Thuốc thoa phối hợp trong điều trị mụn nang

Được đăng bởi BS.CKI. Ninh Vũ Hoàng Tuấn vào ngày 10/08/2022

Mụn trứng cá là một tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi, với tỉ lệ phổ biến toàn cầu là 9.4%. Mụn trứng cá được coi là một bệnh mãn tính và tái phát, ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, có thể để lại nhiều di chứng như sẹo rỗ, tăng sắc tố sau viêm, đặc biệt là mụn trứng cá mức độ nặng với các tổn thương trứng cá viêm như nang, nốt… Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tổn thương dạng nang trong mụn trứng cá hay còn gọi là mụn nang và lựa chọn thuốc trị mụn nang an toàn, hiệu quả từ Bác sĩ Da liễu.

Mụn nang là gì?

Mụn nang là một loại tổn thương viêm nặng trong mụn trứng cá, tổn thương viêm đỏ, nổi gồ lên da, chứa đầy dịch, mủ hay chất bã, gây cảm giác đau nhức tự nhiên hoặc khi sờ vào, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt cũng như các vùng da cơ thể hay bị mụn trứng cá như ngực, lưng… Mụn nang có nguy cơ để lại những biến chứng sau mụn như sẹo rỗ rất cao nếu không được điều trị kịp thời.

Mụn nang là gì - Doctor Acnes
Mụn nang là một loại tổn thương viêm nặng trong mụn trứng cá

Sự hình thành mụn nang

Với sự tích tụ dày đặc của chất sừng, bã nhờn, vi khuẩn, nang lông trở nên căng phồng và dẫn tới vỡ thành nang. Việc đẩy chất sừng, bã nhờn và vi khuẩn vào lớp bì dẫn đến phản ứng viêm nhanh chóng. Loại tế bào viêm chiếm ưu thế trong vòng 24 giờ đầu sau khi mụn vỡ là tế bào lympho. Tế bào lympho T CD4+ được tìm thấy quanh đơn vị nang lông tuyến bã, lympho T CD8+ được tìm thấy quanh mạch máu. Một đến hai ngày sau, bạch cầu trung tính lại trở nên ưu thế. Vi khuẩn C. acnes là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm của mụn trứng cá. C. acnes là loại vi khuẩn gram dương, kỵ khí, là loại vi khuẩn cư trú chủ yếu ở tuyến bã của người và gây ra phản ứng viêm trong mụn trứng cá.

Điều trị mụn nang

Việc điều trị mụn trứng cá nặng như mụn nang đòi hỏi sự phối hợp giữa các phương thức điều trị như thoa tại chỗ, thuốc uống toàn thân, peel, mesotherapy, laser và ánh sáng… Riêng đối với điều trị tại chỗ, những công thức phối hợp (adapalen + BPO, adapalen + clindamycin, clindamycin + BPO…) cũng được ưu tiên hướng đến hơn điều trị đơn độc nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Benzoyl peroxide

BPO là một trong những loại thuốc bôi ngoài da kê đơn và không kê đơn phổ biến nhất. BPO là một chất kháng khuẩn mạnh, làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn thông qua việc giải phóng các gốc oxy tự do. Ngoài ra, BPO cũng có đặc tính ly giải nhân mụn nhẹ.

Benzoyl Peroxide trong trị mụn - Doctor Acnes
BPO là một trong những loại thuốc bôi ngoài da kê đơn và không kê đơn phổ biến nhất

Các chế phẩm BPO có nhiều nồng độ khác nhau, từ 2.5% đến 10%. BPO có thể gây kích ứng đáng kể, và có thể tẩy trắng quần áo và tóc. Nồng độ BPO cao hơn không nhất thiết đi đôi với hiệu quả cao hơn nhưng lại có thể gây kích ứng hơn. Điều quan trọng là vi khuẩn không thể đề kháng với BPO, điều này giúp BPO trở thành thuốc thoa lý tưởng để kết hợp với kháng sinh tại chỗ và đường uống.

Kháng sinh thoa tại chỗ clindamycin và erythromycin

Erythromycin và clindamycin là những loại kháng sinh tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, tỷ lệ ước tính trên toàn cầu do C. acnes kháng lại kháng sinh đã tăng từ 20% (năm 1978) lên 62% (năm 1996). Đặc biệt, tình trạng đề kháng cao với erythromycin, clindamycin đang được ưu tiên sử dụng trong điều trị mụn trứng cá. Sự kháng thuốc ít xảy ra hơn ở những bệnh nhân được điều trị đồng thời với BPO, do đó sự kết hợp clindamycin và BPO được ưu tiên hướng đến hơn là đơn trị liệu với kháng sinh tại chỗ.

Adapalene 

Adapalene là một retinoid tổng hợp phổ biến rộng rãi trên thị trường vì khả năng dung nạp cao hơn, ít gây kích ứng hơn so với tretinoin. Adapalene có thể được sử dụng cùng với BPO mà không bị suy giảm chất lượng. Gel adapalene 0.1% đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng có hiệu quả cao hơn hoặc tương đương với tretinoin.

Adapalene trong điều trị mụn - Doctor Acnes
Adapalene là một retinoid tổng hợp phổ biến rộng rãi trên thị trường vì khả năng dung nạp cao hơn, ít gây kích ứng hơn so với tretinoin

Thuốc thoa phối hợp trong điều trị mụn

Vì nguy cơ kháng thuốc nên kháng sinh thoa tại chỗ đã không còn được khuyến cáo sử dụng đơn độc trong điều trị mụn. Thay vào đó, các công thức phối hợp được hướng đến nhiều hơn, các công thức thường được sử dụng là adapalene + clindamycin, adapalene + BPO, clindamycin + BPO, đặc biệt trong những trường hợp mụn trứng cá viêm nhiều như mụn nang.

  • So với adapalene + BPO, công thức clindamycin + BPO ít gây kích ứng da hơn, phù hợp hơn đối với những bệnh nhân có làn da nhạy cảm.
  • So sánh adapalene + clindamycin và clindamycin + BPO.

>>> Xem thêm: Các loại thuốc bôi trị mụn thông dụng và cách sử dụng

Trong nghiên cứu của tác giả Nobukazu Hayashi công bố năm 2018, tác giả đã so sánh hiệu quả điều trị mụn trứng cá của adapalene + clindamycin và clindamycin + BPO trên 351 bệnh nhân ở Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy clindamycin + BPO giảm các tổn thương mụn viêm hiệu quả hơn adapalene + clindamycin ở thời điểm 2 tuần sau điều trị, tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể ở thời điểm 8 tuần và 12 tuần sau điều trị. Điều đó cho thấy clindamycin + BPO đạt hiệu quả giảm tổn thương mụn viêm sớm hơn adapalen + clindamycin. Bên cạnh đó, clindamycin + BPO cũng ít gây kích ứng da hơn. Từ đó, ứng dụng trên lâm sàng, clindamycin + BPO được lựa chọn cho những trường hợp viêm nhiều và cần giảm các tổn thương viêm nhanh.

Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Phối hợp các thuốc thoa và các phương pháp điều trị mụn khác

Nhằm đạt được hiệu quả cao trong điều trị mụn nang, ngoài thuốc thoa tại chỗ cần phối hợp với các phương pháp điều trị mụn khác như thuốc uống trị mụn toàn thân (kháng sinh, isotretinoin…), peel da, IPL, laser và ánh sáng, mesotherapy, PDT…

Phối hợp các thuốc thoa và các phương pháp điều trị mụn khác - Doctor Acnes
Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị mụn nang, ngoài thuốc thoa tại chỗ cần phối hợp với các phương pháp điều trị mụn khác như IPL, laser và ánh sáng, mesotherapy, PDT…

Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes

✅ Phương pháp✅ Giá✅ Giá HSSV
⭐Laser 1064 nm xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)1.300.0001.200.000
⭐Laser PDL xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)1.400.0001.300.000
⭐IPL Cellec V trị mụn600.000550.000
⭐Quang động trị liệu1.500.0001.400.000
⭐Mesotherapy trị mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)700.000600.000
⭐Mesotherapy trị mụn và kiểm soát bã nhờn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)2.500.0002.400.000
⭐Điện di trị mụn, kháng viêm và chống oxy hóa300.000280.000
⭐Chiếu ánh sáng sinh học Biolight100.000100.000
⭐Mặt nạ trị mụn và giảm nhờn CosMedical100.00090.000
⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE800.000700.000

Mụn nang là dạng tổn thương mụn trứng cá viêm nặng, có nguy cơ để sẹo rỗ rất cao nếu không điều trị kịp thời. Việc điều trị loại mụn này cần kết hợp đa phương thức, trong đó có việc sử dụng thuốc thoa tại chỗ và những công thức thuốc thoa kết hợp ngày càng có ưu thế. Công thức clindamycin + BPO đã được chứng minh có ưu thế trong điều trị mụn nang, đem lại hiệu quả giảm viêm sớm hơn. Nếu tình trạng mụn nặng và không đáp ứng với thuốc thoa trước đó, chúng tôi khuyến cáo nên gặp Bác sĩ Da liễu để được tư vấn các liệu trình điều trị và loại thuốc thoa khác phù hợp hơn.

banner gruop facebook

Tài liệu tham khảo

  1. Nobukazu Hayashi, Ichiro Kurokawa, Obukohwo Siakpere, Akira Endo. “Clindamycin phosphate 1.2%/benzoyl peroxide 3% fixed-dose combination gel versus topical combination therapy of adapalene 0.1% gel and clindamycin phosphate 1.2% gel in the treatment of acne vulgaris in Japanese patients: A multicenter, randomized, investigator-blind, parallel-group study”. J Dermatol. 2018 Aug;45(8):951-962
  2. Sewon Kang, Masayuki Amagai, Anna L. Bruckner, Alexander H. Enk. “Fitzpatrick’s Dermatology”.Accessmedicine.mhmedical.com
  3. Marita Kosmadaki, Andreas Katsambas. “Topical Treatments for acne”. Clin Dermatol. 2017 Mar-Apr;35(2):173-178
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84