Lăn kim trị sẹo rỗ có hiệu quả không? Những điều cần lưu ý

Ngày 21/10/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Lăn kim là một phương pháp điều trị sẹo rỗ phổ biến nhờ khả năng kích thích sản sinh collagen, cải thiện bề mặt da nhanh chóng. Vậy liệu lăn kim có thực sự hiệu quả trong việc làm đầy sẹo rỗ như mong đợi, ưu nhược điểm của phương pháp này là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn trước khi quyết định điều trị.

Lăn kim trị sẹo rỗ là gì?

Lăn kim (microneedle) là một phương pháp điều trị sẹo rỗ sử dụng thiết bị chứa các đầu kim siêu nhỏ để tạo ra những tổn thương vi điểm trên bề mặt da. Những kim này thường được gắn trên một con lăn hoặc bút lăn kim chuyên dụng, giúp kích thích quá trình tái tạo tự nhiên của da. 

Kỹ thuật này chủ yếu được áp dụng để điều trị các loại sẹo do mụn như sẹo rỗ, sẹo lõm. Ngoài ra, lăn kim còn giúp cải thiện các tình trạng lỗ chân lông to, nếp nhăn và các vùng da không đều màu.

lăn kim trị sẹo rỗ là gì
Da mặt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ và làm giảm tự tin trong giao tiếp

Cơ chế hoạt động của lăn kim trị sẹo rỗ

Lăn kim hoạt động bằng cách tạo ra các tổn thương vi điểm trên bề mặt da thông qua hàng nghìn đầu kim siêu nhỏ. Các tổn thương này kích thích cơ thể khởi động quá trình tự phục hồi, từ đó sản sinh thêm collagen và elastin – hai protein quan trọng giúp làm đầy sẹo rỗ và tái tạo làn da. 

Kết quả là sẹo rỗ được cải thiện, kết cấu và bề mặt da trở nên mịn màng hơn. Phương pháp này còn giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da, tăng cường hiệu quả điều trị​.

cơ chế của lăn kim trị sẹo rỗ
Lăn kim hoạt động bằng cách tạo ra các tổn thương vi điểm trên bề mặt da thông qua hàng nghìn đầu kim siêu nhỏ

Lăn kim trị sẹo rỗ có hiệu quả không?

Lăn kim được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả trong điều trị sẹo rỗ. Theo nghiên cứu từ Trường Y Chobanian & Avedisian (Boston University), phương pháp này giúp cải thiện rõ rệt bề mặt sẹo và mang lại sự hài lòng cao cho người điều trị, đặc biệt khi kết hợp với các phương pháp khác như PRP hoặc laser. 

Tuy nhiên, kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ sẹo và liệu trình điều trị được chỉ định bởi Bác sĩ Da liễu.

thăm khám bác sĩ
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị sẹo hiệu quả

Ưu nhược điểm của lăn kim

Lăn kim có những ưu điểm và hạn chế sau:

Ưu điểm của lăn kim

  • Kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp đầy sẹo, da săn chắc và mịn màng hơn.
  • Cải thiện các vấn đề về kết cấu da như giảm sự xuất hiện của sẹo rỗ, lỗ chân lông to và tình trạng da không đều màu mà không gây tổn thương lớp da ngoài cùng.
  • Phù hợp cho nhiều loại da, kể cả người có làn da tối màu, vì không gây nguy cơ tăng sắc tố sau viêm như các liệu pháp laser.
  • Thời gian phục hồi nhanh, trung bình từ 2 – 5 ngày, ngắn hơn so với các phương pháp như laser hoặc peel da sâu.
  • Có thể áp dụng trên nhiều khu vực khác nhau như mặt, cổ, tay, ngực hoặc lưng để cải thiện sẹo hoặc rạn da.
  • Chi phí điều trị thường thấp hơn các phương pháp khác như laser hoặc vi kim RF, giúp nhiều người dễ dàng chi trả hơn và được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo rỗ.

Nhược điểm của lăn kim

  • Nguy cơ nhiễm trùng hoặc sưng đỏ nếu không được thực hiện trong môi trường vô trùng và bởi Bác sĩ có chuyên môn.
  • Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện; nếu kim lăn không đạt độ sâu phù hợp, liệu trình sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.
  • Lăn kim thường không mang lại hiệu quả đầy sẹo cao như laser.
  • Sau khi lăn kim, da có thể xuất hiện tình trạng đỏ, bong tróc nhẹ nhưng thường giảm dần sau 2 – 3 ngày.
  • Không nên thực hiện trên vùng da bị mụn viêm nặng, có vết thương hở hoặc người có tiền sử sẹo lồi, sẹo phì đại.
  • Dù tỷ lệ thấp, nguy cơ tăng sắc tố sau viêm vẫn có thể xảy ra với người có làn da nhạy cảm hoặc tiền sử bị thâm nếu không chăm sóc đúng cách sau điều trị.
lăn kim có trị được sẹo rỗ không
Phương pháp lăn kim được Bác sĩ Da liễu trực tiếp thực hiện tại Doctor Acnes

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của lăn kim

Một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến hiệu quả của lăn kim trong điều trị sẹo rỗ bao gồm:

  • Độ sâu của kim: kim càng dài (trên 1.5mm) thì khả năng tái tạo sẹo càng cao, nhưng đi kèm nguy cơ tổn thương và thời gian hồi phục lâu hơn.
  • Tình trạng sẹo: mức độ sẹo rỗ nặng hay nhẹ sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Thiết bị lăn kim: chất lượng và độ sắc bén của kim rất quan trọng, nếu không, có thể gây tổn thương thêm cho da.
  • Kỹ thuật thực hiện: phương pháp thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo kích thích sản sinh collagen mà không làm tổn hại các lớp da sâu.
  • Chăm sóc sau điều trị: việc chăm sóc da sau lăn kim như dưỡng ẩm và chống nắng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả điều trị tốt và hạn chế biến chứng.

Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lăn kim, vì vậy việc lựa chọn cơ sở uy tín và Bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm là rất quan trọng​.

các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả lăn kim
Dưỡng ẩm đều đặn và chống nắng kỹ khi ra đường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế biến chứng

Khi nào nên và không nên áp dụng phương pháp lăn kim?

Lăn kim phù hợp với nhiều loại da và vấn đề da nhưng cũng có những trường hợp chống chỉ định cần lưu ý. Dưới đây là những đối tượng phù hợp và không phù hợp với phương pháp lăn kim:

Trường hợp nên áp dụng lăn kim:

  • Sẹo rỗ do mụn trứng cá hoặc sẹo lõm.
  • Da không đều màu, lỗ chân lông to.
  • Nếp nhăn nông hoặc rạn da.
  • Mong muốn trẻ hóa da hoặc cải thiện kết cấu da.
trường hợp nên lăn kim
Các trường hợp nên áp dụng liệu pháp lăn kim

Trường hợp không nên áp dụng lăn kim:

  • Da đang bị mụn viêm, mụn trứng cá dạng nang bọc.
  • Vết thương hở, nhiễm trùng hoặc viêm da cơ địa.
  • Người có bệnh lý nền như tiểu đường, rối loạn đông máu.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Người có tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
trường hợp không nên lăn kim
Các trường hợp không nên áp dụng liệu pháp lăn kim

Làm cách nào để tăng hiệu quả điều trị sẹo rỗ với phương pháp lăn kim?

Lăn kim khi thực hiện riêng lẻ thường không mang lại kết quả tối ưu trong điều trị sẹo rỗ như khi kết hợp với các phương pháp khác. Dưới đây là một số liệu pháp chuyên sâu thường được kết hợp với lăn kim để tăng hiệu quả điều trị:

  • Vi kim RF (radiofrequency)

Vi kim RF là phương pháp lăn kim sử dụng thiết bị có nhiều mũi kim như phương pháp lăn kim thông thường nhưng điểm khác biệt là các mũi kim được tích hợp thêm sóng RF. 

Năng lượng từ sóng RF tạo ra các cột tổn thương vi nhiệt, kích thích quá trình phục hồi và tăng sinh collagen, elastin mạnh mẽ hơn, từ đó cải thiện bề mặt sẹo nhanh chóng. 

Các nghiên cứu cho thấy vi kim RF mang lại hiệu quả tương đương với điều trị bằng laser nhưng cần ít thời gian hồi phục và giảm tác dụng phụ hơn.

rf microneedle
Phương pháp vi kim RF được Bác sĩ Da liễu trực tiếp thực hiện tại Doctor Acnes

Đây là liệu pháp kết hợp giữa lăn kim và huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được chiết tách từ máu tự thân của chính bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ máu của người bệnh và chiết tách thành PRP, sau đó thoa PRP lên vùng da đã lăn kim, giúp tăng khả năng tái tạo da và giảm sẹo hiệu quả hơn. 

Theo các nghiên cứu lâm sàng, lăn kim kết hợp PRP có thể giúp cải thiện sẹo rỗ lên đến 50 – 70% chỉ sau 5 buổi trị liệu, mang đến làn da mịn màng và đồng đều hơn.

lăn kim kết hợp prp
Phương pháp lăn kim và PRP được Bác sĩ Da liễu trực tiếp thực hiện tại Doctor Acnes
  • Lăn kim kết hợp với laser fractional

Lăn kim và laser fractional đều có cơ chế tác động riêng giúp kích thích quá trình tái tạo da và làm đầy sẹo. Lăn kim tạo các vi tổn thương cơ học trên bề mặt da trong khi laser fractional sẽ tạo ra các vùng tổn thương nhiệt nhỏ và có thể xuyên sâu vào da hơn các vi tổn thương gây ra bởi lăn kim.

Khi kết hợp cả hai phương pháp sẽ mang lại hiệu quả đầy sẹo cao hơn nhờ vào việc tác động sâu đến các tầng da khác nhau, từ đó rút ngắn được thời gian điều trị so với việc điều trị từng phương pháp riêng lẻ.

lăn kim kết hợp laser
Phương pháp lăn kim và laser fractional được Bác sĩ Da liễu trực tiếp thực hiện tại Doctor Acnes

Quy trình thực hiện lăn kim trị sẹo rỗ tại Doctor Acnes

Tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, Bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thực hiện lăn kim theo đúng chuẩn y khoa với các bước như sau:

  • Bước 1: thăm khám với Bác sĩ Da liễu để đánh giá và chỉ định thực hiện.
  • Bước 2: làm sạch da mặt, tẩy trang để đảm bảo bề mặt da thông thoáng.
  • Bước 3: chụp ảnh vùng da để theo dõi kết quả.
  • Bước 4: bôi kem gây tê trong 20 – 30 phút.
  • Bước 5: lau sạch thuốc tê, sát trùng da bằng povidine, sau đó làm sạch vùng da cần điều trị lại lần nữa với nước muối sinh lý.
  • Bước 6: chuẩn bị thiết bị lăn kim.
  • Bước 7: Bác sĩ Da liễu thực hiện lăn kim (có thể kết hợp thêm các liệu pháp điều trị sẹo rỗ khác như đã được tư vấn ở bước 1).
  • Bước 8: hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim để tối ưu hiệu quả điều trị. 

Thời gian giữa các buổi lăn kim nên cách nhau 2 – 4 tuần để da có đủ thời gian phục hồi và tái tạo. Trung bình, cần 3 – 5 buổi điều trị để đạt được kết quả mong muốn. Sau đó, có thể duy trì 1 – 2 buổi mỗi năm nhằm giữ vững hiệu quả lâu dài, kích thích sản sinh collagen liên tục và giúp da luôn khỏe mạnh, mịn màng.

Cách chăm sóc da sau lăn kim điều trị sẹo rỗ

Khoảng thời gian sau lăn kim là giai đoạn da cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phục hồi tốt nhất và đạt hiệu quả tối ưu. Hãy áp dụng các bước chăm sóc dưới đây để bảo vệ làn da và hỗ trợ quá trình tái tạo:

Ngày đầu tiên sau làm liệu trình (chăm sóc da 2 – 3 lần/ngày):

  • Rửa mặt với nước muối sinh lý để làm sạch da và lau khô nhẹ nhàng bằng băng gạc.
  • Thoa huyết tương hoặc tế bào gốc (nếu có).
  • Thoa kem dưỡng ẩm phục hồi.

Từ ngày 2 cho đến khi bong mài hoàn toàn:

  • Sáng: rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ, sau đó thoa huyết tương (nếu còn) hoặc tế bào gốc (nếu có), thoa kem dưỡng ẩm phục hồi và cuối cùng là thoa kem chống nắng.
  • Trưa/chiều sau khi về nhà: tẩy trang nhẹ nhàng và rửa mặt bằng nước thường, xịt khoáng dưỡng ẩm da.
  • Tối trước khi đi ngủ: rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ, thoa huyết tương (nếu còn) hoặc tế bào gốc (nếu có), thoa kem dưỡng ẩm phục hồi.

Lưu ý rằng nếu đảm bảo được việc tránh nắng tuyệt đối thì không cần sử dụng kem chống nắng và tẩy trang trong thời gian này.

Sau khi bong mài hoàn toàn (khoảng 7 ngày):

Chăm sóc da như bình thường nhưng nên lưu ý 1 số điều sau:

  • Huyết tương chỉ sử dụng trong 3 ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 
  • Sau điều trị, làn da có thể sẽ xuất hiện mụn viêm. Lúc này, có thể thoa một lớp mỏng thuốc trị mụn tại vị trí sưng viêm mỗi ngày 1 lần vào buổi tối. 
  • Bác sĩ Da liễu có thể chỉ định thêm thuốc uống để làm giảm sưng viêm và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân nên uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.
  • Trong giai đoạn này, sẽ có hiện tượng đóng mài. Để mài bong tự nhiên, tuyệt đối không cạy gỡ. Nếu sau 7 ngày, da vẫn còn đóng mài dày, ngứa rát, châm chích, sưng đau, rỉ dịch hoặc lên mụn viêm nhiều, nên thăm khám lại Bác sĩ Da liễu. 
  • Khi đi ra ngoài cần sử dụng các biện pháp che chắn như đội nón rộng vành và đeo khẩu trang tối màu. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có SPF 30 trở lên trước khi ra nắng 15 – 20 phút và thoa lặp lại sau mỗi 2 – 3 giờ.
  • Hạn chế các hoạt động đổ nhiều mồ hôi, đi đến các khu vực môi trường ô nhiễm, khói bụi, sờ tay lên mặt và tắm hồ bơi hoặc đi du lịch biển. Tránh tắm rửa bằng nước nóng, xông hơi, massage mặt trong 7 ngày đầu tiên sau điều trị. 
  • Các chất có hoạt tính mạnh như nhóm retinoid (retinol, tretinoin, adapalene, tarazotene, retinaldehyde)/AHA/BHA… có thể sử dụng sau 7 ngày.
ống prp
Huyết tương bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh chỉ được sử dụng trong vòng 3 ngày

Xem thêm các bài viết liên quan

Địa chỉ lăn kim trị sẹo rỗ chuẩn y khoa tại TP. HCM

Doctor Acnes là Phòng khám chuyên khoa Da liễu uy tín tại TP. HCM, nơi quy tụ đội ngũ Bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm và sử dụng công nghệ điều trị tiên tiến. 

Bên cạnh quy trình điều trị chuẩn y khoa, điều khiến Doctor Acnes khác biệt chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau điều trị chuyên nghiệp và tận tâm. 

Khách hàng sẽ được theo dõi sát sao sau mỗi buổi trị liệu, đảm bảo tình trạng da luôn được cải thiện theo đúng lộ trình, đồng thời nhận được những hướng dẫn chi tiết để chăm sóc da tại nhà.

ca lâm sàng trị sẹo
Ca lâm sàng điều trị sẹo thành công tại Doctor Acnes

Lăn kim là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện sẹo rỗ nhờ khả năng tái tạo làn da và kích thích sản sinh collagen tự nhiên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu, nên thực hiện tại các cơ sở uy tín với quy trình điều trị chuẩn y khoa. 

Nếu đang băn khoăn về tình trạng sẹo rỗ lâu năm và muốn tìm một liệu pháp an toàn, hiệu quả, hãy đến ngay Doctor Acnes để được thăm khám trực tiếp và tư vấn bởi Bác sĩ Da liễu.

—————–

Các câu hỏi thường gặp

Lăn kim có thể gây đau nhẹ hoặc khó chịu tùy thuộc vào độ sâu của kim và mức độ nhạy cảm của da. Cảm giác khó chịu thường chỉ kéo dài trong suốt quá trình lăn kim và sẽ giảm dần sau khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, để giảm cảm giác đau, vùng da cần điều trị sẽ được thoa kem gây tê tại chỗ trước khi tiến hành.

Thời gian để thấy hiệu quả lăn kim trị sẹo rỗ tùy thuộc vào tình trạng sẹo và cơ địa mỗi người. Thông thường, sau 6 – 8 tuần, da bắt đầu cải thiện rõ rệt nhờ quá trình tăng sinh collagen. Tuy nhiên, để đạt kết quả tối ưu, có thể cần 3 – 5 buổi điều trị, mỗi buổi cách nhau khoảng 4 – 6 tuần. Sẹo rỗ nặng có thể cần thời gian lâu hơn để đầy.

Tại Doctor Acnes, chi phí cho một lần lăn kim trị sẹo mụn tiêu chuẩn là 1.100.000đ, với mức ưu đãi đặc biệt cho học sinh, sinh viên chỉ còn 1.000.000đ/lần. Ngoài ra, Phòng khám cũng cung cấp lăn kim bằng thiết bị bút lăn M.pen Pro của hãng Mesoestetic với chi phí 1.300.000đ/lần, giảm còn 1.200.000đ/lần cho học sinh, sinh viên. 

Mỗi liệu trình đều được thực hiện bởi đội ngũ Bác sĩ Da liễu chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị sẹo rỗ.

Tài liệu tham khảo

  1. Microneedling Improves Appearance of Acne Scars“. Boston University Chobanian & Avedisian School of Medicine
  2. Microneedling“. The Ohio State University Wexner Medical Center
  3. Microneedling: The Latest Craze in Skin Care“. Healthline
  4. What is microneedling? Benefits and use“. MedicalNewsToday
  5. Moira Lawler. “What Is Microneedling? Benefits, Costs, Side Effects, and More“. Everyday Health
  6. Alster TS, Graham PM. “Microneedling: A Review and Practical Guide“. Dermatol Surg. 2018 Mar;44(3):397-404. doi: 10.1097/DSS.0000000000001248
  7. Hou A, Cohen B, et al. “Microneedling: A Comprehensive Review“. Dermatol Surg. 2017 Mar;43(3):321-339. doi: 10.1097/DSS.0000000000000924
  8. Ablon G. “Safety and Effectiveness of an Automated Microneedling Device in Improving the Signs of Aging Skin“. J Clin Aesthet Dermatol. 2018 Aug;11(8):29-34

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status