenglein AL, Pathy AL, et al. “Guidelines of care for the management of acne vulgaris“. J Am Acad Dermatol. 2016 May;74(5):945-73.e33. doi: 10.1016/j.jaad.2015.12.037
  4. Teen Acne: Prescription Treatments for Acne“. WebMD
  5. Teens and Acne“. WebMD

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84