Lăn kim (microneedling) là một phương thức điều trị thuộc lĩnh vực thẩm mỹ da có đa công dụng, từ trẻ hóa da đến điều trị sẹo, điều trị rụng tóc. Hiện nay, có nhiều cơ sở chăm sóc da đăng tải các thông tin quảng cáo về công năng điều trị mụn của phương thức lăn kim. Liệu lăn kim có thực sự điều trị được mụn, và có an toàn đối với da bị mụn hay không. Trong bài viết sau đây, Doctor Acnes sẽ cung cấp các thông tin khoa học về phương pháp lăn kim trị mụn.
Lăn kim là gì?
Lăn kim có nhiều hình thức và nhiều loại dụng cụ khác nhau, cùng dựa trên một nguyên tắc chung là sử dụng vi kim (kim có kích thước rất nhỏ) xuyên vào da đến độ sâu xác định, phù hợp với làn da nơi điều trị. Cách thức điều trị này có nhiều công dụng như sau:
-
- Trẻ hóa da: lăn kim tạo ra những đường xuyên vào da (microchannel), ít tổn thương lớp thượng bì, đồng thời kích hoạt cơ chế phục hồi thương tổn của lớp trung bì, qua đó tái cấu trúc mạng lưới chất nền nâng đỡ da và tăng sinh collagen, elastin, giúp da được trẻ hóa.
- Điều trị sẹo: khi vi kim xuyên vào da, mô sẹo và sợi xơ sẽ bị cắt đứt, giúp cho bề mặt da nơi có sẹo giảm bị co kéo do những sợi xơ này. Ngoài ra, lăn kim sẽ kích thích tăng sinh collagen, elastin tại chỗ giúp phục hồi sẹo. Hiệu quả tăng sinh collagen của elastin sau lăn kim rất mạnh mẽ, được ghi nhận đạt mốc gấp 4 lần bình thường tại thời điểm 6 tháng sau điều trị.
- Đưa hoạt chất vào trong da: vi kim có thể làm trung gian đưa các loại dược chất, hoạt chất có công dụng điều trị vượt qua lớp biểu bì vào đến lớp trung bì giàu mạch máu của da thông qua các đường dẫn là các tổn thương vi điểm được tạo ra khi lăn kim. Tại đây, các hoạt chất sẽ phát huy tác dụng cao hơn so với bôi thoa thông thường. Lăn kim kết hợp với hoạt chất phù hợp có thể điều trị sẹo, rụng tóc, và nâng cao hiệu quả trẻ hóa da.
Có nên lăn kim trị mụn không?
Mụn viêm (active acne) là một chống chỉ định của phương thức lăn kim. Trong tổn thương mụn viêm, không chỉ có chất bã nhờn bị bít tắc mà còn có rất nhiều vi khuẩn đang sinh sôi trong môi trường nang lông, dẫn đến phản ứng viêm tại chỗ gây sưng, đau, đỏ da. Vi kim dù nhỏ vẫn để lại đường xuyên vào da, qua đó cho phép vi khuẩn trong mụn viêm lan tràn ra mô da khỏe mạnh xung quanh và lên bề mặt da. Thậm chí, vi khuẩn còn có thể bám lên vi kim để lây lan rộng hơn trên da. Do vậy, không được thực hiện lăn kim trên vùng da đang có mụn viêm.
Trái lại, mụn ẩn (blind pimple) không phải là chống chỉ định của phương thức lăn kim. Mụn ẩn là khối bã nhờn bị kẹt trong da, không tiếp xúc với môi trường ngoài và không có sự sinh sôi mất kiểm soát của vi khuẩn. Do vậy, phương thức lăn kim có thể được thực hiện an toàn, không có nguy cơ gây lây lan vi khuẩn. Thậm chí còn có những quy trình lăn kim được thiết kế dành riêng cho việc điều trị mụn ẩn.
Những biến chứng sau khi lăn kim trị mụn có thể xảy ra?
Phương thức lăn kim dù là một phương pháp điều trị thường được sử dụng trong thẩm mỹ da, nhưng vẫn có những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, như là:
- Tăng sắc tố da: sau lăn kim da sẽ mỏng, yếu hơn và có thể xuất hiện phản ứng viêm do có tổn thương. Các chất trung gian gây viêm kích thích tế bào melanocyte hoạt động, đồng thời tăng vận chuyển melanin ra xung quanh vùng da bị tổn thương, điều này dẫn tới việc tăng sắc tố melanin trên da và xuất hiện các vùng da bị sạm màu. Thêm vào đó, quá trình tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời cũng khiến vùng da bị tổn thương trở nên sạm màu hơn.
- Nhiễm trùng da: có thể biểu hiện bằng cách da tiết nhiều dịch, mụn mủ, mụn nước. Nhiễm trùng da xảy ra khi không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình thực hiện và chăm sóc da sau lăn kim không phù hợp, dẫn tới nhiễm khuẩn hoặc nhiễm Herpes.
- Phản ứng dị ứng: một số báo cáo ghi nhận phản ứng u hạt dị ứng sau khi lăn kim; đây là một biến chứng hiếm gặp.
Ngoài ra, lăn kim là phương pháp xâm lấn da tối thiểu bởi vi kim, do vậy tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình, vệ sinh trong điều trị là vô cùng quan trọng đối với làn da và cả sức khỏe toàn thân. Hệ thống trang thiết bị cần đạt chuẩn để đảm bảo vi kim có kích thước phù hợp và đồng đều, xuyên đến độ sâu đúng như chỉ định. Vi kim phải là loại có thương hiệu để đảm bảo chất liệu không gây kích ứng, sản xuất theo quy trình vô trùng tuyệt đối. Sau cùng và không kém phần quan trọng, Bác sĩ Da liễu là người trực tiếp thực hiện việc điều trị phải có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm về lăn kim nói riêng và thẩm mỹ da nói chung. Với phương pháp điều trị xâm lấn như lăn kim, Bác sĩ Da liễu càng đóng vai trò quan trọng. Tuyệt đối không lăn kim tại các cơ sở spa không có chức năng điều trị da hoặc bởi thực hiện bởi những người không có chuyên môn để phòng tránh các biến cố trong và sau quá trình lăn kim như đề cập bên trên.
Khi da bị mụn nên làm gì?
Mụn là một tình trạng tổn thương thường gặp của da, nhưng không vì vậy mà kém đi phần nghiêm trọng. Có nhiều nguy cơ đi kèm với mụn, một phần không nhỏ trong đó là do việc điều trị không phù hợp, dẫn tới không hết mụn hoặc thậm chí làm cho da tổn thương nhiều hơn. Không chỉ đối với mụn viêm, mà kể cả với mụn ẩn, việc điều trị đều cần có sự tinh tế, đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm. Bởi vì tất cả mọi trường hợp da bị mụn đều đi kèm với nguy cơ viêm nhiễm tiến triển, kéo dài dai dẳng, để lại sẹo, thâm xấu.
Vì vậy, không nên hấp tấp lựa chọn phương thức điều trị chỉ dựa theo thông tin quảng cáo, mà cần phải tiếp nhận thông tin khoa học đa chiều. Hơn hết, việc thăm khám bởi Bác sĩ Da liễu đóng vai trò cốt yếu để có được liệu trình điều trị an toàn, hiệu quả. Trong quá trình điều trị, sự theo dõi của Bác sĩ Da liễu không chỉ giúp trấn an mà còn hạn chế vấn đề phát sinh. Do vậy, khi da bị mụn, dù là mụn ẩn hay mụn viêm, đều nên sắp xếp lịch hẹn ở trung tâm điều trị da uy tín, được cấp phép bởi Sở Y tế, để được Bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị.
Bảng giá dịch vụ lăn kim điều trị mụn tại Doctor Acnes
✅ Phương pháp | ✅ Giá | ✅ Giá HSSV |
⭐Phi kim m.pen pro (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.300.000 | 1.200.000 |
Không giống như những thông tin quảng cáo từ một số cơ sở, phương thức lăn kim bị chống chỉ định trên da có mụn viêm, vì có thể gây hại thêm cho da. Mụn ẩn không phải là chống chỉ định của phương pháp này. Để có được trải nghiệm điều trị tốt nhất với phương pháp lăn kim, đạt được tối đa hiệu quả trẻ hóa da, điều trị sẹo và những công dụng khác của phương pháp này, cần đến trung tâm điều trị da uy tín để được thăm khám bởi Bác sĩ Da liễu giỏi và được điều trị bằng hệ thống trang thiết bị đạt chuẩn EU, FDA. Điều này đồng thời cũng giúp hạn chế nguy cơ xảy ra những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị, bao gồm cả lăn kim.
Tài liệu tham khảo
- Graham Litchman, Pragya A. Nair, Talel Badri, Steven E. Kelly. “Microneedling“. NCBI Bookshelf
- Alster TS, Graham PM. “Microneedling: A Review and Practical Guide. Dermatol Surg“. 2018 Mar;44(3):397-404. doi: 10.1097/DSS.0000000000001248. PMID: 28796657
- Tan MG, Jo CE, Chapas A, Khetarpal S, Dover JS. “Radiofrequency Microneedling: A Comprehensive and Critical Review“. Dermatol Surg. 2021 Jun 1;47(6):755-761. doi: 10.1097/DSS.0000000000002972. PMID: 33577211
- Chandrashekar BS, Sriram R, Mysore R, Bhaskar S, Shetty A. “Evaluation of Microneedling Fractional Radiofrequency Device for Treatment of Acne Scars“. 2014 Apr 7(2):93-7. doi: 10.4103/0974-2077.138328. PMID: 25136209. PMCID: PMC4134659
- Avcil M, Çelik A. “Microneedles in Drug Delivery: Progress and Challenges“. Micromachines (Basel). 2021 Oct 28;12(11):1321. doi: 10.3390/mi12111321. PMID: 34832733; PMCID: PMC8623547
- “Microneedle Deep Dive“. Hanhoousa