Mùa đông là thời điểm làn da dễ trở nên khô ráp và nổi mụn hơn bao giờ hết. Tại sao thời tiết lạnh lại có tác động mạnh mẽ đến da như vậy? Nếu đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát mụn khi thời tiết chuyển lạnh, Doctor Acnes sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách chăm sóc da để hạn chế mụn trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến da dễ nổi mụn vào mùa đông
Theo một nghiên cứu tại Mỹ năm 2015, số lượng người tìm đến Bác sĩ Da liễu để điều trị mụn tăng cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, trong khi mùa hè lại ít hơn. Vậy tại sao mùa đông lại khiến mụn trở nên trầm trọng hơn? Dưới đây là những nguyên nhân chính:
- Độ ẩm không khí thấp làm da khô và mất nước
Khi thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí giảm đáng kể, làm da dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Lớp hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, khiến da mất đi độ ẩm cần thiết. Để bù lại tình trạng khô da, tuyến bã nhờn sẽ tăng cường sản xuất dầu, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
- Lạm dụng máy sưởi và tắm nước nóng
Việc sử dụng máy sưởi hay tắm nước nóng thường xuyên trong mùa đông khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe MD. Dr. Jacqueline Schaffer, nước nóng có thể làm tổn thương lớp tế bào keratin ở biểu bì, dẫn đến da khô và mất nước. Khi da khô, tuyến bã nhờn tăng tiết dầu để bù đắp, khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc và hình thành mụn trứng cá.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Nhiều người có thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn hoặc các chất tẩy rửa mạnh trong mùa đông. Tuy nhiên, điều này có thể khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên và làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Kết quả là da dễ bị khô, kích ứng và nổi mụn hơn.
- Thiếu ánh sáng mặt trời
Theo Medical News Today, ánh sáng mặt trời chứa tia UV có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm da bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Do đó, thiếu ánh sáng vào mùa đông khiến da mất đi yếu tố tự nhiên giúp ngăn ngừa mụn. Điều này, kết hợp với da khô và tăng tiết dầu, tạo môi trường thuận lợi cho mụn phát triển.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh trong mùa đông
Vào mùa đông, mọi người thường có xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường và dầu mỡ hơn như đồ ngọt, đồ chiên xào, các món ăn nóng, cay để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường huyết và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, từ đó gây mụn.
- Thói quen sờ tay lên mặt và vệ sinh da không đúng cách
Thời tiết lạnh giá khiến da dễ bị khô và ngứa, từ đó nhiều người có thói quen chạm tay lên mặt để gãi hoặc vuốt da. Tuy nhiên, bàn tay thường chứa rất nhiều vi khuẩn, việc chạm tay lên mặt có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, gây ra mụn.
- Thay đổi hormone do căng thẳng và áp lực
Thời tiết mùa đông và thiếu ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến căng thẳng và cảm giác buồn chán. Khi căng thẳng gia tăng, cơ thể có thể tiết ra nhiều cortisol hơn, từ đó làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn và dẫn đến mụn.
Cách chăm sóc da để phòng ngừa mọc mụn trong mùa đông
Các bước chăm sóc cơ bản cho da mặt nổi mụn vào mùa đông gồm:
- Làm sạch da.
- Thoa toner.
- Thoa kem trị mụn.
- Thoa kem dưỡng ẩm.
- Thoa kem chống nắng (buổi sáng).
Cụ thể cách thực hiện các bước như sau:
Làm sạch da nhẹ nhàng
Khởi đầu bằng việc làm sạch da với tẩy trang và sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn. Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn và không làm khô da để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa mà vẫn giữ lại lớp dầu tự nhiên cần thiết.
Nên rửa mặt tối đa 2 lần mỗi ngày, sáng và tối, để tránh làm da mất đi độ ẩm tự nhiên, gây khô và kích ứng.
Sản phẩm gợi ý:
- Nước tẩy trang BIODERMA Sébium H2O dành cho da dầu mụn.
- Nước tẩy trang DELIA Micellar sạch sâu và cân bằng độ ẩm cho da (500ml).
- Gel rửa mặt tạo bọt cho da dầu nhạy cảm La Roche-Posay Effaclar Purifying Foaming Gel For Oily Sensitive Skin.
- Gel rửa mặt SVR Sebiaclear Gel Moussant không chứa xà phòng cho da dầu mụn 400ml.
Sử dụng thuốc bôi trị mụn
Sau khi làm sạch da, thoa các sản phẩm trị mụn như retinoid, benzoyl peroxide, adapalene, AHA, BHA hoặc kháng sinh ngoài da để giảm viêm và điều trị mụn.
Thông thường, thứ tự chuẩn là thoa thuốc trị mụn trước, sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu da quá nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng, có thể thoa kem dưỡng ẩm trước khi bôi thuốc đặc trị mụn nhằm tạo một lớp màng bảo vệ, giảm thiểu tình trạng khô và kích ứng do các hoạt chất mạnh gây ra.
Sản phẩm gợi ý:
- Gel hỗ trợ ngừa mụn trứng cá, mờ thâm, dưỡng da Megaduo 15g.
- Thuốc bôi trị mụn trứng cá Differin.
- Thuốc bôi trị mụn trứng cá Klenzit MS 15g.
Dưỡng ẩm cho da thường xuyên
Dưỡng ẩm đều đặn 2 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu da quá khô. Lựa chọn kem dưỡng ẩm chứa các thành phần như niacinamide, acid salicylic (BHA), acid hyaluronic, glycerin, acid lactic hoặc ceramide để vừa cấp ẩm, vừa hỗ trợ kiểm soát dầu và phục hồi hàng rào da.
Ngoài ra sản phẩm còn có thể chứa các thành phần kháng viêm hữu ích như kẽm, đồng, selen, lô hội, trà xanh, nghệ, hoa cúc, tea tree oil… Ưu tiên các sản phẩm dạng gel, lotion hoặc sữa, không chứa dầu (oil-free) và không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic).
Sản phẩm gợi ý:
- Kem dưỡng ẩm Bioderma Sebium Hydra.
- Kem giảm nhờn Aknicare Fast Creamgel 30ml.
- Kem dưỡng chuyên biệt dành cho da mụn Aknicare Fast Cream Gel.
Tẩy tế bào chết định kỳ
Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ lớp da chết tích tụ, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, từ đó hạn chế mụn. Tuy nhiên, chỉ nên tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần để tránh làm da khô và dễ kích ứng. Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ chứa acid salicylic hoặc enzyme tự nhiên để đạt hiệu quả tối ưu mà không làm tổn thương da.
Sản phẩm gợi ý:
Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng
Rửa mặt và tắm bằng nước quá nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da khô và dễ kích ứng hơn. Nên sử dụng nước ấm thay thế nhằm bảo vệ lớp màng lipid tự nhiên của da, giữ cho da mềm mại và tránh bị tổn thương do nhiệt độ cao.
Bổ sung độ ẩm cho da từ bên trong
Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 – 3 lít) giúp duy trì độ ẩm từ bên trong, giúp da căng mịn và ít bị khô nứt trong mùa đông. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và chất chống oxy hóa như cá hồi, hạnh nhân, quả bơ và rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làn da khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng mụn.
Bảo vệ da khỏi tác động của thời tiết
Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên ngay cả khi trời lạnh để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và giảm thiểu nguy cơ lão hóa, nám sạm. Khi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang và quàng khăn để bảo vệ da trước gió lạnh và khói bụi, giúp da tránh bị kích ứng.
Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh
Duy trì giấc ngủ đủ (7 – 8 giờ mỗi đêm) và giảm căng thẳng sẽ giúp điều hòa hormone, từ đó hạn chế mụn nội tiết. Tập thể dục đều đặn không chỉ tăng cường tuần hoàn máu mà còn giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng da hiệu quả, giúp làn da luôn tươi sáng và khỏe mạnh.
Mùa đông có thể khiến làn da dễ bị khô và bùng phát mụn nếu không chăm sóc đúng cách. Hy vọng những bí quyết trên từ Doctor Acnes sẽ giúp duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt. Nếu còn băn khoăn về cách chọn sản phẩm chăm sóc da hoặc loại thuốc trị mụn phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với Doctor Acnes qua hotline 07 0838 0878 để được tư vấn chi tiết bởi Bác sĩ Da liễu nhé!
Tài liệu tham khảo
- Pascoe, Vanessa Lindsay, and Alexandra Boer Kimball. “Seasonal variation of acne and psoriasis: a 3-year study using the Physician Global Assessment severity scale“. Journal of the American Academy of Dermatology. 73.3 (2015): 523-525
- “Cold Showers vs. Hot Showers: Which One Is Better?“. Healthline
- “Is hormonal acne worse in winter?“. MedicalNewsToday