Tại sao thiếu ngủ có thể gây mụn? Cách cải thiện giấc ngủ

Ngày 24/10/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(2)

Một giấc ngủ ngon là chìa khóa quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe toàn diện. Giấc ngủ rất quan trọng đối với các chức năng sinh lý, nhận thức và hành vi của con người cũng như sức khỏe lâu dài. Thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém thể hiện nhiều nhất ra bên ngoài ở làn da như da thô ráp, xỉn màu, khô và thường hay nổi mụn. Nếu bạn bị mụn do thiếu ngủ thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Mụn và giấc ngủ có liên quan tới nhau không?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với hoạt động sinh lý của con người và được điều hòa một phần bởi trung tâm nằm ở vùng dưới đồi trước. Vùng này hoạt động như một đồng hồ trung tâm giúp điều chỉnh hoạt động bình thường bằng cách phối hợp với các “đồng hồ” ngoại vi được biểu hiện trong các tế bào trên khắp cơ thể, bao gồm cả da. 

Một số bệnh về da, bao gồm cả mụn trứng cá, cho thấy mối quan hệ với chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Việc thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém đi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật của cơ thể, gây mất cân bằng hệ miễn dịch và tăng tiết hormone gây căng thẳng.

Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá như di truyền, hormone và chế độ ăn uống, nhưng việc thiếu ngủ cũng có thể gây ra mụn.

thiếu ngủ gây mụn
Giấc ngủ rất quan trọng đối với hoạt động sinh lý của con người, thiếu ngủ có thể gây ra mụn

Tại sao thiếu ngủ có thể gây ra mụn

Nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, góp phần gây ra mụn qua các cơ chế sau:

  • Tăng mức độ căng thẳng: thiếu ngủ làm cơ thể sản xuất nhiều cortisol hơn, một hormone gây căng thẳng, dẫn đến sản xuất nhiều bã nhờn (dầu). Lượng dầu dư thừa này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng liên quan đến sản xuất androgen tuyến thượng thận, liên quan đến mụn trứng cá mạn tính.
  • Tổn hại hàng rào bảo vệ da: giấc ngủ ngon giúp phục hồi và củng cố hàng rào bảo vệ da. Chất lượng giấc ngủ kém có thể làm suy giảm quá trình sửa chữa này, khiến da dễ bị tổn thương và nổi mụn hơn.
  • Bắt đầu một vòng luân hồi tiêu cực: mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến nhiều mụn hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn khó thoát ra.
tại sao thiếu ngủ gây mụn
Chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da

Nguyên nhân thường gặp của thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu ngủ. Các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Các thói quen xấu trước khi ngủ như dùng điện thoại nhiều làm tăng tiếp xúc với ánh sáng xanh, khi đó melatonin bị cản trở tổng hợp nên sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ. 
  • Tình trạng rối loạn nhịp sinh học trong các trường hợp hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn, hội chứng jet lag khi di chuyển qua nhiều múi giờ khác nhau hay làm việc ca đêm.
  • Tình trạng rối loạn giấc ngủ khi bị mất ngủ hay mắc các hội chứng chân không nghỉ, hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Sử dụng một số loại thuốc hay các chất gây nghiện.
nguyên nhân thiếu ngủ thường gặp
Một số nguyên nhân gây thiếu ngủ thường gặp

Nếu đang mắc tình trạng thiếu ngủ thì những dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp phải gồm:

  • Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, đặc biệt khi đang thực hiện các hoạt động yên tĩnh, như xem tivi hoặc đọc sách.
  • Thay đổi tâm trạng như khó chịu hay tâm trạng chán nản.
  • Hay quên và khó học các khái niệm mới.
  • Không có khả năng tập trung vào việc học tập hay công việc.
  • Tăng cân.
triệu chứng gặp phải khi thiếu ngủ
Một số triệu chứng thường gặp do thiếu ngủ kéo dài

Xem thêm các bài viết liên quan

Cách cải thiện giấc ngủ để có làn da đẹp hơn

Cải thiện thói quen ngủ có thể giúp da trở nên đẹp hơn. Đảm bảo đủ giấc ngủ mỗi đêm không chỉ làm tăng sự hạnh phúc mà còn giúp làm việc hiệu quả hơn vào ban ngày. Dưới đây là một số cách để cải thiện giấc ngủ:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine, đặc biệt vào buổi chiều và tối.
  • Không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
  • Tránh hút thuốc lá.
  • Tiếp xúc đủ ánh nắng trong ngày.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ.
  • Loại bỏ tiếng ồn, đèn sáng, TV và máy tính trong phòng ngủ.
  • Không sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng ngay trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục đều đặn nhưng không quá muộn trong ngày.
  • Tránh đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn nhiều và uống nước vào đêm khuya.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm, đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn.
  • Nếu không thể ngủ sau 20 phút, hãy thức dậy và làm điều gì đó thư giãn.

Nếu khó ngủ kéo dài, nên đi khám Bác sĩ để kiểm tra các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc thực hiện nghiên cứu về giấc ngủ để chẩn đoán vấn đề.

ca lâm sàng trị mụn
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Thiếu ngủ là vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và gây mụn. Do đó, cần thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ việc duy trì thói quen tốt đến tránh các thói quen xấu trước khi đi ngủ. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp chăm sóc da, hạn chế mụn do thiếu ngủ. Nếu mụn kéo dài và ảnh hưởng đến giấc ngủ, nên đến Phòng khám Da liễu uy tín để được Bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. You look sleepy…” The impact of sleep restriction on skin parameters and facial appearance of 24 women“. Sleep Medicine
  2. Schrom KP, Ahsanuddin S, et al. “Acne Severity and Sleep Quality in Adults“. Clocks Sleep. 2019 Dec 6;1(4):510-516. doi: 10.3390/clockssleep1040039
  3. Female type of adult acne: Physiological and psychological considerations and management“. JDDG
  4. Relationship between sleep quality and facial sebum levels in women with acne vulgaris“. Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology
  5. The Relationship between Sleep Quality and Students’ Acne Vulgaris Severity at Medical Faculty Universitas Kristen Indonesia“. Journal of Advanced Research in Dynamical and Control Systems
  6. New insights into the management of acne: An update from the Global Alliance to Improve Outcomes in Acne Group“. Journal of the American Academy of Dermatology
  7. Chen Y, Lyga J. “Brain-skin connection: stress, inflammation and skin aging“. Inflamm Allergy Drug Targets. 2014;13(3):177-90. doi: 10.2174/1871528113666140522104422

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 2

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84