Nguyên nhân và cách điều trị thâm đỏ sau mụn chuẩn y khoa

Ngày 08/10/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Mụn là tình trạng da liễu phổ biến, thường để lại di chứng như sẹo lồi, sẹo lõm, thâm đen và thâm đỏ. Thâm đỏ, dù ít được chú ý hơn thâm đen, cũng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của cả nam và nữ. Vậy nguyên nhân gây thâm đỏ sau mụn là gì và làm sao để điều trị thâm đỏ hiệu quả? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu trong bài viết sau.

Tình trạng thâm sau mụn - Doctor Acnes
Thâm đỏ (hình minh họa)

Nguyên nhân hình thành thâm đỏ

Thâm đỏ (post-inflammatory erythema – PIE) là những nốt hồng, đỏ hoặc tím còn sót lại trên da sau mụn, thường gặp ở những người có làn da sáng màu (loại 1 – 3 theo bảng phân loại da Fitzpatrick). Người châu Á, đặc biệt người Việt Nam, có da phân loại từ 3 – 4 nên dễ bị cả thâm đỏ và thâm đen.

Phân loại da - Doctor Acnes
Bảng phân loại da theo Fitzpatrick

Nguyên nhân gây nên thâm đỏ là do vùng da tổn thương sau mụn, đặc biệt là mụn mủ và mụn bọc lớn, xuất hiện nhiều mạch máu để nuôi dưỡng và phục hồi da, khiến những phần da này có màu đỏ hoặc hồng, không đều màu với các vùng da xung quanh. Chính vì sự gia tăng số lượng mạch máu nên thâm đỏ còn được gọi với cái tên là tăng sinh mạch máu.

Nguyên nhân hình thành thâm đỏ - Doctor Acnes
Tăng sinh mạch máu từ những tổn thương sau mụn là nguyên nhân hình thành thâm đỏ

Cách điều trị thâm đỏ

Thâm đỏ, giống như thâm đen, có thể tự mờ dần theo thời gian tùy thuộc vào tình trạng và khả năng phục hồi của da. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, da không đều màu có thể khiến bạn tự ti và ngại giao tiếp. Vì vậy, mục đích của việc điều trị thâm đỏ là cải thiện tình trạng này nhanh chóng bằng các phương pháp sau:

Dùng cấp ẩm, phục hồi cho làn da

Da thâm đỏ rất yếu và nhạy cảm, do đó, bảo vệ da là bước quan trọng nhất. Sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng, khẩu trang, nón, và áo khoác khi ra ngoài để hạn chế tia UV tác động lên da, giúp da dễ lành và giảm tình trạng tăng sinh mạch máu.

Bên cạnh việc bảo vệ, cung cấp dưỡng ẩm và phục hồi da là cần thiết. Sử dụng serum, mặt nạ, và kem dưỡng chứa các hoạt chất như:

  • HA (acid hyaluronic): là thành phần chính của cấu trúc da, giúp duy trì làn da luôn căng bóng, mịn màng. Đặc biệt, acid hyaluronic còn có khả năng phục hồi vết thương nhờ khả năng liên kết các phân tử nước và giữ nước tốt, làm dịu những làn da nhạy cảm, đang bị kích ứng.
  • B5 hay còn gọi acid pantothenic: B5 giúp sản sinh ra enzyme gọi là coenzym A (CoA). CoA phá hủy acid béo và triglyceride trong cơ thể, giảm sự hoạt động bã nhờn từ đó ngăn ngừa mụn. Ngoài ra, B5 còn thúc đẩy sự phát triển của elastin, glycan, collagen giúp chữa lành vết thương cho làn da.
  • Peptide: là các đoạn protein được hình thành từ nhiều loại amino acid, liên kết với nhau bởi liên kết peptide. Khi collagen bị phân hủy sẽ hình thành các chuỗi peptide, chuỗi này phát tín hiệu ra xung quanh rằng da đang bị tổn thương để kích thích quá trình tăng sinh collagen. Thoa peptide lên da là chủ động phát tín hiệu rằng vùng da này đang yếu, cần được phục hồi. Lúc này, sự tăng sinh collagen bên trong được kích thích để bổ sung collagen cho vùng da điều trị. Peptide mang lại nhiều công dụng như chống lão hoá, phục hồi da, giảm nếp nhăn, tăng độ căng bóng da…
  • Rau má (Centella asiatica): chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như asiaticoside, acid asiatic, acid madecassic (đặc biệt là asiaticoside) và chất chống oxy hóa như phenolic, saponin. Với khả năng làm dịu da, lành tính nên rau má rất thích hợp để phục hồi những làn da yếu, bị tổn thương hay tình trạng thâm đỏ.
  • Nha đam (Aloe vera): với phần gel chứa lượng lớn glycoprotein, nha đam không chỉ giúp chống viêm, làm dịu da mà còn giúp cấp nước, khóa ẩm cho làn da.
sản phẩm trị thâm đỏ
Một số sản phẩm giúp cấp ẩm, phục hồi làn da

Sử dụng sản phẩm chứa các hoạt chất giảm thâm đỏ hiệu quả

Ngoài các hoạt chất dưỡng ẩm và phục hồi da như đã kể trên, một số hoạt chất có thể giúp giảm thâm đỏ hiệu quả như niacinamide, acid tranexamic và acid azelaic. Ba hoạt chất này đều có tác dụng giảm thâm và giảm viêm nhẹ, phù hợp cho da nhạy cảm và yếu.

  • Niacinamide: là thành phần đa năng, vừa trị mụn, làm sáng da, kháng viêm, kiềm dầu và thông thoáng lỗ chân lông mà không gây kích ứng, là lựa chọn an toàn để điều trị thâm đỏ vì không gây kích ứng da.
  • Acid azelaic: đây thật sự là một lựa chọn không thể bỏ qua khi gặp các vấn đề thâm hay rối loạn sắc tố da. Ngoài khả năng ức chế tyrosinase để làm giảm thâm đen, acid này còn hoạt động như một chất chống viêm giúp cải thiện tình trạng thâm đỏ. Các sản phẩm như Megaduo hay Derma Forte chứa acid azelaic rất hiệu quả và phù hợp với ngân sách eo hẹp.
  • Acid tranexamic: có khả năng tương tác với một loại enzyme trong da là plasmin, có tác dụng khôi phục màu da tự nhiên và giúp da đều màu hơn, đồng thời còn làm dịu da và khôi phục hàng rào bảo vệ da.
hoạt chất điều trị thâm đỏ
Một số sản phẩm giúp điều trị thâm đỏ

Dùng ánh sáng IPL (intense pulsed light)

IPL là ánh sáng đa sắc, năng lượng cao, phát ra dưới dạng xung từ 400 – 1200nm. Khi chiếu lên da, các xung ánh sáng tác động đến mô đích và mạch máu, giảm thâm đỏ hiệu quả.

Trong một nghiên cứu với 33 bệnh nhân đang bị thâm đỏ, sau 12 tuần điều trị với IPL 560nm, 78% bệnh nhân cải thiện hơn 50% thâm đỏ sau 3 – 6 buổi điều trị. IPL hiện phổ biến ở Việt Nam nhờ chi phí hợp lý và hiệu quả cao.

IPL điều trị thâm đỏ - Doctor Acnes
Phương pháp IPL giúp điều trị thâm đỏ tại Doctor Acnes

Dùng laser PDL

PDL sử dụng chùm tia sáng có bước sóng cao màu vàng nhắm vào mạch máu dưới da, chuyển hóa thành nhiệt để phá hủy mạch máu, từ đó giảm thâm đỏ. Mặc dù hiệu quả, nhưng giá một buổi điều trị PDL khá cao và cần nhiều buổi điều trị.

laser pdl điều trị thâm đỏ
Phương pháp laser PDL điều trị thâm đỏ được Bác sĩ trực tiếp thực hiện tại Doctor Acnes

Xem thêm các bài viết liên quan

Trị thâm mụn tại Doctor Acnes

Thâm mụn bao lâu thì hết? Cách trị thâm mụn đơn giản và nhanh chóng

Top 10 serum trị thâm mụn hiệu quả và cách chọn serum phù hợp

Phân biệt thâm đỏ và thâm đen sau mụn: phương pháp điều trị

Trị thâm mụn bao nhiêu tiền? Bảng giá liệu trình trị thâm mụn

8 lý do khiến vết thâm mụn mãi không hết và cách điều trị

Một số lưu ý khi điều trị thâm đỏ

Khi điều trị thâm đỏ, dù sử dụng các biện pháp như bôi tại chỗ các hợp chất kể trên hay điều trị theo các liệu trình tại Phòng khám Da liễu, có một số điều cần lưu ý như sau:

  • Kiên trì: đây là lưu ý không riêng gì khi điều trị thâm đỏ mà dành chung cho các trường hợp điều trị mụn. Thâm đỏ không thể hết ngay lập tức mà cần ít nhất 3 tháng để cải thiện. Kể cả khi sử dụng IPL hay PDL, cũng cần một số lần điều trị để thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Điều trị sớm: cũng như những tình trạng thâm đen, sẹo lõm và sẹo lồi, thâm đỏ cũng cần điều trị sớm để tránh những chuyển biến xấu đến làn da. Các vết thâm càng để lâu thì càng khó điều trị, đôi khi thâm đỏ còn có thể chuyển thành thâm đen hoặc nơi thâm đỏ xuất hiện sẹo rỗ nếu vùng da bị thâm đỏ không được chăm sóc kịp thời và đúng cách.
Thăm khám với Bác sĩ Da liễu
Đến thăm khám và điều trị sớm cùng Bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng tối ưu hiệu quả điều trị
  • Điều trị thâm kết hợp với trị mụn: nhiều người thường quá quan tâm đến việc trị thâm mà quên mất rằng da mình vẫn đang bị mụn, từ đó tình trạng mụn rồi thâm cứ diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ. Vì vậy khi điều trị thâm, cũng nên sử dụng những hợp chất có khả năng kiểm soát mụn. Một nền da không có mụn là một nền da khỏe mạnh, giúp cho da hấp thụ các dưỡng chất trị thâm tốt hơn, từ đó kết quả điều trị hiệu quả hơn.
Thâm đỏ sau mụn - Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị thâm đỏ thành công tại Doctor Acnes

Bảng giá dịch vụ điều trị thâm đỏ tại Phòng khám Doctor Acnes

Phương pháp Giá Giá HSSV
⭐IPL trẻ hóa da chuẩn FDA 600.000 550.000
⭐Laser 585nm xung dài chuẩn FDA trị mụn, giảm hồng ban (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.400.000 1.300.000
⭐Laser 585nm xung dài chuẩn FDA trị mụn, giảm hồng ban và giãn mao mạch (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.500.000 1.400.000

Da thâm đỏ là dấu hiệu cho thấy da đang bị tổn thương và tăng sinh mạch máu. Việc điều trị sớm bằng các liệu trình chuyên sâu như laser hay IPL tại các cơ sở da liễu, kết hợp với chăm sóc da tại nhà là rất cần thiết. Hy vọng qua bài viết này, Doctor Acnes đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thâm đỏ sau mụn cũng như các phương pháp điều trị và chăm sóc da chuẩn y khoa. Chúc bạn kiên trì và sớm có được làn da như mong muốn!

Tài liệu tham khảo

  1. Yoon soo, Emmy M. Graber. “Easy as PIE (Post Inflammatory Erythema)”. J Clin Aesthet Dermatol. 2013 Sep; 6(9): 46–47
  2. Marjorie Hecht. “What Are the Fitzpatrick Skin Types?” Healthline.com
  3. F.C. “Why Science Says Hyaluronic Acid Is the Holy Grail to Wrinkle-Free, Youthful Hydration”. Healthline.com
  4. W. Y. John Chen, Giovanni Abatangelo. “Functions of hyaluronan in wound repair”. Onlinelibrary.wiley.com
  5. Minu L. Mathew, R. Karthik, M. Mallikarjun, Soumya Bhute. “Intense Pulsed Light Therapy for Acne-induced Post-inflammatory Erythema”. Indian Dermatol Online J. 2018 May-Jun; 9(3): 159–164
  6. “Laser Treatment with Pulsed Dye Laser”. Healthcare

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84