Sẹo rỗ là hậu quả nặng nề, đáng sợ nhất mà ai cũng e ngại khi bị mụn trứng cá. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của nền khoa học kỹ thuật nói chung và nền y học nói riêng, ngày càng có nhiều phương pháp được ứng dụng để điều trị sẹo rỗ.
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay có thể kể đến là bóc tách đáy sẹo, laser tái tạo bề mặt, huyết tương giàu tiểu cầu PRP, cross TCA… Gần đây, một phương pháp khác cũng đang được các Bác sĩ Da liễu tin dùng trong điều trị sẹo rỗ đó là mesotherapy hay còn gọi là tiêm meso. Hôm nay chúng ta sẽ cùng BSCKI. Ninh Vũ Hoàng Tuấn tìm hiểu về phương pháp điều trị này và vai trò của nó trong điều trị sẹo rỗ.
Tổng quan
Mesotherapy là một phương pháp điều trị lần đầu tiên được đề cập bởi Bác sĩ người Pháp Michel Pistor vào năm 1952. Kỹ thuật này sử dụng kim nhỏ để đưa trực tiếp các thuốc, hoạt chất vào các lớp của da, làm chậm sự hấp thu và kéo dài cơ chế tác dụng tại chỗ của thuốc, từ đó tạo ra hiệu quả điều trị.
Cơ sở khoa học
Phương pháp mesotherapy dựa trên giả thuyết rằng thuốc được đưa vào da sẽ cho tác dụng dược lý lâu hơn ở vùng điều trị. Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy việc tiêm trong da thuốc kháng viêm, thuốc gây tê, thuốc kháng sinh duy trì thời gian tác dụng kéo dài hơn và với lượng thuốc ít hơn so với tiêm bắp. Ngoài ra, sau khi tiêm kháng nguyên vào da, đáp ứng kháng thể thu được lớn hơn so với tiêm bắp. Điều đó cho thấy khi tiêm thuốc vào da với lượng thuốc thấp hơn, có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với tiêm bắp.
Tiêm mesotherapy làm thay đổi động học bình thường của sự hấp thu thuốc, cụ thể là làm chậm sự hấp thu toàn thân và cho phép thuốc phân bố đến các mô bên dưới, tồn tại lâu hơn tại các mô điều trị.
Các chỉ định điều trị mesotherapy
Chỉ định của mesotherapy rất đa dạng, được ứng dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau như giảm đau, cơ xương khớp, phục hồi chức năng… Riêng trong da liễu và thẩm mỹ nội khoa, mesotherapy cũng được chỉ định cho nhiều trường hợp bao gồm: trẻ hóa da, sáng da, điều trị sần vỏ cam, tan mỡ, rụng tóc, mụn trứng cá, rạn da và cả chỉ định mà chúng ta đang quan tâm đến đó là sẹo rỗ.
Chống chỉ định của mesotherapy
Không được thực hiện mesotherapy trong những trường hợp sau:
- Nhiễm trùng đang hoạt động
- Rối loạn đông máu
- Cơ địa sẹo lồi
- Bệnh tự miễn (lupus, xơ cứng bì), viêm da mức độ vừa hoặc nặng
- Dị ứng với thành phần thuốc tiêm
- Có thai hoặc cho con bú
- Động kinh
- Đái tháo đường
Mesotherapy trong điều trị sẹo rỗ
Trong điều trị sẹo rỗ, diễn tiến, mức độ của quá trình lành thương tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị. Khi quá trình lành thương diễn ra tốt sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Phương pháp mesotherapy dùng kim đưa trực tiếp hoạt chất vào tận đáy sẹo – là mô đích của quá trình điều trị sẹo rỗ. Các hoạt chất này có tác dụng kích thích, tạo môi trường thích hợp để quá trình lành thương diễn ra tốt nhất.
Các hoạt chất chuyên biệt sử dụng trong mesotherapy sẹo rỗ thường là các yếu tố tăng trưởng, nucleotides, hyaluronic acid, amino acid (proline, hydroxyproline, lysine, glycine, leucine, isoleucine), DMAE… với các vai trò cụ thể được đề cập như dưới đây:
Các yếu tố tăng trưởng là các polypeptide có vai trò kiểm soát sự phát triển, biệt hóa và chuyển hóa của tế bào, chúng tương tác với các thụ thể trên bề mặt tế bào để kiểm soát quá trình sửa chữa mô. Mặc dù chỉ hiện diện với số lượng rất nhỏ tính bằng nanogram, các yếu tố tăng trưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lành vết thương. Trong điều trị sẹo rỗ, yếu tố tăng trưởng sử dụng để tiêm meso được lấy từ 2 nguồn chính:
- Yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tự thân, thu được từ phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu – PRP, chứa các yếu tố tăng trưởng: TGF, PDGF, VEGF, EGF…
- Yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ thực vật, động vật: chứa EGF, FGF…
Mỗi yếu tố tăng trưởng có tác dụng khác nhau ở các quá trình sinh học tế bào từ đó mang lại tác động tích cực giúp tái cấu trúc làn da:
- TGF: thu hút các đại thực bào, kích thích các tế bào nội sinh, tăng cường tổng hợp chất nền ngoại bào, đặc biệt là collagen type 1.
- PDGF: điều hòa sự tăng trưởng và phân chia của tế bào, kích thích sự phân chia các nguyên bào sợi, hóa hướng động đại thực bào, bạch cầu trung tính, tăng cường lắng đọng các chất nền ngoại bào, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chữa lành vết thương.
- VEGF: thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu.
- EGF: kích thích các tế bào biểu mô, nguyên bào sợi, kích thích tế bào sừng phát triển do đó giúp che phủ vết thương bằng lớp da trưởng thành.
- FGF: điều hòa quá trình hình thành mạch máu mới, kích thích tăng sinh nguyên bào sợi.
Vai trò của các hoạt chất thường dùng khác trong điều trị sẹo rỗ
- Nucleotides (sodium DNA): kích thích hoạt động sửa chữa tế bào, tái tạo biểu mô và mô hạt, giảm các triệu chứng viêm, do đó làm tăng tốc độ chữa lành vết thương trên da.
- Hyaluronic acid: là thành phần của chất nền ngoại bào. Khi được tiêm vào da, hyaluronic acid nâng cao vùng da bị lõm nhờ tác dụng giữ nước. Ngoài ra, hyaluronic acid cũng kích thích tổng hợp collagen từ các nguyên bào sợi.
- Proline, hydroxyproline, lysine và glycine: kích thích nguyên bào sợi sản sinh collagen và elastin, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và phục hồi da bị tổn thương.
- Leucine, isoleucine: gia tăng tổng hợp collagen và elastin, ức chế quá trình dị hóa protein, thúc đẩy nhanh lành thương, tạo độ săn chắc đàn hồi cho da.
- DMAE: tăng độ dày của lớp trung bì và độ dày sợi collagen.
Xem thêm các bài viết liên quan
Nên điều trị sẹo rỗ với mesotherapy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Nguyên tắc điều trị sẹo rỗ với phương pháp mesotherapy:
- Liệu trình phù hợp: tình trạng sẹo rỗ ở mỗi cá nhân là khác nhau về loại sẹo, mức độ sẹo, tuổi sẹo, vì vậy cần được thăm khám bởi Bác sĩ Da liễu và lên liệu trình điều trị cá thể hóa cho từng người.
- Phối hợp với các phương pháp điều trị khác: việc điều trị sẹo rỗ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, và cho đến nay không có một phương pháp đơn lẻ nào có thể mang lại hiệu quả giúp làm đầy sẹo tuyệt đối; vì vậy chúng ta cần có sự phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Không ngoại lệ, mesotherapy cần được phối hợp cùng các phương pháp điều trị sẹo rỗ khác để đem lại hiệu quả cao nhất. Các phương pháp điều trị sẹo rỗ mesotherapy có thể kết hợp như là bóc tách đáy sẹo, huyết tương giàu tiểu cầu PRP, laser tái tạo bề mặt, cross TCA…
- Tuân thủ liệu trình điều trị: cần lưu ý rằng mesotherapy trị sẹo rỗ không phải chỉ cần thực hiện một lần mà phải là một liệu trình bao gồm nhiều lần tùy theo tình trạng sẹo của mỗi cá nhân. Vì vậy, việc tuân thủ đúng liệu trình đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị.
- Chăm sóc da đúng cách sau điều trị: việc tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc da sau mesotherapy cũng là yếu tố quan trọng giúp mesotherapy sẹo rỗ mang lại kết quả như mong muốn.
Bảng giá dịch vụ tiêm meso điều trị sẹo rỗ tại Phòng khám Doctor Acnes
Phương pháp | Giá | Giá HSSV |
⭐Mesotherapy huyết tương giàu tiểu cầu PRP trị sẹo (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.500.000 | 1.400.000 |
⭐Mesotherapy Growth Factors trị sẹo (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.600.000 | 1.500.000 |
⭐Mesotherapy Exo Booster trị sẹo (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 1.900.000 | 1.800.000 |
⭐Mesotherapy PRP T-LAB kit chuẩn CE (bao gồm cả xét nghiệm viêm gan và HIV, thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) | 2.900.000 – 3.500.000 | 2.800.000 – 3.400.000 |
Sẹo rỗ là tình trạng da cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Mesotherapy là một trong các phương pháp đó, với hiệu quả đã được chứng minh trong điều trị sẹo rỗ. Mesotherapy trị sẹo rỗ là phương pháp điều trị xâm lấn; do đó, cần được thực hiện tại các Bệnh viện hoặc Phòng khám Da liễu uy tín nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Khi cần thực hiện mesotherapy, bạn có thể thăm khám với các Bác sĩ Da liễu tại Phòng khám Doctor Acnes để được tư vấn và hướng dẫn các bước điều trị cụ thể cho tình trạng sẹo của mình.
Tài liệu tham khảo
- Shirley Madhere. “Aesthetic Mesotherapy”. 2008
- Robert Baran. “Textbook of Cosmetic Dermatology”. 5th, 2017
- Massimo Mammucari. “Mesotherapy: From Historical Notes to Scientific Evidence and Future Prospects”. ScientificWorldJournal. 2020 May 1;2020:3542848
- David L.Steed. “The role of Growth Factors in Wound Healing”. Surg Clin North Am. 1997 Jun;77(3):575-86