Lăn kim, phương pháp sử dụng kim nhỏ sắc bén để kích thích tái tạo da, có thể khiến nhiều người e ngại khi lần đầu nghe đến. Tuy nhiên, với khả năng cải thiện làn da rõ rệt và được nhiều người nổi tiếng ưa chuộng, lăn kim nhanh chóng trở thành xu hướng làm đẹp không thể bỏ qua. Cùng Doctor Acnes khám phá xem lăn kim là gì và mang lại những tác dụng gì cho làn da trong bài viết dưới đây.
Lăn kim là gì?
Lăn kim, hay còn gọi là liệu pháp cảm ứng collagen (CIT), là phương pháp thẩm mỹ sử dụng một thiết bị có đầu kim nhỏ để tạo ra hàng nghìn vết thương siêu nhỏ trên bề mặt da. Những vết thương vi điểm này kích thích quá trình tự làm lành của da, giúp tăng cường sản sinh collagen và elastin, từ đó cải thiện độ đàn hồi và làm mịn da.
Lăn kim thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như sẹo mụn, nám, tàn nhang, nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể.
Lợi ích của lăn kim đối với làn da
Lăn kim là phương pháp thẩm mỹ được nghiên cứu rộng rãi trong ngành y khoa và đã được chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện nhiều vấn đề về da. Dưới đây là các tác dụng nổi bật của phương pháp này:
- Trị sẹo mụn
Lăn kim có tác dụng tốt trong điều trị sẹo mụn, đặc biệt là sẹo hình lượn sóng và sẹo chân đáy hộp. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 đã ghi nhận hiệu quả của lăn kim trong việc điều trị sẹo mụn.
Sau hai tháng điều trị với bốn lần lăn kim, 100% người tham gia đều nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về sẹo mụn, bất kể mức độ nặng nhẹ của vết sẹo. Lăn kim phá vỡ mô sẹo cũ và kích thích tái tạo mô da mới, từ đó giúp làm mờ sẹo và cải thiện kết cấu da.
- Trẻ hóa da và giảm nếp nhăn
Lăn kim giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, từ đó làm mờ nếp nhăn, bao gồm cả các nếp nhăn sâu. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy sau bốn lần lăn kim, các vết nếp nhăn và kết cấu da đã được cải thiện rõ rệt sau 90 đến 150 ngày điều trị. Ngoài ra, lăn kim còn có ít tác dụng phụ hơn so với các công nghệ xâm lấn khác như laser fractional CO2 hoặc vi kim RF.
- Giảm vết rạn da
Lăn kim cũng hiệu quả trong điều trị các vết rạn da. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau ba lần lăn kim, mỗi lần cách nhau một tháng, 44% người tham gia đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể về vết rạn da. Phương pháp này giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào và cải thiện kết cấu da, giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da.
- Điều trị tăng sắc tố và đốm nâu
Lăn kim có tác dụng làm sáng da và giảm sự xuất hiện của các đốm nâu, tăng sắc tố và da không đều màu. Phương pháp này giúp tái tạo lớp da mới, từ đó làm mờ thâm và đốm nâu, mang lại làn da sáng và đều màu hơn.
- Cải thiện kết cấu và thu nhỏ lỗ chân lông
Lăn kim có thể cải thiện kết cấu da, làm giảm lỗ chân lông to và tăng độ đàn hồi cho da. Khi da được kích thích tái tạo collagen, lớp da dưới cùng trở nên dày hơn, săn chắc và có độ đàn hồi tốt hơn. Điều này giúp làn da trở nên khỏe mạnh, căng mịn và săn chắc.
- Kết hợp với các liệu pháp khác
Lăn kim có thể kết hợp với các liệu pháp khác như tế bào gốc, PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) hoặc hyaluronic acid để tối ưu hóa kết quả điều trị. Các hoạt chất này sẽ được đưa sâu vào trong da qua các vết kim, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo da nhanh chóng.
Những ai nên thận trọng với phương pháp lăn kim?
Lăn kim là một phương pháp an toàn và hiệu quả cho hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần thận trọng hoặc không phù hợp với thủ thuật này. Dưới đây là các trường hợp cần lưu ý:
- Nhiễm trùng da
Lăn kim không được thực hiện khi da có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bao gồm cả virus Herpes labialis. Nếu đang bị nhiễm trùng, cần điều trị khỏi hoàn toàn trước khi thực hiện lăn kim.
Đặc biệt, những người có tiền sử nhiễm Herpes labialis có thể gặp nguy cơ tái phát virus trong quá trình phục hồi sau lăn kim. Trong trường hợp này, Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để dự phòng trước khi thực hiện thủ thuật.
- Mụn viêm
Nếu đang bị mụn trứng cá, đặc biệt là mụn nang hoặc mụn bọc, nên tránh lăn kim trên những vùng da này. Việc lăn kim có thể gây kích ứng và làm tăng mức độ viêm của mụn, khiến vi khuẩn lây lan và làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy đợi đến khi mụn viêm đã được điều trị ổn định mới bắt đầu quy trình lăn kim.
- Tiền sử sẹo lồi hoặc chậm lành vết thương
Những người có tiền sử sẹo lồi hoặc vết thương khó lành cần tham khảo Bác sĩ Da liễu trước khi thực hiện lăn kim.
- Rối loạn chảy máu hoặc sử dụng thuốc chống đông máu
Người bị rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông cần thông báo với Bác sĩ để điều chỉnh liệu trình điều trị phù hợp.
Tác dụng phụ của lăn kim
Lăn kim là phương pháp thẩm mỹ an toàn và hiệu quả, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ trong quá trình phục hồi. Những phản ứng thường gặp bao gồm:
- Đỏ da và kích ứng nhẹ: sau khi thực hiện, làn da có thể xuất hiện các vết đỏ, cảm giác căng, sưng, khô hoặc nhạy cảm. Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng 3 ngày.
- Chảy máu nhẹ: chảy máu hiếm khi xảy ra nếu kim được thay mới và sắc bén. Tuy nhiên, nếu sử dụng kim dài hơn để xâm nhập sâu vào lớp hạ bì hoặc đối với người có vấn đề về đông máu, chảy máu có thể xảy ra.
- Nhiễm trùng hoặc lây nhiễm chéo: nếu không tuân thủ quy trình vệ sinh đúng cách, như tái sử dụng kim mà không tiệt trùng, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc lây nhiễm chéo các bệnh lây qua đường máu như HIV hay viêm gan. Vì vậy, việc thực hiện lăn kim tại Phòng khám chuyên khoa uy tín, với Bác sĩ Da liễu có chuyên môn, là rất quan trọng.
- Thay đổi sắc tố da: một số người có thể gặp phải tình trạng thay đổi sắc tố da sau khi lăn kim, đặc biệt là ở những làn da nhạy cảm.
Để giảm thiểu những rủi ro này, lăn kim nên được thực hiện tại Phòng khám Da liễu uy tín dưới sự giám sát của Bác sĩ. Quy trình chuẩn y khoa cùng việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người thực hiện. Tránh thực hiện thủ thuật này tại các spa không có giấy phép, nơi quy trình không được chuẩn hóa.
Khi nào kết quả từ lăn kim có thể nhận thấy được?
Kết quả từ lăn kim có thể bắt đầu xuất hiện ngay lập tức sau khi thực hiện thủ thuật, khi các vi tổn thương kích hoạt quá trình tái tạo da. Tuy nhiên, kết quả rõ rệt thường thấy từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, khi quá trình tăng sinh collagen phát huy tác dụng.
Để đạt hiệu quả tối ưu, hầu hết khách hàng cần thực hiện nhiều liệu trình lăn kim, với mỗi liệu trình cách nhau khoảng một tháng. Số lần lăn kim phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người. Ví dụ, làm mờ nếp nhăn có thể cần ít nhất 2 liệu trình mỗi năm, trong khi điều trị sẹo mụn có thể cần đến 5 liệu trình, với mỗi lần cách nhau một tháng.
Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất cho từng tình trạng da, nên lên kế hoạch điều trị cụ thể và tư vấn từ Bác sĩ Da liễu.
So sánh lăn kim với các phương pháp tái tạo bề mặt da khác
Lăn kim và các phương pháp tái tạo bề mặt da khác đều có khả năng cải thiện kết cấu da, giảm sẹo mụn, làm mờ nếp nhăn và thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng:
- Peel da: phương pháp peel da bằng hóa chất có thể mang lại hiệu quả tương tự lăn kim, nhưng thường cần phối hợp với các kỹ thuật khác để tối ưu hóa kết quả. Peel da giúp tái tạo da và làm sáng da, nhưng không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng độc lập.
- Laser: các phương pháp tái tạo da bằng laser, đặc biệt là laser fractional CO2, có thể mang lại hiệu quả nhanh hơn so với lăn kim, nhưng lại yêu cầu thời gian hồi phục lâu hơn. Chi phí cho mỗi liệu trình điều trị bằng laser cũng cao hơn, mặc dù số lần điều trị cần thiết ít hơn so với lăn kim.
- Vi kim RF: phương pháp này kết hợp giữa lăn kim và sóng radio tần số cao, giúp kích thích sản sinh collagen sâu hơn, cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của da. So với lăn kim, vi kim RF đạt hiệu quả nhanh và cao hơn trong việc cải thiện độ săn chắc nhờ sóng RF thâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao hơn rất nhiều so với lăn kim.
Mặc dù cả ba phương pháp này đều có những ứng dụng tương tự trong điều trị tái tạo da, không có nghĩa là chúng có thể thay thế được nhau hoàn toàn. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cần được thảo luận và quyết định dựa trên tình trạng da cụ thể và lời khuyên từ Bác sĩ Da liễu.
Xem thêm các bài viết liên quan
Quy trình lăn kim tại Doctor Acnes
Tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, Bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thực hiện lăn kim theo đúng chuẩn y khoa với các bước như sau:
- Bước 1: thăm khám với Bác sĩ Da liễu để đánh giá và chỉ định thực hiện.
- Bước 2: làm sạch da mặt, tẩy trang để đảm bảo bề mặt da thông thoáng.
- Bước 3: chụp ảnh vùng da để theo dõi kết quả.
- Bước 4: bôi kem gây tê trong 20 – 30 phút.
- Bước 5: lau sạch thuốc tê, sát trùng da bằng povidine, sau đó làm sạch vùng da cần điều trị lại lần nữa với nước muối sinh lý.
- Bước 6: chuẩn bị thiết bị lăn kim.
- Bước 7: Bác sĩ Da liễu thực hiện lăn kim (có thể kết hợp thêm các liệu pháp điều trị sẹo rỗ khác như đã được tư vấn ở bước 1).
- Bước 8: hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim để tối ưu hiệu quả điều trị.
Thời gian giữa các buổi lăn kim nên cách nhau 2 – 4 tuần để da có đủ thời gian phục hồi và tái tạo. Trung bình, cần 3 – 5 buổi điều trị để đạt được kết quả mong muốn. Sau đó, có thể duy trì 1 – 2 buổi mỗi năm nhằm giữ vững hiệu quả lâu dài, kích thích sản sinh collagen liên tục và giúp da luôn khỏe mạnh, mịn màng.
Bảng giá dịch vụ lăn kim tại Phòng khám Doctor Acnes
Phương pháp | Giá | Giá HSSV |
⭐Phi kim m.pen [pro] (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.300.000 | 1.200.000 |
⭐Lăn kim trị sẹo mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.100.000 | 1.000.000 |
Tóm lại, lăn kim là phương pháp hiệu quả và an toàn để điều trị các vấn đề như sẹo mụn, nếp nhăn, lỗ chân lông to và một số vấn đề về da khác. Phương pháp này mang lại kết quả rõ rệt với thời gian phục hồi nhanh. Nếu muốn trải nghiệm lăn kim tại địa chỉ uy tín, Doctor Acnes là lựa chọn lý tưởng. Liên hệ ngay qua hotline 07 0838 0878 để được tư vấn và đặt lịch nhé.
Tài liệu tham khảo
- “Microneedling: The Latest Craze in Skin Care“. Healthline
- “What is microneedling? Benefits and use“. MedicalNewsToday
- “What Is Microneedling? Benefits, Costs, Side Effects, and More“. Everyday Health
- Alster TS, Graham PM. “Microneedling: A Review and Practical Guide“. Dermatol Surg. 2018 Mar;44(3):397-404. doi: 10.1097/DSS.0000000000001248
- Hou A, Cohen B, et al. “Microneedling: A Comprehensive Review“. Dermatol Surg. 2017 Mar;43(3):321-339. doi: 10.1097/DSS.0000000000000924
- Ablon G. “Safety and Effectiveness of an Automated Microneedling Device in Improving the Signs of Aging Skin“. J Clin Aesthet Dermatol. 2018 Aug;11(8):29-34