Mụn cục cứng dưới da: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 21/02/2025. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(3)

Mụn cục cứng dưới da là một trong những nỗi ám ảnh của người bị mụn, loại mụn này không chỉ gây đau nhức, mất thẩm mỹ mà còn khó để điều trị. Vậy mụn cục cứng dưới da là gì? Tại sao chúng xuất hiện và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mụn cục cứng dưới da là gì?

Mụn cục cứng dưới da là một sang thương da thường gặp, tuy nhiên khi xuất hiện ồ ạt với mật độ dày đặc, đây có thể là một dạng mụn trứng cá nghiêm trọng, còn gọi là mụn trứng cá cụm. Mụn thường biểu hiện dưới dạng nốt sần, các nốt sần bắt đầu bên dưới bề mặt và xuất hiện trên da dưới dạng vết sưng đỏ. Những vết sưng này thường không có nhân mụn ở trung tâm như mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. 

Khác với viêm da do tụ cầu sẽ có tình trạng viêm dữ dội và tạo mủ, mụn cục cứng có tình trạng viêm nhẹ hơn và thường không tạo mủ.

Các nốt sần có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng gây đau đớn. Vi khuẩn C. acnes bị mắc kẹt dưới da trong các nốt sần, dẫn đến nhiễm trùng và viêm. 

>>> Xem thêm: Mụn chai là gì?

mụn cứng dưới da
Mụn thường biểu hiện dưới dạng nốt sần bên dưới bề mặt và xuất hiện trên da dưới dạng vết sưng đỏ

Đặc điểm và vị trí thường gặp của mụn cục cứng dưới da

Mụn cục cứng dưới da khác biệt so với mụn trứng cá thông thường ở chỗ xuất hiện sâu dưới da, trong khi mụn trứng cá thường nằm trên bề mặt da. Kích thước mụn thường lớn, có thể lên đến 5mm hoặc hơn, màu sắc thường giống màu da hoặc chuyển sang hồng, đỏ khi viêm. 

Loại mụn này gây cảm giác đau nhức khi chạm vào và có nguy cơ cao để lại sẹo nặng. Mụn cục cứng thường gặp ở các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như mặt, lưng, ngực, gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ.

mụn dạng cục dưới da
Mụn cục cứng thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như mặt, lưng, ngực

Nguyên nhân gây ra mụn cục cứng

Mụn cục cứng phát triển cũng gần giống như các loại mụn khác, hình thành khi lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do các tế bào da chết và bã nhờn. Vi khuẩn C. acnes, sống tự nhiên trên da, bị mắc kẹt bên trong lỗ chân lông, tiêu thụ bã nhờn và thải ra nhiều thành phần gây viêm và đau. 

Lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn nếu cơ thể tạo ra quá nhiều bã nhờn hoặc khi không làm sạch da đúng cách. Một số yếu tố làm nặng hơn tình trạng này như:

  • Đổ mồ hôi quá nhiều: da đổ mồ hôi dễ bị mụn nốt sần, đặc biệt nếu mặc quần áo giữ mồ hôi trên da. Những người bị hyperhidrosis (một tình trạng gây ra mồ hôi quá nhiều) có thể có khả năng cao hơn phát triển mụn trứng cá nốt.
  • Di truyền: có nhiều khả năng phát triển mụn trứng cá nốt nếu là người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Nội tiết tố: thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì có nhiều khả năng bị mụn trứng cá khi nồng độ hormone thay đổi. Nồng độ androgen tăng lên có thể khiến tăng tiết dầu trên da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Phụ nữ mang thai, thời kỳ kinh nguyệt hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh cũng có thể bị mụn cục cứng.
  • Sản phẩm chăm sóc da: một số loại kem dưỡng da, kem cạo râu và đồ trang điểm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến các nốt mụn.
  • Căng thẳng và lo lắng: sự lo lắng và căng thẳng gia tăng có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều bã nhờn hơn khi nồng độ cortisol – một loại “hormone căng thẳng” của cơ thể – tăng lên. 
một số nguyên nhân gây ra mụn cục cứng
Một số nguyên nhân gây ra mụn cục cứng dưới da

Phương pháp điều trị mụn cục cứng dưới da

Các sản phẩm trị mụn không kê đơn (OTC) như salicylic acid và benzoyl peroxide không mang lại hiệu quả với mụn cục cứng vì chúng chỉ làm sạch bề mặt da và thông thoáng lỗ chân lông, trong khi mụn cục cứng nằm sâu dưới da. Việc điều trị loại mụn này cần được thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu, việc cố gắng tự nặn mụn có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn, gây sẹo nặng.

Để điều trị mụn cục cứng, Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:

Phương pháp điều trị nội khoa truyền thống

  • Thuốc kháng sinh: sự phát triển quá mức của vi khuẩn C. acnes là một trong những yếu tố có thể dẫn đến bùng phát mụn cục cứng. Bác sĩ Da liễu có thể kê đơn kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau và viêm do mụn gây ra. Tuy nhiên kháng sinh chỉ là giải pháp tạm thời, việc lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. 
  • Isotretinoin: thường được kê đơn cho các trường hợp mụn nặng không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Thuốc được sử dụng hằng ngày và rất hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại mụn. Tuy nhiên, isotretinoin có nhiều tác dụng phụ như khô da, môi, mắt, chảy máu mũi, nhạy cảm với ánh sáng và đau đầu. Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch mang thai tuyệt đối không nên sử dụng isotretinoin vì có thể gây hại cho thai nhi.
  • Thuốc tránh thai: một số phụ nữ bị mụn cục cứng có thể do thay đổi hormone làm tăng sản xuất dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Do đó, Bác sĩ Da liễu có thể khuyến nghị sử dụng thuốc tránh thai cho những phụ nữ có tình trạng mụn do thay đổi hormone gây ra.
phương pháp điều trị nội khoa truyền thống mụn cục cứng dưới da
Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị mụn cục cứng hiệu quả

Các phương pháp điều trị không truyền thống

  • Peel da hóa học: các thành phần hóa học sử dụng trong peel da sẽ làm bong tróc lớp tế bào chết trên bề mặt da, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, kích thích tái tạo tế bào mới, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và giảm viêm. Với mụn cục cứng, peel da hóa học có thể làm mềm và loại bỏ lớp sừng hóa, giảm viêm giúp điều trị mụn viêm và giảm thiểu sẹo rỗ. 
  • Liệu pháp laser: sử dụng ánh sáng tập trung với bước sóng cụ thể để tác động trực tiếp vào nốt mụn. Ánh sáng laser giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Phương pháp này thường sử dụng laser Nd:YAG 1064nm xung dài, có khả năng tác động sâu vào da mà không gây tổn thương lớp da bề mặt. 
  • Liệu pháp ánh sáng: sử dụng ánh sáng xanh bước sóng 415nm có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn C. acnes tích tụ trong lỗ chân lông và tuyến dầu trên da. Ngoài việc diệt khuẩn, ánh sáng xanh còn giúp điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn khi được áp dụng đúng cách trong liệu trình điều trị mụn, giúp da sạch hơn và ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Ánh sáng xung mạnh IPL: là liệu pháp can thiệp không xâm lấn, hoạt động với nguyên lý gần giống laser. Trong điều trị mụn, IPL bước sóng 420nm sẽ tiêu diệt vi khuẩn C. acnes gây mụn bằng cách phá hủy cấu trúc tế bào của chúng, bước sóng 560nm giúp giảm viêm, sưng tấy còn bước sóng 590nm điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn. Việc lựa chọn bước sóng phù hợp sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
  • Quang động trị liệu PDT: Là phương pháp điều trị không xâm lấn sử dụng các chất nhạy cảm ánh sáng để tăng cường hoạt tính trên da của các liệu pháp ánh sáng như ánh sáng sinh học, ánh sáng xung mạnh – IPL. Phương pháp điều trị mụn bằng cách kết hợp giữa một loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng (photosensitizer) và một nguồn ánh sáng có bước sóng thích hợp là phương pháp trị mụn không xâm lấn và an toàn trên da.

Các chất nhạy cảm ánh sáng xâm nhập vào tuyến bã nhờn tại nang lông, khi thấm vào sẽ làm tăng sự thâm nhập của ánh sáng và tăng năng lượng nhận được tại vùng điều trị. Đồng thời khi được chiếu sáng, các chất nhạy cảm ánh sáng sẽ sinh ra oxy hoạt tính giúp diệt vi khuẩn gây mụn C. acnes, mang lại hiệu quả ngăn chặn hình thành mụn trứng cá lâu dài.

Nguồn ánh sáng thường được sử dụng là ánh sáng sinh học, xung ánh sáng cực mạnh – IPL, PDL, KTP. Về độ an toàn, quang động trị liệu có độ an toàn cao, đặc biệt là với làn da người châu Á.

phương pháp điều trị không truyền thống mụn cục cứng
Một số phương pháp điều trị mụn có tại Phòng khám Doctor Acnes

Cách chăm sóc và phòng ngừa mụn cục cứng

Dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn mụn cục cứng, việc chăm sóc da đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ hình thành và hạn chế mức độ nghiêm trọng của tình trạng này:

  • Giữ mặt sạch sẽ: rửa mặt hai lần một ngày bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông được Bác sĩ Da liễu chấp thuận. Dù trang điểm hay không, hãy nhớ tẩy trang vào cuối ngày.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng kem dưỡng ẩm giúp giảm tình trạng tiết quá nhiều bã nhờn do da bị khô, từ đó kiểm soát tình trạng mụn.
  • Kiểm soát căng thẳng: căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mất cân bằng hormone, góp phần hình thành mụn.
  • Không đụng đến các nốt mụn: tránh nặn mụn, trang điểm hay cạo râu tại vùng da bị mụn.

Điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu để đảm bảo điều trị mụn đúng cách, tránh việc tự ý điều trị có thể làm tình trạng mụn nặng hơn.

ca lâm sàng điều trị mụn nang tại Phòng khám Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Phòng khám Doctor Acnes

Mụn cục cứng dưới da là một vấn đề da liễu phức tạp, do nhiều nguyên nhân và không dễ điều trị. Nếu bạn đang gặp khó khăn với những nốt mụn cứng đầu này, đừng tự ý điều trị tại nhà. Hãy đến gặp Bác sĩ Da liễu để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Liên hệ Doctor Acnes qua hotline 07 0838 0878 để nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất cho làn da của bạn!

Tài liệu tham khảo

  1. Nodular Acne“. Cleveland Clinic
  2. Nodular acne: Definition and treatment options“. MedicalNewsToday
  3. How Nodular Acne Looks and How to Treat It“. Verywellhealth
  4. What Is Nodular Acne and How Is It Treated?”. Healthline
  5. Laser Therapy“. Healthline

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 3

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status