Uống sữa có nổi mụn không? Sự thật bạn cần biết

Ngày 20/07/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
0
(0)

Sữa bò là một trong những loại thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng bởi chúng cung cấp protein, vitamin D và là nguồn calci thiết yếu cho cơ thể. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều ý kiến về việc tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa là nguyên nhân gây ra mụn. Vậy, có phải sự thật việc uống sữa là nguyên nhân gây nổi mụn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Doctor Acnes nhé.

Uống sữa có nổi mụn không?

Sữa bò, dù là nguyên kem, ít béo hay tách béo, có thể liên quan đến các vấn đề về da, bao gồm cả mụn trứng cá. Mặc dù sữa không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn, một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ sữa và mụn trứng cá. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho thấy phụ nữ uống hai ly sữa trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn 44% so với những phụ nữ khác.

Bên cạnh đó, có bằng chứng cho thấy một số hormone ở trong các sản phẩm từ sữa có thể ảnh hưởng đến tình trạng nổi mụn. Việc tiêu thụ sữa và các chế phẩm sữa từ bò được can thiệp bằng hormone tăng trưởng có thể phá vỡ sự cân bằng hormone tự nhiên của cơ thể.

có nên uống sữa bò
Sữa bò, dù là nguyên kem, ít béo hay tách béo, có thể liên quan đến các vấn đề về da, bao gồm cả mụn trứng cá

Các sản phẩm sữa được cho là nguyên nhân gây ra tác động đến sự bài tiết insulin và kích thích tổng hợp yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) ở gan. Trong đó, IGF-1 được đánh giá là yếu tố then chốt gây ra mụn trứng cá thông qua kích thích sự bài tiết bã nhờn và quá trình viêm. IGF-1 cũng kích thích sự phát triển của biểu mô nang lông cũng như quá trình sừng hóa. Nồng độ IGF-1 trong huyết thanh có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Trong cơ thể người, IGF-1 đạt đỉnh vào thời kì tuổi dậy thì, khi mụn thường xuất hiện nhiều nhất. Một nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy người uống 1-2 lần sữa mỗi ngày có mức IGF-1 cao hơn 16% so với những người ít uống sữa.

Một lý thuyết khác lại cho rằng, sữa kết hợp với thực phẩm tinh chế hoặc đường hóa học có thể làm gián đoạn mức insulin trong cơ thể, kết quả là khiến da dễ bị nổi mụn hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

Có nên loại bỏ sữa hoàn toàn không?

Khoa học cho thấy có sự tương quan giữa việc tiêu thụ sữa bò thường xuyên và mụn trứng cá nhưng không phải ai uống sữa cũng đều bị mụn trứng cá. Do đó, nếu nghi ngờ mụn bị kích hoạt hoặc trở nên trầm trọng hơn do sữa thì dưới đây là một số cách có thể áp dụng để tìm ra nguyên nhân:

  • Ghi chép thực đơn: theo dõi lượng sữa tiêu thụ cùng với tình trạng nổi mụn để xem xét và đánh giá về mối liên quan này.
  • Loại bỏ sữa trong giai đoạn mụn: xem xét việc loại bỏ sữa khi bắt đầu bị mụn để xem tình trạng da có cải thiện hơn so với trước.
  • Loại bỏ sữa lâu dài: mụn là tình trạng viêm da mạn tính, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chứ không riêng do chế độ ăn. Do đó, việc loại bỏ sữa lâu dài cần phải xem xét kỹ lưỡng vì sữa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cần có thời gian để đánh giá việc tiêu thụ sữa có thật sự gây mụn hay không, đặc biệt trong trường hợp các phương pháp điều trị mụn thông thường không mang lại hiệu quả.
uống sữa có lên mụn không
Khoa học cho thấy có sự tương quan giữa việc tiêu thụ sữa bò thường xuyên và mụn trứng cá nhưng không phải ai uống sữa cũng đều bị mụn trứng cá

Các lựa chọn khác thay thế cho sữa bò

Nếu nghi ngờ rằng các sản phẩm từ sữa bò là thủ phạm gây ra mụn hay khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn thì dưới đây là những lựa chọn thay thế cho sữa.

Sữa dê

Sữa dê có thể là lựa chọn thay thế tốt hơn bởi:

  • Chứa ít lactose không gây ra sự tăng insulin nhiều trong cơ thể như sữa bò.
  • Khả năng gây dị ứng thấp hơn sữa bò do hàm lượng protein đặc biệt liên quan đến dị ứng là alpha s1 casein có trong sữa dê thấp hơn đến 89% so với sữa bò.
  • Chứa phân tử chất béo nhỏ hơn do đó dễ tiêu hóa hơn và tránh tình trạng khó tiêu. Khó tiêu được báo cáo là có liên quan đến sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, đây có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm và stress oxy hóa dẫn đến hình thành mụn.
Sữa dê
Sữa dê là một sự lựa chọn thay thế cho sữa bò

Tuy nhiên, điểm quan ngại duy nhất là sữa dê cũng chứa hormone kích thích sự tăng trưởng của dê con, do đó, vẫn có nguy cơ nhỏ gây mụn.

Sữa hạt

Thay vì chọn sữa có nguồn gốc động vật, có thể thay thế an toàn hơn bằng các loại sữa có thành phần từ hạt đặc biệt là hạnh nhân. Sữa hạnh nhân là một lựa chọn thay thế phù hợp bởi chúng có chứa nhiều hợp chất có lợi cho da.

  • Vitamin E và chất chống oxy hóa: hạt hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa khác, giúp làm giảm tần suất nổi mụn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sự liên quan giữa việc thiếu hụt vitamin E với tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng.
  • Flavonoid: các flavonoid catechin, kaempferol và epicatechin có trong hạnh nhân thô cũng giúp ngăn ngừa tế bào da bị oxy hóa và chết.
  • Chất béo: hạt hạnh nhân cũng giàu chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng quan trọng trong việc duy trì một làn da khỏe mạnh. Acid béo omega-6 là thành phần cơ bản của màng tế bào; việc tiêu thụ thực phẩm giàu acid béo giúp ngăn ngừa tình trạng da khô cũng như duy trì làn da khỏe mạnh và đủ nước.
  • Kẽm: trong sữa hạnh nhân có chứa kẽm và đây là thành phần có tính kháng viêm rất tốt cho làn da mụn.
Sữa hạt
Sữa hạt là một sự lựa chọn thay thế cho sữa bò

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mụn, và sữa là một yếu tố nguy cơ đáng lưu ý. Giới hạn tiêu thụ sữa có thể là một biện pháp hữu ích trong quá trình điều trị mụn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng chế độ ăn không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị mụn tại chỗ hoặc toàn thân. Sự kết hợp giữa chế độ ăn hợp lý và các phương pháp điều trị khoa học sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát và điều trị mụn trứng cá. 

Liên hệ ngay với Phòng khám Da liễu Doctor Acnes để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Deng Y, Misselwitz B, Dai N, Fox M. “Lactose Intolerance in Adults: Biological Mechanism and Dietary Management“. Nutrients. 2015 Sep 18;7(9):8020-35. doi: 10.3390/nu7095380. PMID: 26393648; PMCID: PMC4586575
  2. Katta R, Desai SP. “Diet and dermatology: the role of dietary intervention in skin disease“. J Clin Aesthet Dermatol. 2014 Jul;7(7):46-51. PMID: 25053983; PMCID: PMC4106357
  3. Milk consumption among patients with acne vulgaris“. ResearchGate
  4. Does Dairy Cause Acne? Studies Show Milk Linked to Acne“. Acneeinstein
  5. Can the right diet get rid of acne?“. AAD

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84