Thâm mụn bao lâu thì hết? Cách trị thâm mụn đơn giản và nhanh chóng

Ngày 14/06/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
0
(0)

Thâm mụn không chỉ làm giảm sự tự tin mà còn khiến làn da kém tươi sáng. Vậy thâm mụn bao lâu thì hết và liệu có thể tự biến mất không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó và cung cấp các cách chăm sóc da thâm mụn hiệu quả, giúp lấy lại làn da mịn màng, rạng rỡ. Tìm hiểu ngay những phương pháp đơn giản để loại bỏ thâm mụn và ngăn ngừa tình trạng này tái phát.

Thâm mụn là gì?

Thâm mụn được chia ra thành hai dạng là thâm đỏ (hồng ban sau viêm) và thâm đen (tăng sắc tố sau viêm):

  • Thâm đỏ (hồng ban sau viêm – PIE): khi da bị mụn viêm, các mạch máu nhỏ dưới da giãn nở và tổn thương, gây ra các vết đỏ hoặc hồng. Tình trạng này thường gặp ở những người có tông màu da sáng. Thâm đỏ thường tự giảm dần trong vài tháng đến 1 năm, nhưng có thể được điều trị nhanh hơn bằng các phương pháp tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.
  • Thâm đen (tăng sắc tố sau viêm – PIH): tăng sắc tố sau viêm xảy ra khi da sản xuất quá mức melanin hoặc phân bố melanin không đều trên da sau tình trạng viêm. Điều này là do quá trình viêm tạo ra các hóa chất trung gian kích thích hoạt động của tế bào sắc tố, dẫn đến tăng sản xuất melanin ở lớp thượng bì. Tình trạng này thường gặp và nghiêm trọng hơn ở những người có da tối màu, đặc biệt là người châu Á.
thâm đỏ - thâm đen
Thâm mụn được chia ra thành hai dạng là thâm đỏ (hồng ban sau viêm) và thâm đen (tăng sắc tố sau viêm)

Nguyên nhân gây thâm mụn

  • Mụn viêm và tổn thương da: các loại mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc thường để lại vết thâm sau khi lành.
  • Nặn mụn không đúng cách: chạm, sờ, hoặc cạy mụn cũng gây tổn thương da, dẫn đến thâm mụn.
  • Tác động của ánh sáng mặt trời: tia UV trong ánh nắng mặt trời kích thích sản sinh melanin, khiến thâm mụn trở nên sậm màu hơn và khó mờ đi.
nguyên nhân gây thâm mụn
Một số nguyên nhân gây thâm mụn

Thâm mụn bao lâu thì hết? Có tự hết được không?

Thâm mụn không ảnh hưởng đến sức khỏe và thường tự mờ đi trong vài tháng, đôi khi có thể kéo dài đến vài năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, loại thâm, vị trí thâm và chế độ chăm sóc da.

Mặc dù không gây hại về sức khỏe, thâm mụn lại ảnh hưởng đến tâm lý người bị. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học thẩm mỹ, hiện nay có nhiều phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ thâm mụn và cải thiện làn da, mang lại vẻ sáng mịn hơn.

ca lâm sàng điều trị mụn và thâm mụn thành công tại Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị mụn và thâm mụn thành công tại Doctor Acnes

Cách trị thâm mụn hiệu quả và an toàn

Sử dụng dược mỹ phẩm bôi ngoài da

  • Acid tranexamic: là một thành phần từ acid amin lysine, giúp giảm thâm đỏ sau mụn bằng cách ức chế các cytokine tiền viêm và ngăn chặn sự phát triển của mạch máu mới. Sản phẩm chứa 2-5% acid tranexamic nên được bôi vào mỗi buổi tối, và có thể thấy kết quả sau 6-8 tuần.
  • Oxymetazoline: là chất gây co mạch được FDA chấp thuận, dùng để điều trị thâm đỏ. Oxymetazoline hydrochloride 1% dạng cream đã được chứng minh là hiệu quả cho những vết thâm đỏ từ trung bình đến nặng. Thoa lên da mỗi ngày một lần, trong vài tháng sẽ có tác dụng.
  • Brimonidine tartrate: là chất chủ vận thụ thể α2, gây co mạch các mao mạch nhỏ dưới da. Sử dụng hàng ngày ở nồng độ 0.3-0.5% trong 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thâm đỏ.

Các phương pháp vật lý, hóa học

  • Ánh sáng xung cường độ mạnh (IPL): với bước sóng 560nm được thực hiện mỗi 3 tuần/lần, kéo dài từ 3-6 đợt điều trị. Phương pháp này giúp phá vỡ các mạch máu bị tổn thương, giảm viêm và đổi màu da.
  • Laser: laser nhuộm xung PDL 585nm xung dài là loại laser có thể nói là hiệu quả nhất với các dạng thâm đỏ, thường được thực hiện trong 2 đợt điều trị, mỗi 4 tuần một lần. Laser Nd:YAG 1064nm xung dài và laser Alexandrite cũng là các phương pháp hiệu quả.
  • Một số phương pháp khác như chiếu đèn LED, tiêm vi điểm acid tranexamic, tiêm PRP.
phương pháp trị thâm đỏ
Một số phương pháp điều trị thâm đỏ tại Phòng khám Doctor Acnes

Trong các liệu pháp trên, ánh sáng xung cường độ mạnh (IPL) và laser nhuộm xung PDL thường được các Bác sĩ Da liễu kết hợp để điều trị thâm đỏ. Cả hai phương pháp này có khả năng tiếp cận dưới bề mặt da, phá vỡ các mạch máu bị tổn thương và giảm viêm, giúp tăng tốc độ phục hồi làn da một cách hiệu quả.

Gợi ý các biện pháp trị thâm đen hiệu quả

Sử dụng thuốc bôi ngoài da

Sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa các hoạt chất sau giúp ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới, đẩy nhanh tốc độ thay đổi tế bào da:

  • Hydroquinone: có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase, giảm sản xuất melanin và phá hủy các tế bào hắc tố, được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị rối loạn tăng sắc tố.
  • Acid kojic: làm mờ sắc tố dư thừa và ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới.
  • Retinoid: thúc đẩy sự thay mới tế bào da, tăng tốc độ luân chuyển tế bào, retinoid bao gồm các hoạt chất tretinoin, tazaroten và adapalen.
  • Acid azelaic: có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sừng hóa và làm giảm sắc tố.
  • Các loại thuốc khác được biết là có hiệu quả trong điều trị thâm đen bao gồm arbutin, niacinamide, N-acetylglucosamine, acid ascorbic (vitamin C).

Các phương pháp vật lý, hóa học

  • Mesotherapy: tiêm trực tiếp các hoạt chất như acid tranexamic, vitamin C, glutathione và PRP vào da, giúp điều trị thâm đen hiệu quả bằng cách ức chế hoạt động của tyrosinase và giảm giải phóng melanin.
  • Laser và ánh sáng: tương tự như điều trị thâm đỏ, các thiết bị năng lượng ánh sáng như IPL, laser ruby ​​Q-switched, laser Nd:YAG Q-switched và picosecond có thể điều trị thâm đen hiệu quả khi các liệu pháp thoa ngoài da không đáp ứng. Năng lượng laser phá vỡ melanin thành các mảnh nhỏ, sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể.
  • Peel da: Peel da mức độ nông thường được sử dụng để điều trị thâm đen. Cần cẩn thận với loại, nồng độ và độ sâu của peel da để tránh kích ứng. Peel da trung bình và sâu có nguy cơ cao hơn gây thâm đen sau điều trị, đặc biệt ở những người da sẫm màu.
liệu pháp vật lí
Một số phương pháp giúp điều trị thâm đen tại Phòng khám Doctor Acnes

Xem thêm các bài viết liên quan

Chăm sóc da như thế nào để phòng ngừa thâm mụn?

Chăm sóc da đúng cách và kiên trì là chìa khóa để phòng ngừa thâm mụn hiệu quả. Hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để có một làn da khỏe mạnh và sáng mịn.

  • Làm sạch da đúng cách: rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc chất tẩy mạnh. Rửa mặt sau khi đổ mồ hôi hoặc trang điểm để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn. Nên tẩy tế bào chết cho da 1-2 lần mỗi tuần để loại bỏ tế bào da chết, giúp da thông thoáng và dễ hấp thu dưỡng chất.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da để giữ da luôn đủ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô và kích ứng. Một làn da đủ ẩm sẽ trở nên khỏe mạnh, tăng cường hàng rào bảo vệ da, hạn chế sự hình thành melanin, từ đó giúp phòng ngừa thâm mụn.
  • Chống nắng: thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tia UV, ngăn ngừa sạm nám và thâm mụn. Chọn kem chống nắng phổ rộng có SPF 30 trở lên.
  • Tránh chạm tay lên mặt: hạn chế chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn và bụi bẩn từ tay gây nhiễm khuẩn và hình thành mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp: nếu có mụn, hãy sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp với loại da và tình trạng mụn
  • Tránh tự ý nặn mụn: không nên tự ý nặn mụn hoặc dùng tay chạm vào vùng da bị mụn, đặc biệt là những vùng có nhiều mụn viêm. Hãy đến các cơ sở điều trị da liễu uy tín để được lấy nhân mụn theo phương pháp y khoa an toàn.
một số lưu ý chăm sóc da đúng cách
Một số lưu ý chăm sóc da để có một làn da khỏe mạnh và sáng mịn

Thâm mụn có thể khiến bạn tự ti, nhưng với chế độ chăm sóc da đúng cách, tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Hãy kiên nhẫn áp dụng các phương pháp chăm sóc da khoa học, sử dụng thuốc bôi đặc trị và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Để đạt kết quả nhanh và chắc chắn hơn, nên tham khảo các liệu trình chuyên sâu tại bệnh viện hoặc Phòng khám Da liễu vì điều trị theo liệu trình sẽ mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với việc chỉ bôi thoa thông thường. Liên hệ ngay với Bác sĩ Da liễu tại Doctor Acnes để được tư vấn nhé. Chúc bạn sớm có làn da mịn màng, rạng rỡ!

Tài liệu tham khảo

  1. Bridget P. K., Taulun A., Andrew FA. “Postinflammatory Hyperpigmentation: Epidemiology, Clinical Presentation, Pathogenesis and Treatment”. Am J Clin Dermatol. 2018 Aug;19(4):489-503
  2. Corey Whelan. “How to Treat Post-Inflammatory Erythema”. Healthline.com

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84