Kiên trì thực hiện các phương pháp điều trị mụn nhưng vẫn thấy xuất hiện những nốt mụn mới? Thật không thể tin được là thói quen chăm sóc da mặt hằng ngày có thể là nguyên nhân gây mụn.
Dưới đây, AAD – Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ sẽ chỉ ra 10 điều nên tránh khi bị mụn và giới thiệu các mẹo hữu ích để giúp bạn thay đổi những thói quen đó.
Thay đổi liên tục phương pháp điều trị
Cách tiếp cận này có thể gây kích ứng da và gây ra mụn.
Thay vào đó, phải làm gì: kiên trì áp dụng một phương pháp điều trị để thấy rõ sự cải thiện rõ rệt. Các sản phẩm trị mụn thường mất từ 6 – 8 tuần để phát huy tác dụng. Nếu không thấy bất kỳ sự cải thiện nào sau khoảng thời gian này, hãy thử những sản phẩm khác hoặc hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên khoa để thay đổi liệu trình điều trị phù hợp hơn. Liệu trình trị mụn thường mất 3 – 4 tháng để đạt được tình trạng sạch mụn như mong đợi.
Chỉ thoa thuốc trị mụn lên những nốt mụn
Nhìn chung, việc điều trị như vậy được xem hợp lý với các nốt mụn hiện hữu, nhưng cách này lại không thể ngăn chặn những đợt bùng phát mụn mới.
Thay vào đó, phải làm gì: để ngăn ngừa xuất hiện những nốt mụn mới, hãy thoa đều một lớp mỏng thuốc trị mụn lên vùng da bị mụn. Ví dụ, nếu thường xuyên nổi mụn trên trán, mũi và cằm, hãy thoa đều một lớp mỏng sản phẩm trị mụn lên tất cả các vùng này trên khuôn mặt.
Sử dụng các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da – tóc kém chất lượng
Một số sản phẩm trang điểm cùng với nhiều sản phẩm chăm sóc da – tóc kém chất lượng khác thường chứa dầu hoặc các thành phần có thể gây nổi mụn. Nếu tiếp tục sử dụng chúng, mụn vẫn có thể sẽ xuất hiện trên da mặt.
Thay vào đó, phải làm gì: chỉ nên sử dụng các sản phẩm trang điểm, kem chống nắng, sản phẩm chăm sóc da – tóc chất lượng và được dán nhãn “không gây mụn” hoặc “không gây tắc nghẽn lỗ chân lông”. Những sản phẩm này thông thường sẽ không gây ra mụn ở hầu hết mọi người.
Sử dụng chung đồ trang điểm hoặc dụng cụ trang điểm
Mụn không lây từ người sang người nhưng khi dùng chung đồ trang điểm hoặc dụng cụ trang điểm sẽ khiến da mặt bản thân bị lây các vi khuẩn gây mụn, dầu và tế bào chết của người khác. Những thứ này có thể sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn.
Thay vào đó, phải làm gì: đảm bảo rằng mình là người duy nhất sử dụng đồ trang điểm và dụng cụ trang điểm của mình.
Ngủ cùng với lớp trang điểm
Ngay cả đồ trang điểm không gây mụn cũng có thể khiến da nổi mụn nếu ngủ cùng với chúng.
Thay vào đó, phải làm gì: tẩy trang trước khi đi ngủ. Nếu quá mệt mỏi với nhiều bước quy trình rửa mặt, hãy sử dụng khăn giấy tẩy trang. Chỉ cần đảm bảo rằng đó là loại khăn giấy không gây mụn.
Rửa mặt nhiều lần trong ngày
Cách rửa mặt này có thể gây kích ứng da hơn nữa, dẫn đến nổi mụn nhiều hơn.
Thay vào đó, phải làm gì: chỉ rửa mặt hai lần/ngày (sáng thức dậy và tối trước ngủ) và sau các hoạt động đổ mồ hôi.
Làm cho da mặt quá khô
Da bị mụn trứng cá thường là nhờn, vì vậy người bị mụn thường yêu thích các phương pháp điều trị mụn hay se khít lỗ chân lông có thể khiến cho da mặt trở nên quá khô mà không hiểu rằng da mặt quá khô rất dễ bị kích ứng và bất cứ khi nào bị kích ứng da, nguy cơ nổi mụn sẽ tăng cao.
Thay vào đó, phải làm gì: sử dụng các phương pháp điều trị mụn theo chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Nếu cảm thấy da mặt khô, hãy thoa kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm hai lần một ngày, sau khi rửa mặt. Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng các chất làm se da, cồn và bất kỳ thứ gì khác có thể làm khô da.
Chà xát da
Chà xát hay tẩy da chết quá mạnh sẽ gây kích ứng da, khiến mụn bùng phát.
Thay vào đó, phải làm gì: hãy nhẹ nhàng khi rửa mặt và các vùng da khác bị mụn. Nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây mụn. Sau khi tạo bọt, thoa nhẹ sữa rửa mặt bằng đầu ngón tay theo chuyển động tròn trên nền da đã được thấm ướt. Nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước và thấm khô da bằng khăn sạch.
Dùng khăn chà mạnh trên da
Dùng khăn để lau mồ hôi một cách “thô bạo” có thể gây kích ứng da, từ đó gây nổi mụn.
Thay vào đó, phải làm gì: khi lau mặt, hãy dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm mồ hôi trên da.
Tự ý nặn mụn
Nặn mụn khi chưa có chỉ định của Bác sĩ sẽ xảy ra nguy cơ đẩy một số thứ bên trong (mủ, tế bào da chết hoặc vi khuẩn) vào sâu hơn trong da và gây trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. Đôi khi còn để lại sẹo và cảm giác đau rát.
Thay vào đó, phải làm gì: không tự ý nặn mụn. Hãy kiên trì bôi thoa thuốc trị mụn tại nhà và đến gặp Bác sĩ Da liễu để được tư vấn, thực hiện các liệu trình điều trị mụn chuyên sâu phù hợp.
>>> Tham khảo: Các loại thuốc bôi trị mụn thông dụng và cách sử dụng
Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes
✅ Phương pháp | ✅ Giá | ✅ Giá HSSV |
⭐Lấy nhân mụn chuẩn y khoa | 290.000 | 260.000 |
⭐Laser 1064 nm xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.300.000 | 1.200.000 |
⭐Laser PDL xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.500.000 | 1.400.000 |
⭐IPL Cellec V trị mụn | 600.000 | 550.000 |
⭐Mesotherapy trị mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 700.000 | 600.000 |
⭐Mesotherapy trị mụn và kiểm soát bã nhờn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 2.500.000 | 2.400.000 |
⭐Điện di trị mụn, kháng viêm và chống oxy hóa | 300.000 | 280.000 |
⭐Chiếu ánh sáng sinh học Biolight | 100.000 | 100.000 |
⭐Mặt nạ trị mụn và giảm nhờn CosMedical | 100.000 | 90.000 |
⭐Peel da với Salicylic Acid 20% chuẩn CE | 600.000 | 550.000 |
⭐Peel da với Salicylic Acid 30% chuẩn CE | 600.000 | 550.000 |
⭐Peel với Glycolic Acid 35% chuẩn CE | 600.000 | 550.000 |
⭐Peel với Glycolic Acid 50% chuẩn CE | 600.000 | 550.000 |
⭐Peel da với Salicylic Acid và Retinol chuẩn CE | 800.000 | 700.000 |
⭐Peel body | 900.000-1.100.000 | 800.000-1.100.000 |
Nhiều người đã kiểm soát được mụn của mình bằng cách làm theo các mẹo chăm sóc da bên trên và sử dụng các sản phẩm và thuốc trị mụn không kê toa. Tuy nhiên, nếu da mặt vẫn tiếp tục xuất hiện mụn sau khi áp dụng những mẹo này, nên đến gặp Bác sĩ Da liễu để nhận được các liệu trình điều trị mụn phù hợp và chuyên sâu hơn.
Tài liệu tham khảo