Bầu có peel da được không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Ngày 12/06/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Peel da là phương pháp khá phổ biến trong điều trị các vấn đề về da vì dễ thực hiện và chi phí thấp. Phương pháp này nhằm kích thích quá trình tái tạo da, hỗ trợ điều trị các vấn đề da như mụn, tăng sắc tố, da lão hoá. Vậy mẹ bầu có peel da được không? Bài viết sau, Doctor Acnes sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách peel da an toàn cho bà bầu nhé.

Peel da là gì? Tác dụng của peel da

Peel da hóa học là phương pháp thay da sinh học để thay mới lớp tế bào ngoài cùng của da bị hư hỏng và tái tạo da mới từ lớp tế bào đáy. Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông để có một làn da tươi trẻ, trắng sáng và đều màu hơn. Peel da thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị mụn và các vấn đề của mụn như thâm và sẹo.
  • Trẻ hóa da.
  • Điều trị các vấn đề rối loạn sắc tố như nám, tàn nhang.

Hoạt chất peel sẽ thâm nhập vào lớp biểu bì, loại bỏ các tế bào thượng bì một cách có kiểm soát, kèm theo đó là sự giải phóng các cytokine và hóa chất trung gian gây viêm giúp tăng sinh collagen, tái tạo lại kết cấu của da. Những acid hữu cơ thường được sử dụng hiện nay trong peel là salicylic acid (BHA), glycolic acid (AHA), trichloroacetic acid (TCA).

Quá trình thay da sinh học bắt đầu bằng việc da tiếp xúc với hoạt chất peel và thường hoàn tất sau 5-60 ngày tùy vào mức độ xâm nhập của tác nhân peel. Thời gian phục hồi sau peel rất quan trọng để da tăng sinh tế bào mới.

peel da tại phòng khám Doctor Acnes
Peel da hóa học là phương pháp giúp thay mới lớp tế bào ngoài cùng của da bị hư hỏng và tái tạo da mới từ lớp tế bào đáy

Peel da được phân loại theo độ sâu tác động lên da như peel nông, peel trung bình và peel sâu.

  • Peel nông: thường được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn và các vết thâm sau mụn hay những tổn thương da do ánh nắng bằng các hoạt chất acid salicylic, acid glycolic, acid lactic, dung dịch Jessner và acid trichloroacetic ở nồng độ thấp 10-25%.
  • Peel trung bình: thường được sử dụng bằng cách phối hợp dung dịch Jessner với acid trichloroacetic 35-50% tạo ra các tổn thương đến lớp trung bì nông giúp làm mờ các vết thâm, nếp nhăn nông do lão hóa sớm hoặc những trường hợp sẹo xấu do mụn.
  • Peel sâu: sử dụng phenol để cải thiện những tổn thương da do ánh nắng mặt trời như nếp nhăn. Tuy nhiên đây là phương pháp nguy hiểm do có nguy cơ hấp thu vào máu gây độc tính trên tim nên ít được các Bác sĩ Da liễu lựa chọn.

Mẹ bầu có peel da được không?

Mẹ bầu có thể peel da nhưng cần thận trọng hơn. Lưu ý chỉ peel da theo chỉ định và thực hiện dưới sự giám sát của Bác sĩ Da liễu.

Tùy theo chỉ định của Bác sĩ, chỉ nên peel da nông hoặc rất nông với các tác nhân peel an toàn như acid lactic, mandelic aicd, malic acid, tartaric acid. Glycolic nồng độ dưới 20% có thể được cân nhắc tùy trường hợp. Không nên sử dụng tác nhân peel có nồng độ lớn hơn 20%.

Một số tác nhân peel không được khuyến cáo trên phụ nữ có thai do nguy cơ gây dị tật thai như acid salicylic, trichloroacetic acid (TCA), resorcinol, retinol.

Thăm khám bác sĩ khi peel da
Thăm khám Bác sĩ để được điều trị an toàn và hiệu quả khi peel da

Mẹ bầu chăm sóc da sau peel như thế nào?

Chăm sóc da sau peel rất quan trọng để da phục hồi tốt, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Việc này cần được thực hiện theo hướng dẫn của Bác sĩ Da liễu. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc da sau peel dành cho mẹ bầu:

  • Uống đủ nước: giữ cho cơ thể luôn đủ nước để hỗ trợ quá trình phục hồi da.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm chứa acid hyaluronic, panthenol, allantoin, và collagen. Các thành phần này đã được chứng minh là an toàn trong thời kỳ mang thai.
  • Chống nắng: sau peel, mẹ bầu cần chống nắng kỹ. Có đến 90% phụ nữ mang thai dễ gặp rối loạn sắc tố, đặc biệt là những người có làn da sậm màu. Sử dụng các phương pháp che chắn và kem chống nắng vật lý được ưu tiên hơn do không hấp thụ qua da và giảm kích ứng so với kem chống nắng hóa học.
  • Lựa chọn mỹ phẩm an toàn: trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, mẹ bầu nên thảo luận với Bác sĩ Da liễu để đảm bảo an toàn. Nên chọn các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy.
chăm sóc da sau peel
Một số lưu ý sau khi peel cần được tuân thủ

Tóm lại, phụ nữ mang thai vẫn có thể peel da, nhưng cần thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của Bác sĩ Da liễu. Sau khi peel, việc chăm sóc da theo hướng dẫn của Bác sĩ là rất quan trọng để hạn chế tình trạng tăng sắc tố.

Liên hệ với Doctor Acnes ngay hôm nay để được tư vấn và thực hiện các quy trình peel da phù hợp và an toàn cho mẹ bầu nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. Can You Get A Chemical Peel While Pregnant?“. The Med Spa
  2. Daniela F Maluf. “Current Cosmetic Treatments in Pregnancy
  3. Phụ nữ mang thai có chăm sóc da được không?“. Báo sức khỏe đời sống

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84