Những điều cần biết khi điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP

Ngày 09/10/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Trong liệu trình điều trị sẹo rỗ, PRP (platelet rich plasma) được biết đến như phương pháp bổ trợ giúp tăng sinh collagen, cung cấp các yếu tố tăng trưởng và protein cần thiết để khôi phục và tái tạo da một cách hoàn hảo. Có thể thoa PRP lên vết sẹo nhưng kỹ thuật tiêm mesotherapy vào chân đáy sẹo sau khi cắt đáy được cho là mang lại hiệu quả đầy sẹo cao hơn, giúp quá trình tăng sinh collagen được tối ưu hóa. Trong bài viết này Doctor Acnes sẽ mang đến những kiến thức hữu ích về phương pháp PRP trong điều trị sẹo rỗ.

Phương pháp PRP là gì?

PRP là viết tắt của “platelet-rich plasma”, có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Tiểu cầu là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu và kiểm soát quá trình viêm, giúp lành thương hiệu quả.

Lượng tiểu cầu trong máu ở trạng thái sinh lý bình thường là khoảng 150 triệu – 400 triệu tiểu cầu/ml. Huyết tương giàu tiểu cầu PRP phải có nồng độ tiểu cầu cao hơn ngưỡng này từ 3 – 9 lần, tức vào khoảng 109 tiểu cầu/ml, nhằm mục đích thu thập và tập trung toàn bộ lượng tiểu cầu có lợi trong mỗi mũi tiêm điều trị.

Phương pháp PRP sử dụng máu của chính bệnh nhân, được tách riêng phần huyết tương giàu tiểu cầu và sau đó tiêm trở lại vào vùng cần điều trị. Huyết tương giàu tiểu cầu chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp kích thích quá trình lành vết thương, tăng cường sự phục hồi và tái tạo mô.

Phương pháp PRP thường được sử dụng trong chấn thương, làm đẹp da, phục hồi tóc và điều trị các vấn đề liên quan đến mô mềm. PRP được cho là an toàn và hiệu quả vì nó sử dụng yếu tố kích thích tự nhiên từ chính cơ thể của bệnh nhân, giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ và tăng khả năng phục hồi. Tuy nhiên, như mọi phương pháp y tế, PRP cần được thực hiện bởi các Bác sĩ có kinh nghiệm và được kiểm soát chặt chẽ tại các cơ sở y tế được cấp phép để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

PRP là viết tắt của platelet-rich plasma, có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu
PRP là viết tắt của platelet-rich plasma, có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu

Phương pháp PRP được dùng trong việc điều trị sẹo rỗ như thế nào?

Phương pháp PRP (platelet-rich plasma) là một phương pháp không phẫu thuật, sử dụng chính cơ chế tự phục hồi của cơ thể để làm mờ và cải thiện sẹo rỗ. Mặc dù, chỉ định của PRP là điều trị tất cả các hình thái sẹo, tuy nhiên nó lại ưu thế trong điều trị sẹo đáy tròn hay sẹo rolling.

Để thực hiện liệu trình, Bác sĩ hoặc Điều dưỡng sẽ tiến hành lấy một lượng nhỏ khoảng 20 – 50ml máu từ bệnh nhân. Máu sau đó được đựng trong một ống chuyên dụng và đặt trong máy quay ly tâm tự động để chiết tách các thành phần của máu.

Quá trình ly tâm giúp tách huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) ra khỏi các thành phần khác. Lượng huyết tương này sẽ được tiêm trực tiếp vào đáy sẹo rỗ đã được bóc tách trước đó thông qua liệu pháp mesotherapy.

Huyết tương giàu tiểu cầu chứa các yếu tố tăng trưởng và protein, có khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào da, tăng cường sản xuất collagen và elastin, lấp đầy thể tích vùng da sẹo rỗ bị khuyết mô. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 30 đến 60 phút tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của sẹo rỗ. 

Quá trình ly tâm giúp tách huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) ra khỏi các thành phần khác
Quá trình ly tâm giúp tách huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) ra khỏi các thành phần khác

Ngoài ra, PRP còn có thể thoa lên da sau quy trình lăn kim hoặc laser trị sẹo rỗ. Bên cạnh mục đích tái tạo bề mặt sẹo rỗ, lăn kim và laser cũng tạo các kênh dẫn hoạt chất, trong đó có PRP nhằm đưa thuốc xuống dưới da để hoạt động. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó đạt được độ sâu mong muốn. Vì vậy, phương pháp tiêm meso PRP thường được ưa chuộng hơn để đảm bảo hoạt chất được đưa đến đúng vị trí cần điều trị là chân đáy sẹo rỗ. 

Hơn nữa, việc điều trị sẹo rỗ còn phụ thuộc rất lớn vào hình thái sẹo. Bên cạnh PRP, để có hiệu quả tối đa, thông thường Bác sĩ sẽ kết hợp thêm các phương pháp khác như cross TCA, laser CO2 fractional, RF microneedle…   

Để đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn chăm sóc da sau điều trị, bao gồm việc tránh ánh nắng trực tiếp và sử dụng kem chống nắng. Tùy thuộc vào mức độ và loại sẹo rỗ, bệnh nhân có thể cần nhiều liệu trình PRP để đạt được kết quả tối ưu. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy cải thiện ngay sau một liệu trình, trong khi những người khác có thể cần từ 3 đến 6 liệu trình để thấy kết quả rõ rệt.

Ưu điểm khi điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP

Một số lợi ích của việc điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP có thể kể đến như sau.

  • Kích thích tái tạo da: PRP chứa các yếu tố tăng trưởng và protein cần thiết để kích thích quá trình tái tạo da. Do đó, khi được tiêm vào vùng da bị sẹo rỗ, PRP giúp tăng cường sản xuất collagen và elastin, làm mờ sẹo và cải thiện kết cấu da.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: PRP giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất và oxy tới các tế bào da, giúp tái tạo và phục hồi da nhanh chóng. 
  • Làm mờ sẹo rỗ: PRP có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp làm mờ và giảm thiểu sẹo rỗ. Kết quả điều trị PRP thường được nhìn thấy sau vài tuần và tiếp tục cải thiện theo thời gian.
  • An toàn cao và ít gây tác dụng phụ: phương pháp PRP sử dụng chính máu của bệnh nhân, nên không gây phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc tiêm PRP vào da cũng không đòi hỏi thời gian nghỉ dưỡng và không để lại sẹo.
  • Kết hợp được với các phương pháp điều trị khác: PRP có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị sẹo rỗ khác như bóc tách đáy sẹo, laser, RF microneedle để tăng cường hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả của việc điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP có thể khác nhau đối với từng người và tùy thuộc vào mức độ và loại sẹo rỗ.

Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes

Nhược điểm khi điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP

PRP có tính tự thân, có nghĩa là nó chứa các chất có nguồn gốc trực tiếp từ cơ thể bệnh nhân. Việc này làm giảm các nguy cơ phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi tiến hành liệu trình điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro khi thực hiện PRP như:

  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau buốt và nhạy cảm thoáng qua da có thể bị mẩn đỏ, ngứa và bầm tím nhẹ, thường sẽ hết sau 2 – 5 ngày điều trị.   
  • Mặc dù kỹ thuật tiêm PRP đúng cách, nhưng vẫn có khả năng nhiễm trùng mặc dù rất hiếm khi xảy ra.        
  • Nếu quá trình thực hiện PRP không được kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, dễ mắc các bệnh qua đường máu nguy hiểm như viêm gan B, viêm gan C và thậm chí HIV/AIDS.
  • Không có tác dụng nếu quy trình chiết tách không đúng kỹ thuật, sử dụng bộ kit không đạt chuẩn nên không chiết tách được tiểu cầu.

Xem thêm các bài viết liên quan

Ai phù hợp điều trị bằng phương pháp PRP?

PRP là một giải pháp hiệu quả và hiện đại, có thể dùng cho nhiều vấn đề về làn da như:

  • Bệnh nhân đang gặp các vấn đề về sẹo, sẹo rỗ, sẹo thâm.
  • Bệnh nhân mong muốn làn da được trẻ hóa, căng mịn, xóa bỏ nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa, chảy xệ…

Những trường hợp không nên điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP

Vì là phương pháp sử dụng máu tự thân nên chất lượng máu rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị. Những trường hợp sau đây tuyệt đối không điều trị bằng PRP:

  • Bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cao như viêm gan, HIV/AIDS…
  • Bệnh nhân có huyết động không ổn định, mắc hội chứng rối loạn chức năng tiểu cầu, giảm số lượng tiểu cầu nặng, nhiễm trùng huyết, suy giảm miễn dịch.
  • Các cơ địa lành thương kém như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch sẽ khó khăn khi sử dụng phương pháp PRP.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp chống đông.
  • Nhiễm trùng da tại vị trí làm liệu trình.
  • Thai nghén.

Những trường hợp chống chỉ định PRP tương đối.

  • Sử dụng liên tục NSAID trong vòng 48 giờ trước khi điều trị bằng PRP.
  • Tiêm corticosteroid tại vùng điều trị trong vòng 1 tháng trước khi điều trị.
  • Sử dụng corticosteroid toàn thân trong vòng 2 tuần.
  • Hút thuốc lá.
  • Có sốt hoặc bệnh lý cấp tính gần thời gian điều trị bằng PRP.
  • Ung thư – đặc biệt là ung thư máu và ung thư xương.
  • Bệnh nhân có nồng độ hemoglobin dưới 110 g/l.
  • Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 150.000/mm³.
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị sẹo rỗ
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị sẹo rỗ

Bảng giá dịch vụ huyết tương giàu tiểu cầu PRP tại Phòng khám Doctor Acnes

✅ Phương pháp ✅ Giá ✅ Giá HSSV
⭐Mesotherapy huyết tương giàu tiểu cầu PRP trị sẹo (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.500.000 1.400.000
⭐Mesotherapy PRP T-LAB kit chuẩn CE (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 3.500.000 3.400.000

Trong điều trị sẹo rỗ, PRP (plasma rich platelet) đã được công nhận là một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn giúp kích thích quá trình tái tạo da, làm mờ và giảm thiểu sẹo rỗ. Nếu đang gặp các vấn đề về sẹo rỗ, hãy đến Phòng khám Doctor Acnes, bệnh nhân sẽ được tiếp cận với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại với cam kết đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

  1. Platelet-Rich Plasma (PRP): What Is PRP and What Is Not PRP?“. Implant dentistry
  2. Assessment of the efficacy and safety of single platelet-rich plasma injection on different types and grades of facial wrinkles“. Wiley onlinelibrary
  3. Combined autologous platelet-rich plasma with microneedling verses microneedling with distilled water in the treatment of atrophic acne scars: a concurrent split-face study“. Wiley onlinelibrary
  4. Elizabeth Schoenberg, Mackenzie O’Connor, Jordan V Wang. “Microneedling and PRP for acne scars: A new tool in our arsenal“. NIH
  5. Everything you need to know about microneedling with PRP“. MedicalNewsToday

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status