Quy trình các bước skincare cho da mụn chuẩn y khoa

Được đăng bởi Doctor Acnes vào ngày 07/04/2022

Skincare là một thuật ngữ nói về việc chăm sóc da, đây là quy trình gồm nhiều bước đòi hỏi người thực hiện cần phải hiểu tính chất của làn da để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Skincare có thể xem là một phương pháp quan trọng giúp bảo vệ làn da chống lại các tác động xấu của môi trường.

Đối với làn da đã bị mụn, skincare là một biện pháp hữu hiệu bên cạnh các phương pháp trị mụn tại các cơ sở điều trị, nhằm giúp tái tạo làn da, hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn hiệu quả.

Tuy nhiên, skincare không đúng cách và không khoa học sẽ làm làn da dễ bị tổn thương hơn, nhất là với những làn da đã bị tổn thương do mụn. Bài viết này Doctor Acnes sẽ giúp người đọc hiểu được các nguyên tắc của chăm sóc da dầu mụn, từ đó giúp việc skincare cho da mụn được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả hơn. 

Các nguyên tắc skincare cho da mụn

Đối với làn da bị mụn, quá trình skincare cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, nhằm hạn chế tình trạng mụn bùng phát nặng nề hơn và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Dưới đây là một số quy tắc skincare phù hợp cho tình trạng da dầu mụn:

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng

Hàng ngày, việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm và ánh nắng mặt trời khiến da dễ bị khô và hư tổn do mất đi hàng rào lipid bảo vệ da. Khi đó, da sẽ dễ bị tổn thương dẫn đến lão hóa da và gây mụn. Vì thế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và bảo vệ da bằng các sản phẩm kem chống nắng phù hợp cũng là một bước quan trọng ngăn ngừa tình trạng mụn tiến triển xấu hơn. 

Lựa chọn kỹ lưỡng các sản phẩm chăm sóc da

Đối với các các sản phẩm dùng trên da mụn, cần lựa chọn kỹ thành phần chứa các hoạt chất không gây mụn, tránh gây kích ứng và có khả năng dưỡng ẩm. Các sản phẩm skincare dùng cho da mụn nên chứa thêm một số hoạt chất có lợi trong trị mụn, bao gồm các chất có khả năng ngăn tiết bã nhờn, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, cân bằng lại độ pH, chống oxy hóa, giảm kích ứng, làm mềm da và che phủ các tổn thương do mụn. 

Kết hợp chăm sóc da và điều trị mụn

Chăm sóc da tốt sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng mụn trên da. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng việc chăm sóc da ở vùng mụn chỉ có vai trò bổ sung, giúp hạn chế tiến triển của mụn chứ không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị mụn bao gồm thuốc bôi, thuốc uống và các phương pháp vật lý, hóa học khác như ánh sáng xung mạnh, ánh sáng sinh học hay peel da. Sự kết hợp của các biện pháp điều trị mụn, chăm sóc da và dùng thuốc trị mụn sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

quang động trị liệu
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Các bước skincare cho da mụn chuẩn y khoa

Bước 1: Tẩy trang

Thông thường, tẩy trang được hiểu là một bước làm sạch lớp trang điểm trước khi bắt đầu quá trình chăm sóc da. Vì thế, nhiều người cho rằng chỉ khi trang điểm mới cần tẩy trang. Tuy nhiên, đây là một quan điểm không hoàn toàn chính xác bởi tẩy trang nên là bước đầu tiên trong một quá trình chăm sóc da dù có trang điểm trước đó hay không.

Ngay cả khi chỉ sử dụng kem chống nắng, bước tẩy trang cũng vô cùng quan trọng giúp loại bỏ hoàn toàn lượng kem trên da và trong nang lông. Về bản chất, tẩy trang là bước làm sạch da đầu tiên trước khi bắt đầu quy trình chăm sóc da. Sản phẩm tẩy trang gồm hai dạng phổ biến là dung dịch nước và kem tẩy trang. Trong khi dung dịch nước thường sử dụng cho làn da không trang điểm, kem tẩy trang lại được khuyến khích sử dụng trên làn da sau trang điểm. 

Tẩy trang - Doctor Acnes
Tẩy trang mỗi ngày ngay cả khi không trang điểm
  • Nước tẩy trang (cleansing water): là sản phẩm với thành phần chủ yếu là nước và chất hoá học khác. Ưu điểm của nước tẩy trang là được cấu tạo bởi những hạt dầu siêu nhỏ bao bọc bởi nước xung quanh, giúp tẩy da sạch mà không gây cảm giác nhờn khi sử dụng. Tuy nhiên, nước tẩy trang thường không thể làm sạch các sản phẩm chống nước (water-proof) như son môi, phấn mắt, kem nền hoặc kem chống nắng loại chống trôi (long-lasting). Thành phần nước tẩy trang thường có chứa thêm cồn, vốn là nguyên nhân gây khô da và là khắc tinh của da nhạy cảm. Do vậy, đối với làn da dầu mụn kèm nhạy cảm, cần lưu ý kỹ thành phần nước tẩy trang để tránh chọn nhầm các sản phẩm có chứa cồn. 
  • Kem tẩy trang (cleansing cream): với thành phần có sự phối hợp giữa các chất thân dầu và các chất thân nước sẽ khiến da có cảm giác như thoa lên lớp kem khi sử dụng. Kem tẩy trang sẽ giúp loại bỏ lớp phấn trang điểm và làm trôi đi bụi bẩn không tan trong nước nhờ thành phần dầu có trong sản phẩm.

Da có trang điểm thường được khuyến khích sử dụng kem tẩy trang hơn là nước tẩy trang. Da dầu mụn vẫn có thể sử dụng kem tẩy trang nhằm loại bỏ đi những lớp trang điểm bám dính trước đó, ngăn ngừa khả năng hình thành mụn. Tuy nhiên, đối với người ít trang điểm hoặc không trang điểm, nước tẩy trang sẽ là lựa chọn ưu tiên hơn vì là sản phẩm giúp da đủ sạch mà ít gây kích ứng hoặc làm khô da. Một số sản phẩm nước tẩy trang có thể tham khảo bao gồm:

  • Nước tẩy trang Bioderma Sébium H2O: là một sản phẩm tẩy trang chứa các hạt micelle, gồm các ester acid béo, tương tự cấu trúc lớp phospholipid của màng tế bào da, giúp tái tạo màng hydrolipid của da một cách tự nhiên phù hợp với cả làn da nhạy cảm. Sản phẩm này không chứa cồn và được bổ sung các hoạt chất như kẽm gluconate và đồng sulfate chuyên biệt sử dụng cho da mụn nhờ hiệu quả làm sạch da và hạn chế tiết bã nhờn.
Tẩy trang Bioderma Sébium H2O - Doctor Acnes
Nước tẩy trang Bioderma Sébium H2O cho da mụn
  • Nước tẩy trang dạng vi hạt SVR Physiopure Eau Micellaire: chứa các tinh thể hạt nước có kết cấu micelle thấm hút các cặn bẩn và tạp chất trang điểm, nhờ đó giúp làm sạch sâu và tẩy trang hiện quả, khiến làn da được sạch và sáng mà không gây nhờn dính. Sản phẩm có độ pH gần với sinh lý cơ thể, không chứa paraben, cồn, xà phòng và các chất tạo màu nên phù hợp với mọi loại da, kể cả những làn da nhạy cảm. 
  • Nước tẩy trang da dầu La Roche-Posay Effaclar Micellar Water: là loại nước tẩy trang phù hợp cho làn da dầu. Thành phần hoạt chất trong sản phẩm có chứa zinc PCA và sodium hydroxide giúp chống oxy hoá, bảo vệ da trước tác nhân ô nhiễm, cung cấp độ ẩm và giảm ma sát tốt cho da khi làm sạch. Mặt khác, dòng tẩy trang La Roche-Posay không chứa cồn nên không làm khô da và rất phù hợp cho da bị mụn.

Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt

Rửa mặt là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt giúp loại bỏ được các chất bẩn từ sâu trong lỗ chân lông, giúp loại bỏ dầu thừa, bã nhờn, loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa mụn, viêm da, viêm lỗ chân lông. Ngoài ra, việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt còn giúp giảm lực tác động lên da mặt, hạn chế nếp nhăn và giúp các sản phẩm dưỡng da thẩm thấu tốt vào da.

Rửa mặt - Doctor Acnes
Rửa mặt là bước không thể thiếu trong quá trình skincare

Sữa rửa mặt thường có chứa surfactant (chất hoạt động bề mặt) để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi sinh vật. Tuy nhiên, surfactant cũng có khả năng gắn với lớp thượng bì và làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da, giảm khả năng giữ nước. Surfactant cũng có thể làm phá vỡ các thành phần bảo vệ tự nhiên của da, làm tăng độ pH trên bề mặt da.

Nếu sữa rửa mặt có độ pH cao, nó sẽ phá cân bằng acid trên da và khiến cho da bị khô, căng và dễ bị kích ứng. Do vậy, cần lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH từ 4,5 đến 5,5 – gần với pH sinh lý của da để đảm bảo tính ổn định cho da. Đối với da dầu mụn, nên lựa chọn sữa rửa mặt dạng gel bởi loại sữa rửa mặt này thường có độ pH thấp, có khả năng làm sạch nhẹ nhàng, không quá mạnh, không làm mất độ ẩm của da nên không gây hiện tượng kích ứng da.

Các loại sữa rửa mặt làm sạch dịu nhẹ sẽ phù hợp để rửa mặt vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc những khi da bị kích ứng. Trong khi đó, một số loại sữa rửa mặt làm sạch sâu có chứa thêm các thành phần như AHA, BHA, benzoyl peroxide giúp vừa làm sạch da vừa có tác dụng kháng viêm và tẩy bào chết, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả sẽ phù hợp để sử dụng vào cuối ngày hoặc sau khi vận động đổ nhiều mồ hôi. Vì thế, nếu có điều kiện nên trang bị cả hai loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và làm sạch sâu để sử dụng tùy từng thời điểm thích hợp.  Một số dòng sản phẩm có tham khảo như

  • Sữa rửa mặt cho da dầu mụn chứa BHA Obagi Clenziderm MD Daily Care Foaming Cleanser: là sữa rửa mặt có khả năng thấm sâu vào lỗ chân lông, giúp loại bỏ dầu và bụi bẩn nhờ vào thành phần chính salicylic acid 2%. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm, đỏ thường thấy ở mụn.
  • Gel rửa mặt SVR không chứa xà phòng cho da dầu mụn: là sản phẩm thích hợp cho làn da dầu mụn với công thức không chứa xà phòng. Hoạt chất gluconolactone trong sản phẩm có tác động giảm viêm và tiêu sừng, giúp làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông. Khả năng tạo bọt mụn của sản phẩm này cũng giúp loại trừ các chất bẩn và lượng bã nhờn dư thừa nhưng không làm da bị khô.
Gel rửa mặt SVR - Doctor Acnes
Gel rửa mặt SVR không chứa xà phòng
  • Sữa rửa mặt cho da mụn Fixderma Alpha-Beta Acne: chứa các hoạt chất như cocamidopropyl betaine, sodium lauroyl sarcosinate, salicylic acid (BHA)… giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ lớp dầu nhờn thừa trên da và giúp da được thông thoáng, ngăn chặn sự phát triển mụn.

>>> Xem thêm: Sữa rửa mặt trị mụn cho da dầu được Bác sĩ Da liễu khuyên dùng

Bước 3: Tẩy da chết

Tẩy da chết là quá trình loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da bằng cách sử dụng các chất hóa học, chất dạng hạt hoặc công cụ tẩy da chết. Việc tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ lớp sừng già trên bề mặt, làm cho làn da được thông thoáng và hạn chế sự bít tắc lỗ chân lông, nhờ đó giảm thiểu tình trạng mụn và ngăn ngừa mụn lây lan.

Tẩy da chết có thể giúp làn da trông sáng hơn và cải thiện hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng hấp thụ. Đối với tình trạng mụn nhẹ, có thể tẩy da chết 1 – 2 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, không nên thực hiện tẩy da chết với những làn da bị mụn nặng, khi làn da xuất hiện viêm đỏ, sưng tấy để tránh làm tổn thương các vết mụn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm càng nghiêm trọng. Hiện nay, các loại tẩy tế bào chết cho da dầu mụn thường chứa BHA, thành phần chính giúp hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả và nhanh chóng. 

Tẩy da chết - Doctor Acnes
Thường xuyên tẩy da chết cho da thông thoáng và tươi sáng hơn

Bước 4: Dùng toner cân bằng da

Độ pH của da sẽ bị thay đổi sau các bước làm sạch da. Việc sử dụng toner sẽ giúp cân bằng pH, đưa pH da về mức sinh lý, làm mềm mịn làn da, giúp da cảm thấy dễ chịu hơn. Toner còn có vai trò giúp loại bỏ các chất trong sữa rửa mặt còn lưu lại trên da, se khít tạm thời tình trạng lỗ chân lông to và cấp ẩm một phần cho da ngay sau khi rửa mặt. Tuỳ thuộc vào tình trạng da, cần cân nhắc lựa chọn toner với thành phần phù hợp với từng loại da. 

  • Da dầu: toner cho loại da này thường chứa cồn để loại bỏ bã nhờn còn sót lại trên da sau khi rửa mặt, tạo cảm giác sạch và có thể cung cấp một số hoạt chất như acid salicylic 2% hoặc chiết xuất cây hạt phỉ (witch hazel) giúp tiêu sừng và làm khô da ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá. Ngoài ra, đất sét, tinh bột (starch) hoặc polymer tổng hợp có thể thêm vào giúp tăng khả năng hấp thụ bã nhờn và giảm tiết dầu trên da. 
  • Da nhạy cảm: toner phù hợp cho những làn da dầu mụn nhưng nhạy cảm phải không được chứa cồn và cần cung cấp thêm những chất dưỡng ẩm có trọng lượng phân tử nhỏ như dimethicone, cyclomethicone và các chất làm mềm. 

Bước 5: Dùng mặt nạ dưỡng da

Mặt nạ là sản phẩm chăm sóc da được nhiều người ưa chuộng vì không chỉ giúp phục hồi da sau khi phơi nhiễm với những yếu tố bất lợi từ môi trường như tia UV, bụi bẩn, ô nhiễm mà còn cung cấp dưỡng chất để cải thiện làn da. Đối với da dầu mụn, việc lựa chọn mặt nạ phù hợp với tình trạng da là rất quan trọng.

Mặt nạ thích hợp cho da dầu mụn sử dụng chất nền như đất sét hoặc bùn khoáng, các hoạt chất tổng hợp hoặc chiết xuất có hoạt tính trị mụn như cây sầu đâu, dầu tràm trà, trà xanh, nghệ, acid salicylic. Tần suất đắp mặt nạ không quá 3 lần/tuần và điều chỉnh giảm tùy thuộc tình trạng da từng người, ví dụ người có da nhạy cảm nên đắp mặt nạ 1 lần/tuần. Thời điểm đắp mặt nạ tốt nhất là vào buổi tối, sau các bước làm sạch da và trước khi sử dụng tinh chất đặc trị.

Mặt nạ dưỡng da- Doctor Acnes
Hãy lựa chọn loại mặt nạ dưỡng da phù hợp với từng loại da, đặc biệt là da nhờn mụn

Bước 6: Sử dụng serum

Serum là một dạng bào chế thể lỏng hoặc gel chuyên đặc trị các vấn đề về da. Trong đó, serum trị mụn thường được xây dựng với các phân tử rất nhỏ giúp dễ dàng len lỏi vào sâu các ổ mụn, từ đó kích thích hoạt động của các hoạt chất. Serum trị mụn thường chứa một số hoạt chất như gluconolactone và niacinamide, là những hoạt chất có tác dụng kháng viêm, làm giảm sưng tấy và mẩn đỏ do mụn.

Ngoài ra, chúng cũng có khả năng điều chỉnh lượng dầu nhờn trên da, nhờ đó giúp hỗ trợ giảm mụn và ngăn hình thành nhân mụn hiệu quả. Ngoài ra, thành phần serum trị mụn có thể chứa thêm kẽm và các dẫn chất chiết xuất từ một số loại thảo dược như cỏ xạ hương, trà xanh, dưa leo… có tác dụng kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

Sử dụng Serum - Doctor Acnes
Serum trị mụn có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ làm giảm và ngăn hình thành nhân mụn hiệu quả

Một số sản phẩm tinh chất serum trị mụn bao gồm: 

  • MartiDerm Acniover Serum: là một loại tinh chất dưỡng được thiết kế dành riêng cho da dầu mụn. Sản phẩm này có chứa 2% niacinamide cùng men vi sinh prebiotics và probiotics giúp điều tiết lượng bã nhờn, cân bằng lại làn da, giảm sưng tấy và ngăn ngừa khả năng bùng phát mụn. Chiết xuất hoa sen có khả năng điều tiết bã nhờn, giữ da luôn ở trạng thái mềm mịn và thoáng nhẹ suốt cả ngày dài. Cấu tạo của tinh chất cực kỳ nhẹ và dễ dàng được hấp thu và da nhanh chóng.   
  • Serum SVR Seblaclear: có chứa hoạt chất gluconolactone 14%, niacinamide 4% và Mat SR (2%) giúp điều hoà và giảm tiết chất nhờn, ngăn chặn nguy cơ hình thành nhân mụn và hỗ trợ giảm mụn hiệu quả. Các tinh chất này có tác dụng điều tiết bã nhờn dư thừa và se khít lỗ chân lông. Hơn nữa, sản phẩm còn có tác dụng tiêu sừng và làm phân tán melanin để làm sáng da. Với kết cấu tươi mát, giữa ẩm và chất kem siêu thấm, sản phẩm này sẽ cho tác động gần như tức thời và kéo dài khả năng dưỡng ẩm trong suốt 8 giờ. 

Bước 7: Dưỡng ẩm

Khi da bị khô, tuyến bã nhờn sẽ bị kích thích tăng tiết nhằm giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, việc tiết nhiều bã nhờn và dầu thừa đồng thời cũng gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Dưỡng ẩm có vai trò cấp ẩm cho da, giúp da luôn khỏe mạnh và kiểm soát tốt lượng dầu nhờn tiết ra. Ngoài ra, dưỡng ẩm còn tạo một lớp màn khóa, bảo vệ làn da sạch sẽ bên trong không bị ảnh hưởng với những yếu tố bên ngoài.

Do vậy, dưỡng ẩm được xem là một bước quan trọng trong quá trình skincare cho làn da dầu mụn. Việc dưỡng ẩm có khả năng giữ cho tinh chất đặc trị thẩm thấu vào da tốt hơn mà không bị bay hơi, giúp chúng phát huy tối đa tác dụng. Làn da nhạy cảm cần được lựa chọn sản phẩm phù hợp để tránh gây bí da và gây mụn nhiều hơn.

Dưỡng ẩm - Doctor Acnes
Dưỡng ẩm một bước quan trọng trong quá trình skincare cho da dầu mụn

Tiêu chí chung trong lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da nhờn mụn là kết cấu nhẹ, dễ thấm, không gây dầu, không gây bí và tắc nghẽn lỗ chân lông. Một số sản phẩm dưỡng ẩm da có thể tham khảo, bao gồm:

  • Kem dưỡng phục hồi da GoodnDoc Centella Repair Cream: chứa các chiết xuất từ rau má giúp phục hồi da bị tổn thương và thâm sạm. Sản phẩm này có khả năng cung cấp một số dưỡng chất thiết yếu, giúp cân bằng độ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và ngăn ngừa quá trình lão hoá da hiệu quả. 
  • Kem dưỡng Zelove Moisturizing Aloe Water 2 trong 1: giúp làm dịu da khô và kích ứng, hỗ trợ tái tạo da và cấp nước cho da giúp da mịn màng căng mướt, loại bỏ các dấu hiệu mệt mỏi, kém sức sống của da. Sản phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất chiết xuất từ lá aloe barbadensis giúp dưỡng ẩm chuyên sâu, làm dịu và nuôi dưỡng làn da. Ngoài ra, hoạt chất chiết xuất từ dưa chuột có đặc tính làm sáng da, dưỡng ẩm, làm dịu và làm mới làn da giúp loại bỏ dấu hiệu mệt mỏi của làn da. 
  • Kem dưỡng ẩm ban đêm Dermedic Hydrain3 Hialuro Ultra Hydrating Cream: chứa hoạt chất giúp cấp ẩm chuyên sâu, giữ ẩm cho làn da ban đêm và có tác dụng kéo dài đến 48 giờ sau khi sử dụng

Bước 8: Thoa kem chống nắng (áp dụng cho ban ngày)

Trong quy trình chăm sóc da ban ngày, thoa một lớp kem chống nắng ở bước cuối cùng là vô cùng quan trọng. Như đã biết, ánh nắng là một trong những tác nhân xấu ảnh hưởng đến làn da. Theo các chuyên gia da liễu, da mụn vẫn cần sử dụng kem chống nắng bên cạnh các biện pháp tránh nắng như đội nón rộng vành, mang khẩu trang. Các tia UV vừa gây tổn hại cho làn da, vừa khiến da tăng tiết dầu gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông làm hình thành mụn nhiều hơn.

Kem chống nắng không chỉ giúp bảo vệ làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời, mà còn giúp cân bằng độ ẩm cho da, giúp phòng tránh những tác nhân môi trường nguy hại có thể dẫn đến ung thư da. Ngoài ra, thoa kem chống nắng giúp da không bị tăng sắc tố khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do sản sinh melanin, hạn chế tình trạng sạm da, nám da.

Chống nắng - Doctor Acnes
Thoa kem chống nắng giúp bảo vệ làn da trước tác động của ánh nắng

Theo các chuyên gia da liễu, nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến SPF 60. Những loại kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ hơn 30 ít mang lại hiệu quả. Một số sản phẩm kem chống nắng phù hợp cho da mụn bao gồm:

  • Kem chống nắng MartiDerm The Originals Proteos Screen SPF50+ Fluid Cream: là dòng sản phẩm kem chống nắng dạng lỏng dễ hấp thụ với chỉ số SPF 50+ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng lão hoá da sớm nhờ khả năng cung cấp màng lọc chống nắng phổ rộng chống lại các tia UVA, UVB, IR (hồng ngoại), HEV (ánh sáng xanh). Sự kết hợp của proteoglycans, phức hợp spectrum complex, phức hợp hyaluronic acid và silicon complex giúp giữ cho làn da được trẻ trung, tươi tắn và đều màu.
  • Kem chống nắng La Roche-Posay dạng sữa không nhờn rít SPF50+: có chứa màng lọc đột phá giúp chống nắng và ngăn ngừa tia UV gây hại trên da. Với SPF50+, sản phẩm này sẽ giúp da tránh kích ứng, bỏng rát và nhanh lão hoá khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Kem chống nắng Image Prevention Daily Matte Moisturizer SPF32 (kem chống nắng vật lý lai hóa học): chứa các thành phần lành tính như vitamin C, trà xanh, protein thủy phân từ đậu giúp cung cấp dưỡng chất cho da, dưỡng ẩm tốt nhưng không gây bết dính. Đặc biệt, sản phẩm này không chứa bất kỳ thành phần nào có hại cho da như cồn, hương liệu, dầu khoáng, parabens nên hoàn toàn phù hợp cho da dầu mụn. 

Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes

✅ Phương pháp✅ Giá✅ Giá HSSV
⭐Lấy nhân mụn chuẩn y khoa290.000260.000
⭐Laser 1064 nm xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)1.300.0001.200.000
⭐Laser PDL xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)1.400.0001.300.000
⭐IPL Cellec V trị mụn600.000550.000
⭐Quang động học1.500.0001.400.000
⭐Mesotherapy trị mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)700.000600.000
⭐Mesotherapy trị mụn và kiểm soát bã nhờn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu)2.500.0002.400.000
⭐Điện di trị mụn, kháng viêm và chống oxy hóa300.000280.000
⭐Chiếu ánh sáng sinh học Biolight100.000100.000
⭐Mặt nạ trị mụn và giảm nhờn CosMedical100.00090.000
⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE600.000550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE800.000700.000
⭐Peel body900.000-1.100.000800.000-1.100.000

Tóm lại, quy trình chăm sóc da là vô cùng cần thiết đối với làn da dầu mụn, bao gồm những bước chăm sóc da tiêu chuẩn như tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết, dùng toner, đắp mặt nạ dưỡng da, sử dụng serum trị mụn, dưỡng ẩm và thoa kem chống nắng. Cần biết rằng lựa chọn sản phẩm skincare phù hợp trong từng bước là rất quan trọng.

Để tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hay không đúng cách, tốt nhất nên đến các phòng khám chuyên khoa da liễu như Phòng khám Doctor Acnes để được đội ngũ các Bác sĩ tư vấn quy trình chăm sóc da tại nhà khoa học, hiệu quả, chuẩn y khoa.

banner gruop facebook

Tài liệu tham khảo

  1. Robert B., Howard M. “Textbook of Cosmetic Dermatology”. Taylorfrancis.com
  2. Andrea L., Arun L.Bethanee J. “Guidelines of care for the management of acne vulgaris”. Am Acad Dermatol. 2016 May;74(5):945-73 
  3. Barbara Z., Mieczysław W. “Basic principles of acne skin care routine”. Dermatologia Kliniczna. 2014 Jan;15(3):127-130
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84