Cách phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen

Được đăng bởi Doctor Acnes vào ngày 30/05/2024

Rất nhiều người thường gặp tình trạng sợi bã nhờn và mụn đầu đen trên da, nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt chúng. Dù cả hai đều xuất hiện dưới dạng những điểm đen nhỏ, nguyên nhân và cách điều trị lại có đôi chút khác nhau. Trong bài viết này, Doctor Acnes sẽ chia sẻ cách phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen, cùng những phương pháp điều trị hiệu quả để duy trì làn da sáng khỏe và mịn màng.

Sợi bã nhờn là gì?

Sợi bã nhờn là thành phần quan trọng của hệ thống nang lông – tuyến bã. Chúng giúp vận chuyển dầu từ tuyến bã nhờn ra da, có vai trò làm mềm, tăng độ ẩm cho da… Sợi bã nhờn được hình thành bởi hỗn hợp các lipid bã nhờn và tế bào chết xung quanh nang lông dưới hình dạng sợi nhỏ.

Sợi bã nhờn thường có màu trắng hoặc vàng, chúng tập trung chủ yếu ở vùng da tiết nhiều dầu nhờn như vùng chữ T (mũi, trán, cằm) và má. Tuy nhiên, các tuyến dầu có ở khắp cơ thể, vì vậy các sợi bã nhờn đôi khi cũng xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.

sợi bã nhờn là gì
Sợi bã nhờn được hình thành bởi hỗn hợp các lipid bã nhờn và tế bào chết xung quanh nang lông

Mụn đầu đen là gì?

Mụn đầu đen hình thành tại các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi tế bào chết, vi khuẩn và bụi, khiến bã nhờn được sinh ra không thể thoát ra khỏi bề mặt da. Khi đó, đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng.

Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, phổ biến nhất là ở má và mũi. Đôi khi, loại mụn này còn có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.

mụn đầu đen là gì
Mụn đầu đen hình thành tại các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn bởi tế bào chết, vi khuẩn và bụi

Vậy phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen thế nào?

Do có cùng vị trí xuất hiện trên da mặt và có vẻ ngoài khá giống nhau nên không ít người thường nhầm lẫn giữa mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Sợi bã nhờn có một số đặc điểm riêng biệt giúp nhận biết và phân biệt chúng với các loại vấn đề da khác như mụn đầu đen.

Kích thước của mụn đầu đen thường lớn hơn sợi bã nhờn và xuất hiện riêng lẻ từng nốt mụn. Khác với mụn đầu đen, sợi bã nhờn không phải là một loại mụn. Sợi bã nhờn ko gây tắc nghẽn, nó là một thành phần của hệ thống nang lông tuyến bã.

Tiêu chí Mụn đầu đen Sợi bã nhờn
Cơ chế hình thành Lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn tích tụ lâu ngày. Xảy ra tự nhiên, là cấu trúc sinh lý của da, cấu tạo từ các lớp tế bào sừng bao quanh hỗn hợp các chất lipid và vi sinh vật tại đơn vị nang lông.
Nơi xuất hiện Thường xuất hiện vùng chữ T. Thường xuất hiện vùng chữ T.
Dấu hiệu nhận biết Đầu mụn gồ lên trên da, màu nâu sẫm hoặc đen, cứng.

Bề mặt da hơi sần sùi.

Thường đi kèm các loại mụn trứng cá khác.

Sợi màu vàng nhạt hoặc xám, kích thước nhỏ, mềm.

Bề mặt da tương đối mịn.

Không trực tiếp gây ra mụn, nhưng chúng có thể góp phần vào quá trình hình thành mụn nếu không được quản lý và chăm sóc da đúng cách.

cách phân biệt mụn đầu đen và sợi bã nhờn
Sự khác nhau giữa sợi bã nhờn và mụn đầu đen

Cách điều trị sợi bã nhờn và mụn đầu đen tại Phòng khám Da liễu

Về nguyên tắc, các phương pháp điều trị sợi bã nhờn và mụn đầu đen là giống nhau, ngoại trừ việc mụn đầu đen có thể được loại bỏ ra khỏi da bằng phương pháp lấy nhân mụn còn sợi bã nhờn thì không.

Tại các Phòng khám Da liễu, các phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp làm thu nhỏ lỗ chân lông, từ đó làm giảm sự xuất hiện của sợi bã nhờn và mụn đầu đen, giúp tăng tính thẩm mỹ của da.

Lăn kim

Lăn kim là một kỹ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu sử dụng nhiều kim nhỏ siêu bén và vô trùng để tạo ra các vết thương vi điểm có kiểm soát trên da. Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp cảm ứng collagen, đã được chứng minh có hiệu quả thu nhỏ lỗ chân lông. Hiệu quả của lăn kim không quá cao nhưng bù lại đây là phương pháp khá rẻ tiền và dễ thực hiện.

RF microneedle

RF microneedle sử dụng các đầu kim siêu nhỏ kết hợp với sóng RF để cung cấp năng lượng sâu vào các lớp dưới da mà không gây tổn thương đáng kể cho lớp biểu bì. Cơ chế hoạt động của công nghệ này đã được nghiên cứu và kiểm chứng về độ an toàn cũng như hiệu quả trong việc điều trị mụn.

RF microneedle không chỉ giúp hạn chế hoạt động của tuyến bã nhờn mà còn sản sinh các phân tử oxy hoạt tính có tính kháng khuẩn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn tăng cường sự xuất hiện của các yếu tố bảo vệ, giúp tái tạo làn da.

Laser thu nhỏ lỗ chân lông

Laser có thể tác động đến tuyến bã nhờn bằng cách làm giảm kích thước lỗ chân lông. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào bước sóng và mức độ năng lượng sử dụng vì vậy nên lựa chọn điều trị tại các cơ sở được cấp phép hoạt động và được Bác sĩ Da liễu có chứng chỉ hành nghề trực tiếp thực hiện.

Peel da

Peel da là một phương pháp sử dụng các chất hóa học để lấy đi lớp tế bào chết trên bề mặt da. Quá trình peel sẽ loại bỏ lớp da chết và bã nhờn tích tụ, làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm sự tắc nghẽn và loại bỏ sợi bã nhờn hiệu quả.

Một số thành phần phổ biến trong peel da bao gồm acid salicylic, acid glycolic và acid trichloroacetic (TCA), retinol.

cách điều trị sợi bã nhờn và mụn đầu đen
Một số phương pháp giúp điều trị sợi bã nhờn và mụn đầu đen tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách loại bỏ sợi bã nhờn hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan

Cách chăm sóc làn da bị mụn đầu đen và sợi bã nhờn

Bên cạnh các phương pháp điều trị mụn đầu đen và sợi bã nhờn như đã đề cập ở trên, nên chăm sóc da tại nhà theo các bước sau để ngăn hình thành mụn đầu đen mới và kiểm soát sợi bã nhờn hiệu quả hơn.

Bước 1: làm sạch da

Tẩy trang đây là một bước quan trọng trong chăm sóc da hằng ngày. Đặc biệt, những người thường xuyên sử dụng kem chống nắng hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất, dầu mỡ dù không trang điểm vẫn cần tẩy trang vì nếu chỉ sử dụng sữa rửa mặt hoặc chỉ rửa bằng nước không thể làm sạch hết bụi bẩn, dầu nhờn trên da, lâu ngày sẽ khiến da bị bít tắc và dễ sinh mụn

Rửa mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và mỹ phẩm khỏi da, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Nên chọn sữa rửa mặt chứa acid salicylic giúp làm sạch sâu và tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Rửa mặt hằng ngày sáng và tối, nhẹ nhàng massage khoảng 30 giây rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Mụn đầu đen hình thành do tắc nghẽn bã nhờn và tế bào chết trong lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào chết và giảm mụn đầu đen mới. Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần tùy loại sản phẩm và da. Có hai loại:

  • Tẩy tế bào chết cơ học: dùng hạt mịn (muối, đường) để làm sạch, phù hợp với da dày và da dầu. Tuy nhiên, tránh chà xát quá mạnh để không gây kích ứng.
  • Tẩy tế bào chết hóa học: sử dụng AHA, BHA, PHA để phá vỡ liên kết giữa tế bào chết và lớp biểu bì. Cần cẩn thận với liều lượng để tránh kích ứng da.

Bước 2: thoa các sản phẩm đặc trị và giảm tiết bã nhờn

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da như serum hay kem dưỡng có các thành phần sau, nhằm hạn chế sự xuất hiện của mụn đầu đen.

  • BHA: giúp làm sạch sâu lỗ chân lông và loại bỏ bã nhờn, tế bào chết. Sử dụng BHA từ 1-2 lần/tuần vào buổi tối sau rửa mặt, thoa đều sản phẩm lên mặt và cổ bằng bông sạch. Tránh sử dụng BHA quá thường xuyên hoặc kết hợp với AHA, PHA, retinol hay vitamin C để tránh kích ứng.
  • Retinoid: là nhóm dẫn xuất vitamin A giúp đẩy nhanh tái tạo tế bào, bong sừng và giảm bã nhờn. Thoa lớp mỏng retinoid vào buổi tối sau rửa mặt.
  • Niacinamide: đây là hoạt chất giúp giảm tiết bã nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông và cân bằng dầu. Sử dụng kem dưỡng hoặc serum chứa niacinamide vào sáng và tối sau khi rửa mặt. Nếu có da nhạy cảm, hãy bắt đầu với nồng độ thấp hơn và tăng dần lên.
  • Tea tree oil: tinh dầu tràm trà giúp kiểm soát mụn đầu đen. Thoa một giọt lên vùng da mụn đầu đen sau khi làm sạch. Không cần rửa lại. Sử dụng một hoặc hai lần mỗi ngày.
  • Đắp mặt nạ: sử dụng mặt nạ đất sét hoặc than tre 1-3 lần/tuần để hút bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông. Ngoài ra, đắp mặt nạ cấp ẩm 1-2 lần/tuần để cấp nước cho da, nhằm giúp da giảm tiết bã nhờn hiệu quả.

Bước 3: giữ ẩm cho da

  • Mụn đầu đen vẫn có thể được hình thành do da khô hoặc không đủ ẩm, bởi sự tiết dầu bù trừ của tuyến bã. Vì vậy, việc giữ ẩm cho da là rất quan trọng để giảm thiểu mụn đầu đen.
  • Hãy lựa chọn kem dưỡng ẩm chứa vitamin E, ceramide, peptide, hyaluronic acid hoặc collagen giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa lão hóa. Sử dụng kem dưỡng không dầu, kết cấu nhẹ. Thoa đều sản phẩm lên mặt, vỗ nhẹ để hấp thụ vào da.

Bước 4: thoa kem chống nắng

Nên chọn kem chống nắng không chứa dầu và không gây mụn để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Thêm vào đó, nên đội mũ bảo vệ và mặc quần áo che phủ da khi hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.

ca lâm sàng điều trị mụn đầu đen
Ca lâm sàng điều trị mụn đầu đen thành công tại Doctor Acnes

Tóm lại, mặc dù mụn đầu đen và sợi bã nhờn không giống hệt nhau, chúng lại có những cách điều trị tương tự nhau. Việc tập trung điều trị sợi bã nhờn sớm có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn đầu đen.

Các biện pháp chăm sóc da tại nhà vẫn rất hiệu quả với mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Tuy nhiên, nếu cần hiệu quả cao hơn, đừng ngần ngại tham khảo các giải pháp công nghệ cao tại các Phòng khám Da liễu như Doctor Acnes, nơi có các Bác sĩ Da liễu trực tiếp thực hiện, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn, mang lại làn da mịn màng và khỏe mạnh nhé!

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84