5 bước rửa mặt đúng cách dành cho da dầu mụn

Ngày 02/10/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
0
(0)

Rửa mặt gần như là một bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da hàng ngày ở cả nam và nữ. Rửa mặt tuy rất đơn giản nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc da, đặc biệt là  với làn da dầu mụn. Để tránh những sai lầm khi rửa mặt, Phòng khám Doctor Acnes gợi ý 5 bước rửa mặt đúng cách dành cho da dầu mụn hỗ trợ kiểm soát mụn hiệu quả và hạn chế nguy cơ mụn bùng phát nhiều hơn trên da.

Sữa rửa mặt và nước tẩy trang nào phù hợp với làn da dầu mụn?

Lựa chọn được nước tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp với làn da là điều kiện đầu tiên và tiên quyết để có thể làm sạch da đúng cách.

Đối với sản phẩm tẩy trang, hiện thị trường có rất nhiều dạng khác nhau như dầu tẩy trang, nước tẩy trang, sáp tẩy trang. Trong đó, người có da dầu mụn hay người ít trang điểm hoặc không trang điểm hãy ưu tiên sử dụng nước tẩy trang bởi vì nước tẩy trang đã có thể giúp da đủ sạch mà lại ít khi gây kích ứng hoặc làm khô da.

Đối với sữa rửa mặt, nếu điều kiện kinh tế cho phép thì nên trang bị cả 2 loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và sữa rửa mặt làm sạch sâu. Các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa xà phòng (soap free), mức pH đạt từ 4.5 – 5.5 gần bằng với pH sinh lí của da.

Các loại sữa rửa mặt làm sạch sâu sẽ có thêm các thành phần như AHA, BHA, benzoyl peroxide để vừa làm sạch, vừa kháng viêm, vừa tẩy tế bào chết cho da và hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn được tốt hơn.

Việc sử dụng sữa rửa mặt nào là phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng ngày và vào từng thời điểm khác nhau. Sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp để rửa mặt hàng ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hay vào những ngày da bị kích ứng, còn sữa rửa mặt làm sạch sâu dùng một số lần ở trong tuần, vào buổi tối sau một ngày dài lao động học tập khiến da đổ nhiều dầu hoặc vào những ngày nắng nóng khiến da đổ nhiều mồ hôi.

Sữa rửa mặt cho da dầu mụn - Doctor Acnes
Sữa rửa mặt chứa BHA dành cho da dầu mụn giúp làm sạch sâu và kháng viêm giảm mụn hiệu quả

Về dạng bào chế, dạng sữa rửa mặt phù hợp nhất với làn da dầu mụn chính là dạng gel vì vừa có khả năng làm sạch da và ít gây khô da hay kích ứng da. Trên thị trường còn có các dạng sữa rửa mặt khác như sữa rửa mặt dạng sữa rất dịu nhẹ cho da nhưng khả năng làm sạch không được tốt, sữa rửa mặt dạng bọt thì có khả năng làm sạch cao nhưng lại dễ gây kích ứng và khô da. Do đó, da dầu mụn cần hạn chế sử dụng các dạng sữa rửa mặt này vì không phù hợp.

5 bước rửa mặt đúng cách dành cho da dầu mụn

Bước 1: buộc gọn tóc, rửa sạch tay

Nhiều người thường quên hoặc không thoa sữa rửa mặt ở vùng đường viền chân tóc dẫn đến khu vực này thường không được vệ sinh sạch khiến mụn dễ hình thành. Do đó, buộc gọn tóc trước khi rửa mặt và không quên thoa sữa rửa mặt khu vực đường viền chân tóc sẽ giúp đảm bảo toàn bộ vùng da mặt được làm sạch.

Bên cạnh đó, cần nhớ rửa tay sạch trước khi bắt đầu rửa mặt. Đôi bàn tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẵn sàng lây từ da tay sang da mặt và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn sẵn có, đặc biệt với những người đang có tình trạng mụn viêm thì việc rửa sạch tay trước khi rửa mặt rất là quan trọng. Nếu không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào để có 1 bàn tay sạch thì có thể tham khảo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế như hình minh họa dưới đây.

rửa mặt đúng cách cho da mụn
Quy trình rửa tay 6 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bước 2: tẩy trang

Tẩy trang thường là bước bắt buộc trong quy trình rửa mặt dành cho da dầu mụn vì giúp lấy đi các lớp mỹ phẩm, dầu nhờn, bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông trên bề mặt da mà sữa rửa mặt đôi khi không thể loại bỏ hết được. Bên cạnh đó, nước tẩy trang còn giúp da ẩm và mềm hơn. Vì vậy, tẩy trang nên được thực hiện mỗi ngày dù có trang điểm hay không nếu có sử dụng kem chống nắng.

Tẩy trang nên được thực hiện tối thiểu mỗi ngày một lần vào ban đêm cùng sữa rửa mặt để làm sạch sâu cho da, cũng có thể dùng tẩy trang để làm sạch da vào buổi sáng thay thế cho sữa rửa mặt. Không nên dùng tẩy trang quá 3 lần/ ngày để tránh tình trạng kích ứng da. Khi tẩy trang, cần chọn loại bông tẩy trang dạng cotton với bề mặt mịn màng để tránh gây tổn thương da. Khi đổ nước tẩy trang vào bông thì phải làm bông tẩy trang đẫm nước nhầm hạn chế ma sát khi mát xa lên da.

các bước rửa mặt đúng cách
5 bước rửa mặt đúng cách cho các cô nàng có làn da dầu mụn

Bước 3: rửa mặt

Đầu tiên, lấy lượng sữa rửa mặt vừa đủ khoảng 1 hạt bắp vàng, không nên lấy quá nhiều vì không chỉ gây lãng phí mà còn không có lợi cho làn da, sử dụng quá nhiều sữa rửa mặt lên da sẽ gây ra hiện tượng khô da, kích ứng và đỏ da sau khi rửa mặt xong. Kế tiếp, cho sữa rửa mặt lên tay và tạo bọt, sau đó mát xa nhẹ nhàng từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài để vừa làm sạch sâu cho da vừa giúp nâng cơ mặt. Thông thường động tác mát xa này chỉ nên kéo dài khoảng 1 phút và tối đa là 2 phút, nếu để sữa rửa mặt quá lâu trên da sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng và làm mụn mọc nhiều hơn.

Dùng nước ấm để rửa mặt (không quá 32 độ C) sẽ tốt cho da hơn thay vì dùng nước nóng vì nước quá nóng sẽ làm tổn thương lớp màng lipid tự nhiên bảo vệ da, khiến da dễ bị khô, mất nước và bong tróc. Sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt xong thì tiến hành rửa mặt lại bằng nước mát để các lỗ chân lông se khít hơn, da trở nên săn chắc hơn.

Sữa rửa mặt nên dùng 2 lần ngày vào buổi sáng và tối. Nhiều người vì da đổ quá nhiều dầu nên sử dụng sữa rửa mặt rất nhiều lần trong ngày, điều này sẽ dễ làm da bị khô và tăng tiết dầu nhiều hơn.

Ngoài ra, trong quá trình làm sạch da không được bỏ quên vùng cổ, hàm khi rửa mặt. Những vùng này thường xuyên được bôi kem chống nắng, do đó cũng cần phải được làm sạch thì mới sở hữu được làn da khỏe và đẹp. Cũng phải luôn nhớ rửa khu vực đường viền chân tóc như đã nói ở trên vì vùng này hay tích tụ nhiều mồ hôi và rất dễ hình thành nhân mụn.

Bước 4: làm khô da

Sau khi rửa mặt, một số người thường sử dụng khăn khô cứng chà xát lên mặt để làm khô da, điều này có thể khiến da dễ bị tổn thương vì lúc này da đang nhạy cảm. Nên sử dụng các loại khăn bông mềm, bông tẩy trang hoặc khăn lau một lần chấm nhẹ lên da để giúp lấy đi phần nước thừa và tránh thương tổn cho da.

Bước 5: sử dụng serum HA hoặc kem điều trị mụn, tẩy tế bào chết

Sau khi rửa mặt xong, khi làn da vẫn còn hơi ẩm thì tiến hành bôi serum HA (acid hyaluronic) để da được phục hồi và cân bằng độ pH tốt hơn, sau đó khóa ẩm lại bằng kem dưỡng ẩm. Serum HA là sự lựa chọn tuyệt vời vì nó sẽ cung cấp độ ẩm cho da một cách nhanh chóng. Ngoài ra, đối với một số người đang trong quá trình điều trị mụn thì cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm điều trị như kem hoặc thuốc trị mụn để bôi trực tiếp lên da trước khi dùng kem dưỡng ẩm.

>>> Xem thêm: 5 kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn được Bác sĩ Da liễu khuyên dùng

mụn mới 2
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Xem thêm các bài viết liên quan

Tẩy tế bào chết cho da dầu mụn như thế nào?

Làn da của chúng ta luôn không ngừng đổi mới tế bào mỗi ngày. Cứ mỗi phút lại có khoảng 30.000 tế bào da lớp ngoài cùng chết đi và các tế bào mới bên dưới lại được sản sinh. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như thời tiết hay bụi bẩn, tác nhân bất lợi từ môi trường bên ngoài… làm các tế bào da chết không thể bong tróc tự nhiên. Lâu dần, các tế bào chết tích tụ làm lớp sừng dày lên, ngăn chặn sự hình thành và tái tạo tế bào mới của da khiến da dễ bám bụi bẩn, nhờn rít, lỗ chân lông to dần, da sần sùi, các vi khuẩn có hại trên da gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, dễ gây mụn và thâm nám.

Tẩy tế bào chết chính là động tác giúp lấy đi những tế bào già cỗi này, mang lại cảm giác mịn màng cho da, từ đó giúp làn da đổi mới nhanh hơn, ngăn sự tích tụ các tế bào sừng ở lỗ chân lông (là nguyên nhân gây bít tắc chất bã nhờn). Không những giúp ngăn ngừa sự hình thành nhân mụn, tẩy tế bào chết còn giúp da hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da tốt hơn, thúc đẩy quá trình tái tạo da, sản sinh collagen và ngăn ngừa lão hóa da.

Những người có làn da dầu hoặc bị mụn có thể tẩy da chết 2 lần/ tuần. Nên lựa chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa BHA (beta hydroxy acid, tên thông dụng là acid salicylic) vì nó có thể tan trong dầu. Ngoài hoạt tính tẩy tế bào chết, BHA còn có thể thấm vào lỗ chân lông, giúp giải quyết các vấn đề thường gặp của lỗ chân lông, điều hòa sừng hóa, tiêu nhân mụn, kiểm soát nhờn, kháng viêm, giảm sưng, rất hiệu quả trong điều trị mụn.

Ngoài ra, đối với một số người do tính chất công việc bận rộn nên thường không có thời gian hoặc quên tẩy tế bào chết tại nhà thì hoàn toàn có thể đến các Phòng khám chuyên khoa Da liễu để thực hiện thay da sinh học (peel da) chuyên nghiệp mỗi tháng một lần.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn cho da dầu theo hướng dẫn Bác sĩ Da liễu

Liệu trình peel da - Doctor Acnes
Liệu trình peel da điều trị mụn tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes

Peel da là một quy trình tái tạo bề mặt da bằng việc sử dụng hoạt tính tẩy tế bào chết của các tác nhân thường là các acid lành tính. Nó là một trong những quy trình thẩm mỹ phổ biến nhất, đã được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và các rối loạn da khác trong nhiều thập kỷ. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh việc sử dụng các kỹ thuật peel da từ bề mặt đến trung bình mang đến hiệu quả cao trong liệu trình điều trị mụn.

Bảng giá dịch vụ peel da tại Phòng khám Doctor Acnes

Phương pháp Giá Giá HSSV
⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE 800.000 700.000

Tóm lại, để sở hữu một làn da khoẻ đẹp và điều trị mụn hiệu quả hơn cho da dầu mụn thì điều quan trọng nhất đầu tiên cần phải làm đó chính là xây dựng quy trình rửa mặt, làm sạch da đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên, Doctor Acnes sẽ giúp cho mọi người có thêm nhiều kiến thức bổ ích về quy trình chăm sóc da và thực hiện đúng hơn các bước rửa mặt tại nhà.

Tài liệu tham khảo

  1. Partha M. “Cleansers and their role in various dermatological disorders”. Indian J Dermatol. 2011 Jan-Feb; 56(1): 2–6
  2. David J M., Kumar S., Manoj M., F Meyer. “Cleansing without compromise: the impact of cleansers on the skin barrier and the technology of mild cleansing”. Dermatol Ther. 2004;17 Suppl 1:16-25
  3. Shireen S., Blake S. “Skin Resurfacing Chemical Peels”. July 25, 2021

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84