Sẹo rỗ lâu năm không thể mờ đi nếu chỉ skincare hay dùng thuốc bôi. Trong điều trị sẹo, bóc tách đáy sẹo là bước quan trọng giúp giải phóng mô xơ, nguyên nhân khiến sẹo bị kéo lõm. Vậy phương pháp này có hiệu quả không, bao lâu thì lành và chi phí ra sao? Bài viết sau Doctor Acnes sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về kỹ thuật bóc tách đáy sẹo.
Bóc tách đáy sẹo là gì?
Bóc tách đáy sẹo (hay còn gọi là cắt đáy sẹo, tên chuyên môn là subcision) là kỹ thuật điều trị sẹo rỗ được giới thiệu lần đầu vào năm 1995 bởi hai Bác sĩ Da liễu người Mỹ là David Orentreich và Norman Orentreich.
Phương pháp này nhằm giải phóng các dải mô xơ nằm dưới đáy sẹo, vốn là nguyên nhân khiến bề mặt da bị kéo lõm xuống và không thể tự phục hồi theo thời gian. Khi các dải mô xơ này bị cắt đứt, đáy sẹo sẽ được “thả tự do” và có điều kiện nâng lên một cách tự nhiên.
Bóc tách đáy sẹo thường được thực hiện bằng kim y khoa chuyên dụng hoặc ống cannula, đưa vào dưới da theo hướng ngang để cắt đứt mô xơ. Đồng thời, quá trình này cũng tạo ra vi tổn thương có kiểm soát, kích thích cơ thể tăng sinh collagen tại chỗ, từ đó hỗ trợ làm đầy sẹo hiệu quả hơn theo thời gian.
So với các phương pháp tái tạo bề mặt da như laser hoặc lăn kim, bóc tách đáy sẹo tác động trực tiếp vào gốc rễ của sẹo rỗ, tức mô xơ, nên thường được xem là bước nền quan trọng trong các phác đồ điều trị sẹo lõm lâu năm.
Những ai nên và không nên thực hiện bóc tách đáy sẹo?
Không phải ai bị sẹo rỗ cũng có thể áp dụng bóc tách đáy sẹo. Đây là kỹ thuật chuyên sâu cần được chỉ định đúng đối tượng để đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro.
Những trường hợp nên thực hiện bóc tách đáy sẹo
- Người có sẹo rỗ dạng lượn sóng (rolling scar) hoặc sẹo vuông đáy sâu (boxcar scar), thường hình thành sau mụn viêm nặng, thủy đậu hoặc chấn thương.
- Người muốn kết hợp đa phương pháp để tăng tốc độ phục hồi và làm đầy sẹo hiệu quả hơn.
- Người hiện tại không bị nhiễm trùng da, không mắc bệnh lý nền hay đang dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Những trường hợp không nên thực hiện bóc tách đáy sẹo
- Sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar), là loại sẹo hẹp và sâu, không có mô xơ co kéo rõ – kỹ thuật cross TCA sẽ phù hợp hơn.
- Người có tiền sử sẹo lồi hoặc tăng sinh sẹo bất thường.
- Đang bị nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm hoặc virus.
- Người mắc rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông.
- Người đang dùng retinoid đường uống (isotretinoin, acitretin) hoặc mới ngưng sử dụng trong vòng 12 tháng gần đây.
Việc có thể thực hiện bóc tách đáy sẹo hay không cần được Bác sĩ Da liễu đánh giá trực tiếp qua thăm khám lâm sàng, kết hợp với tiền sử điều trị và đặc điểm mô sẹo thực tế để đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Có những kỹ thuật bóc tách đáy sẹo nào hiện nay?
Hiện nay, bóc tách đáy sẹo có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, tùy vào đặc điểm sẹo và mục tiêu điều trị. Mỗi kỹ thuật sẽ có cách thực hiện và chỉ định riêng biệt:
- Bóc tách đáy sẹo bằng kim y tế
Đây là phương pháp truyền thống, sử dụng kim y khoa chuyên dụng có đầu nhọn, thường là kim Nokor hoặc kim cỡ lớn, đưa vào dưới da theo góc nghiêng để cắt đứt các dải mô xơ co kéo đáy sẹo. Bác sĩ sẽ điều chỉnh hướng đi của kim linh hoạt để tiếp cận và xử lý triệt để mô xơ ở từng vị trí.
Kỹ thuật này phù hợp với sẹo rỗ sâu và rõ mô xơ, nhưng có thể gây bầm hoặc sưng nhiều hơn các kỹ thuật khác.
- Bóc tách đáy sẹo bằng ống cannula đầu tù
Kỹ thuật sử dụng cannula, một loại ống mềm có đầu tù, luồn dưới da để tách mô xơ một cách nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương mô lành, mạch máu và dây thần kinh. Cannula giúp thao tác linh hoạt hơn trên diện rộng, ít gây đau và ít chảy máu hơn.
Phù hợp với sẹo rỗ lượn sóng diện rộng và sẹo sâu.
- Bóc tách đáy sẹo bằng khí CO₂ y tế (TriFill Pro)
Đây là công nghệ mới, sử dụng áp lực khí CO₂ y tế được nén ở áp suất cao để đẩy tách mô xơ dưới da. Phương pháp này gần như không sử dụng kim nên ít xâm lấn, giảm nguy cơ bầm tím và rút ngắn thời gian hồi phục.
Phù hợp với sẹo có mô xơ mềm, sẹo mới hình thành hoặc những người e ngại thủ thuật bằng kim. Tuy nhiên, hiệu quả có thể hạn chế hơn ở sẹo rỗ lâu năm với sẹo lâu năm có mô xơ xơ cứng hoặc quá sâu.
Bóc tách đáy sẹo có đau không? Bao lâu thì lành?
Bóc tách đáy sẹo có thể gây đau trong quá trình thực hiện, đặc biệt khi đầu kim tiếp xúc với mô xơ dưới da. Tuy nhiên, người điều trị sẽ được ủ tê kỹ tại chỗ để giảm thiểu cảm giác đau, giúp quá trình điều trị diễn ra dễ chịu hơn.
Sau thủ thuật, vùng da được điều trị có thể bị sưng hoặc bầm nhẹ trong vài ngày đầu. Thời gian hồi phục trung bình từ 7 – 14 ngày, tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng và cơ địa của từng người. Một số kỹ thuật như bóc tách bằng cannula hoặc khí CO₂ thường ít xâm lấn hơn, giúp da phục hồi nhanh hơn.
Hiệu quả của bóc tách đáy sẹo – cải thiện rõ sau từng buổi điều trị
Bóc tách đáy sẹo là phương pháp điều trị có cơ sở khoa học vững chắc và đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Kỹ thuật này giúp giải phóng mô xơ, thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen và tái tạo mô mới tại vùng sẹo rỗ.
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ do Murad Alam và cộng sự thực hiện trên 40 bệnh nhân sẹo mụn cho thấy, 90% người tham gia nhận thấy cải thiện rõ rệt, với mức giảm độ sâu sẹo trung bình từ 50 – 60% chỉ sau 6 tháng.
Ngoài ra, nghiên cứu của Shashank Bhargava (2019) trên 45 bệnh nhân sẹo rỗ kết hợp bóc tách đáy sẹo và lăn kim định kỳ mỗi 4 tuần (tổng 4 lần) cho thấy 95,6% người tham gia cải thiện tình trạng sẹo, trong đó 17,8% đạt mức cải thiện từ 75 – 100% sau 3 tháng kể từ lần điều trị cuối cùng.
Trong thực tế lâm sàng, số lần bóc tách đáy sẹo thường dao động từ 3 – 6 buổi, mỗi buổi cách nhau 4 – 6 tuần, tùy thuộc vào loại sẹo, độ sâu mô xơ và khả năng phục hồi của từng người. Kết quả cải thiện thường thể hiện rõ sau mỗi lần điều trị và tiếp tục tiến triển dần theo thời gian.
Việc kết hợp bóc tách đáy sẹo với các phương pháp hỗ trợ tăng sinh collagen như laser fractional CO₂, vi kim RF, mesotherapy hoặc peel da sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm đầy sẹo và rút ngắn thời gian điều trị tổng thể.
Có nên kết hợp bóc tách đáy sẹo với phương pháp khác không?
Câu trả lời là có. Trong điều trị sẹo rỗ, bóc tách đáy sẹo thường không được thực hiện đơn lẻ mà nên phối hợp cùng các phương pháp khác để đẩy nhanh quá trình đầy sẹo.
Các phương pháp thường được phối hợp cùng bóc tách đáy sẹo gồm:
- Sử dụng retinoid tại chỗ.
- Lăn kim, phi kim hoặc vi kim RF.
- Tiêm meso.
- Peel da.
- Laser fractional CO₂.
- Laser fractional 2 bước sóng 10600nm và 1540nm (Duoglide).
- Laser fractional picosecond 1064nm.
Quy trình bóc tách đáy sẹo chuẩn y khoa tại Doctor Acnes
Tại Doctor Acnes, quy trình bóc tách đáy sẹo được thực hiện trực tiếp bởi các Bác sĩ Da liễu và bao gồm các bước sau:
- Bước 1: thăm khám cùng Bác sĩ Da liễu, đánh giá tình trạng sẹo và đưa ra phác đồ trị liệu.
- Bước 2: làm sạch da mặt.
- Bước 3: ủ tê tại chỗ.
- Bước 4: sát khuẩn da.
- Bước 5: Bác sĩ Da liễu thực hiện cắt đáy sẹo.
- Bước 6: sát khuẩn lại vùng da vừa bóc tách.
- Bước 7: sau khi thực hiện bóc tách đáy sẹo, Bác sĩ sẽ kết hợp thêm các phương pháp trị liệu khác như laser fractional CO2, vi kim RF, lăn kim, mesotherapy, cross TCA… tùy vào tình trạng da, nhằm điều trị sẹo rỗ một cách hiệu quả và toàn diện.
- Bước 8: sử dụng thêm các loại dưỡng chất chuyên dụng có các hoạt chất tăng trưởng giúp phục hồi vết thương, tăng sinh collagen và làm đầy sẹo.
Xem thêm các bài viết liên quan
Những biến chứng có thể gặp khi bóc tách đáy sẹo
Bóc tách đáy sẹo là thủ thuật xâm lấn nên vẫn tiềm ẩn một số biến chứng nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc chăm sóc sau điều trị không đúng cách. Các biến chứng có thể gặp bao gồm:
- Bầm tím kéo dài tại vùng điều trị, đặc biệt nếu bóc tách nhiều điểm hoặc thao tác quá mạnh.
- Nhiễm trùng da nếu không đảm bảo vô trùng trong quá trình thực hiện hoặc chăm sóc sau thủ thuật kém.
- Viêm da sau điều trị, có thể kèm theo sưng đỏ, đau rát.
- Sẹo lồi hoặc tăng sinh mô sẹo ở những người có cơ địa sẹo lồi hoặc bóc tách quá sâu.
- Tổn thương mạch máu nhỏ hoặc dây thần kinh dưới da (hiếm gặp), gây tê hoặc đau âm ỉ kéo dài.
Để hạn chế các rủi ro trên, bóc tách đáy sẹo cần được thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu có chuyên môn, trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt và tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
Bảng giá dịch vụ bóc tách đáy sẹo tại Phòng khám Doctor Acnes
Phương pháp | Giá | Giá HSSV |
⭐Bóc tách đáy sẹo nặng (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.500.000 | 1.400.000 |
⭐Bóc tách đáy sẹo trung bình (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.200.000 | 1.100.000 |
⭐Bóc tách đáy sẹo nhẹ (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.000.000 | 900.000 |
⭐Bóc tách đáy sẹo bằng khí Trifill Pro | Phụ thu thêm 500.000 | Phụ thu thêm 500.000 |
Bóc tách đáy sẹo là một trong những kỹ thuật hiệu quả trong điều trị sẹo rỗ, đặc biệt với sẹo có mô xơ co kéo. Khi được chỉ định đúng và thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu chuyên môn cao, phương pháp này có thể giúp cải thiện rõ rệt độ sâu và diện tích sẹo, trả lại bề mặt da phẳng mịn hơn theo thời gian.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với sẹo rỗ lâu năm và cần một hướng điều trị rõ ràng, khoa học và an toàn, hãy đến Doctor Acnes để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa từ đội ngũ Bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm.
Tài liệu tham khảo
- Alam M, Omura N, Kaminer MS. “Subcision for acne scarring: technique and outcomes in 40 patients”. Dermatol Surg. 2005 Mar;31(3):310-7; discussion 317
- Bhargava S, Kumar U, Varma K. “Subcision and Microneedling as an Inexpensive and Safe Combination to Treat Atrophic Acne Scars in Dark Skin: A Prospective Study of 45 Patients at a Tertiary Care Center”. J Clin Aesthet Dermatol. 2019;12(8):18-22
- Chandrashekar B, Nandini A. “Acne scar subcision”. J Cutan Aesthet Surg. 2010;3(2):125-126. doi:10.4103/0974-2077.69029
- Ian Logan. “Subcision”. Dernetnz