Hiệu quả và an toàn của CROSS TCA trong điều trị sẹo chân đá nhọn

Ngày 29/10/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Có nhiều kỹ thuật điều trị cho sẹo mụn dạng rỗ như bóc tách đáy sẹo, mài sẹo, và tái tạo bề mặt bằng peel hóa học, lăn kim hay laser CO2 fractional rất hữu ích cho các vết sẹo rỗ nông, nhưng lại không đủ hiệu quả cho các vết sẹo sâu hơn như sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar) vì loại sẹo này có chân kéo sâu vào lớp trung bì và mô dưới da. Đứng trước thách thức này, các Bác sĩ Da liễu đã nghiên cứu và tìm ra kỹ thuật CROSS TCA trong điều trị sẹo rỗ chân đá nhọn với kết quả hết sức ấn tượng.

Phân loại sẹo mụn

Sẹo mụn dạng rỗ được phân thành ba loại: sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar), sẹo rỗ hình lượn sóng (rolling scar) và sẹo rỗ dạng chân hộp (boxcar scar). Các loại sẹo rỗ này được cho là có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các tổn thương do mụn và việc điều trị mụn có kịp thời hay không. 

Sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar) là các sẹo hẹp, có miệng rộng dưới 2 mm nhưng lại có đáy sâu làm da trông như có dấu lấm chấm. Loại sẹo này có miệng sẹo rộng hơn so với vùng đáy sâu hơn nhưng hẹp hơn, tạo thành hình chữ “v”. Sẹo rỗ hình lượn sóng (rolling scar) là các sẹo lõm có các cạnh dốc nhẹ, trong khi đó, sẹo rỗ dạng chân hộp (boxcar scar) có thể nông hoặc sâu, giao diện cắt ngang như hình chữ “u” và miệng sẹo có thể là hình tròn, đa giác hoặc tuyến tính. 

>>>xem thêm: Phân loại sẹo rỗ và cách điều trị sẹo chuẩn y khoa

Phân loại sẹo mụn dạng rỗ

Kỹ thuật CROSS TCA là gì?

Tái tạo sẹo tại chỗ (CROSS) là một kỹ thuật sử dụng acid trichloroacetic (TCA) nồng độ cao, thường là 100% trên các vết sẹo mụn dạng rỗ để khởi phát viêm sau đó là tăng sinh collagen. Kỹ thuật này đã được chứng minh lâm sàng là giúp vết sẹo mờ đi và cải thiện thẩm mỹ da.

Acid trichloroacetic (TCA) là một tác nhân tẩy tế bào chết được sử dụng trên lâm sàng trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn được sử dụng cho peel da bề mặt và trung bình. Độ sâu của peel thay đổi tùy theo nồng độ của TCA: nồng độ cao hơn có thể đạt đến độ sâu sâu hơn và chỉnh sửa các vết sẹo sâu hơn. TCA là một tác nhân tự trung hòa và không bị hấp thụ vào tuần hoàn máu, do đó nồng độ cao của TCA có thể được sử dụng một cách an toàn.

Để hiệu quả cải thiện sẹo đạt tối đa và hạn chế các biến chứng như hình thành sẹo mới và thay đổi sắc tố da có thể xảy ra với peel da sâu hoặc trung bình với TCA, các Bác sĩ Da liễu đã nghiên cứu và tìm ra kỹ thuật tái tạo sẹo tại chỗ với TCA, tức chỉ áp dụng tác nhân peel da này giới hạn tại các vết sẹo. Kỹ thuật này còn được gọi tắt là CROSS TCA.

Trong kỹ thuật này, TCA nồng độ cao, thường là 100% được áp dụng tập trung, bằng cách nhấn một dụng cụ bằng gỗ được mài sắc, cứng đã được thấm TCA trên toàn bộ khu vực lõm của vết sẹo chân đá nhọn (ice pick scar). Một màng như sương mờ sẽ xuất hiện trên mỗi vết sẹo sau khi Bác sĩ Da liễu thao tác CROSS TCA. Các vết thương được tạo ra nhanh chóng được chữa lành trong ba đến bốn ngày sau đó và hạn chế được tối đa biến chứng vì các mô bình thường liền kề không bị ảnh hưởng. 

Chấm TCA Phòng khám Doctor Acnes
CROSS TCA trị sẹo tại Phòng khám Doctor Acnes được thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu chuyên sâu về điều trị sẹo

Chứng cứ lâm sàng của kỹ thuật CROSS TCA

Một nghiên cứu đánh giá sự an toàn và hiệu quả của kỹ thuật CROSS này với nồng độ TCA tối đa (100%) trong việc kiểm soát sẹo mụn chân đá nhọn (ice pick scar) đã được thực hiện bởi Deepali và cộng sự vào năm 2010.

Trong nghiên cứu này, mười bệnh nhân bị sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar) chiếm ưu thế đã được điều trị bằng kỹ thuật CROSS, sử dụng TCA 100%, tổng cộng bốn lần, mỗi lần cách nhau hai tuần. Sau bốn lần điều trị, sẹo rỗ dạng chân đá nhọn (ice pick scar) được đánh giá bởi cả bác sĩ và bệnh nhân là cải thiện rất tốt (hơn 70% so với ban đầu) ở tám trong số mười bệnh nhân và cải thiện tốt (50 – 70% so với ban đầu) ở hai bệnh nhân còn lại.

Quy trình thực hiện chấm TCA trị sẹo rỗ tại Phòng phám Da liễu Doctor Acnes

Trước khi bắt đầu kỹ thuật CROSS TCA, bệnh nhân sẽ được Bác sĩ Da liễu chỉ định kem bôi có chứa tretinoin 0,025% vào ban đêm và kem chống nắng có chứa avobenzone, octinoxate và 4% hydroquinone vào buổi sáng trong hai tuần.

Tại buổi thực hiện CROSS TCA, vùng da điều trị sẽ được làm sạch bằng sữa rửa mặt và nước sạch, sau đó tẩy chất nhờn trên da bằng acetone. Kỹ thuật CROSS TCA tại Phòng khám Doctor Acnes được thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu.

Da được kéo căng đến tận cùng của vết sẹo và TCA 100% sau đó được áp dụng tập trung, bằng cách ấn một dụng cụ bằng gỗ được mài sắc, cứng đã được thấm TCA trên toàn bộ khu vực lõm của vùng sẹo mụn chân đá nhọn (ice pick scar), phải thật cẩn thận để tránh TCA lan ra vùng da xung quanh.

Da được tiếp tục giữ căng và được theo dõi cẩn thận cho đến khi xuất hiện một lớp đục mờ tại vùng da thực hiện CROSS TCA. Lớp đục mờ này thường được nhìn thấy trong 10 – 15 giây và là kết quả của sự đông tụ protein biểu bì da và được xem như là biểu hiện để các Bác sĩ Da liễu theo dõi độ sâu của vết thương tại nơi chấm TCA. Sự hình thành lớp mài được quan sát vào ngày hôm sau, và mài này sẽ tróc ra từ ba đến bốn ngày ở hầu hết các bệnh nhân.

Tác dụng phụ của trị liệu CROSS TCA là cảm giác châm chích và nóng rát tại nơi điều trị nhưng cảm giác này sẽ mất đi trong bốn đến sáu giờ sau đó, hiếm khi xảy ra tăng hoặc giảm sắc tố tạm thời hoặc kéo dài. Nói chung không có tác dụng phụ đáng kể đã được ghi nhận với kỹ thuật này trên y văn. Tuy nhiên cần lưu ý là trong bối cảnh nghiên cứu lâm sàng và tại các Phòng khám Da liễu của Bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật này phải được thực hiện bởi Bác sĩ để hạn chế và phòng tránh tối đa tác dụng phụ.

Sau khi thực hiện CROSS TCA, kem chống nắng được các Bác sĩ Da liễu khuyên dùng cho đến khi lớp mài được bong tróc ra và tiếp tục sử dụng ít nhất một tháng sau đó, đặc biệt ở những người có một công việc đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như làm việc bên ngoài. Không cần sử dụng kháng sinh đường uống sau kỹ thuật này. Bệnh nhân có thể trang điểm bình thường. Một tuần sau CROSS TCA, kem bôi da có chứa tretinoin 0,025% được khuyến cáo sử dụng lại vào ban đêm ở tất cả các bệnh nhân. 

Có thể nói kỹ thuật CROSS với TCA 100% là một kỹ thuật an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và ít xâm lấn để điều trị các vết sẹo mụn dạng chân đá nhọn (ice pick scar), một tổn thương da rất khó điều trị. Tuy nhiên như đã nói ở trên, không có kỹ thuật nào là duy nhất và hiệu quả cho sẹo mụn và do đó nhiều kỹ thuật cần phải được sử dụng trong cùng một liệu trình điều trị sẹo mụn. Sau khi đáy chân sẹo được nâng lên cao hơn, các kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng peel hóa học, lăn kim hay laser CO2 fractional sẽ rất hữu ích để hoàn thiện liệu trình nhằm đạt được hiệu quả trị sẹo mụn tối ưu.

Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị sẹo rỗ thành công tại Doctor Acnes

Xem thêm các bài viết liên quan

Chi phí điều trị với kỹ thuật CROSS TCA tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes

Tại Phòng khám Doctor Acnes, giá cho 1 lần CROSS TCA là 500.000 VNĐ, giá ưu đãi cho học sinh sinh viên là 450.000 VNĐ. Mời khách hàng tham khảo bảng giá đầy đủ của Phòng khám Da liễu Doctor Acnes tại đây.

Như thông tin ở trên sau khi CROSS TCA, Bác sĩ Da liễu sẽ kê toa thêm cho bạn các sản phẩm chống nắng và kem bôi có chứa tretinoin để bảo vệ da mặt trong giai đoạn chữa lành và tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Chất lượng của các sản phẩm dưỡng da có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của kỹ thuật CROSS TCA cũng như thời gian kéo dài của hiệu quả điều trị, nhưng bạn cứ yên tâm là tại Phòng khám của chúng tôi, Bác sĩ Da liễu sẽ tư vấn để chọn cho bạn sản phẩm chăm sóc da phù hợp nhất với tình trạng da và tài chính của từng khách hàng.

Bảng giá dịch vụ CROSS TCA tại Phòng khám Doctor Acnes

Phương pháp Giá Giá HSSV
⭐Cross TCA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 500.000 450.000

 

Tài liệu tham khảo

  1. Deepali Bhardwaj, Niti Khunger. “An Assessment of the Efficacy and Safety of CROSS Technique with 100% TCA in the Management of Ice Pick Acne Scars”. Journal of Cutaneous and Aesthetic Surgery. 2010 May-Aug; 3(2):93–96
  2. Healthline.com “About TCA Chemical Peels”
  3. Anitha B. (2010). “Prevention of complications in chemical peeling”. Journal of Cutaneous and Aesthetic Surgery. 2010 Sep-Dec; 3(3):186–188
  4. ASDS.net “Chemical peels: What is a chemical peel?”. American Society of Dermatologic Surgery
  5. The American Society for Aesthetic Plastic Surgery, Inc. “Cosmetic surgery national data bank statistics. (2018)”. Aesthetic Surgery Journal. 2018 May 26;38(suppl_3):1-24
  6. Dayal S, et al.  (2017). “Clinical efficacy and safety on combining 20% Trichloroacetic Acid peel with topical 5% ascorbic acid for melasma”. JCDR. 2017 Sep;11(9):WC08-WC11
  7. Khunger N, et al. (2008). “Standard guidelines of care for chemical peels”. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2008 Jan;74 Suppl:S5-12
  8. Kumari R, et al. (2010). “Comparative study of trichloroacetic acid versus glycolic acid chemical peels in the treatment of melasma”. Indian J Dermatol Venereol Leprol. Jul-Aug 2010;76(4):447
  9. Mayo Clinic Staff. “Chemical peel”. 2018 May
  10. Nikalji N, et al. (2012). “Complications of medium depth and deep chemical peels”. Journal of Cutaneous and Aesthetic Surgery. 2012 Oct-Dec; 5(4): 254–260
  11. Puri N. (2012). “Comparative study of 15% TCA peel versus 35% glycolic acid peel for the treatment of melasma”. Indian Dermatology Online Journal. 2012 May-Aug; 3(2): 109–113

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84