Nặn mụn bằng tăm bông và những điều cần biết

Ngày 23/08/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Nặn mụn bằng tăm bông tương tự như các phương pháp khác để loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tay hoặc cây nặn mụn thì phương pháp này sử dụng tăm bông. Vậy phương pháp này có phải là phương pháp nặn mụn chuẩn y khoa hơn các phương pháp sử dụng tay hay cây nặn mụn như được PR bởi một số cơ sở. Cùng tìm hiểu về ưu khuyết điểm về phương pháp nặn mụn bằng tăm bông trong bài viết sau đây.

Nặn mụn bằng tăm bông là gì?

Trong thời gian gần đây, tăm bông bắt đầu trở thành một dụng cụ được sử dụng rộng rãi để lấy nhân mụn. Thay vì dùng ngón tay hoặc các công cụ khác, người ta dùng đầu bông của tăm bông để ấn nhẹ xung quanh vùng mụn, giúp đẩy nhân mụn ra ngoài. 

Khác với loại tăm bông thông thường được đóng gói theo số lượng lớn, các tăm bông dành riêng cho việc lấy nhân mụn thường được làm bằng gỗ, được đóng gói từng cây riêng lẻ để đảm bảo vệ sinh và vô trùng. Trên thị trường, còn có loại tăm bông có một đầu được thiết kế bằng bông và một đầu có hình dạng vòng tròn, được sử dụng chuyên biệt để lấy nhân mụn đầu đen.

nặn mụn bằng tăm bông là gì
Tăm bông (hình minh họa)

Ưu điểm của việc lấy nhân mụn bằng tăm bông

Thay vì tự nặn mụn trứng cá, nặn mụn đầu đen… bằng dụng cụ nặn mụn, lấy nhân mụn bằng tăm bông có những ưu điểm sau:

Hạn chế mụn lây lan, nhiễm trùng

Các tăm bông chuyên dùng để nặn mụn thường được đóng gói riêng lẻ để đảm bảo vô trùng, khi nào dùng mới lấy ra, do đó hạn chế được sự nhiễm trùng. Trong khi đó các dụng cụ nặn mụn thường không được sát trùng kỹ lưỡng trước khi nặn mụn, có thể bị gỉ sét nếu dùng loại không đảm bảo chất lượng, gia tăng khả năng viêm, nhiễm trùng tại vết mụn cũ.

Hạn chế để lại sẹo sau mụn

Khi nặn mụn bằng tăm bông thường dùng 2 đầu bông mềm mại ấn đều xung quanh. Lực sử dụng sẽ nhẹ nhàng hơn, đồng thời nhờ đầu bông mềm mại hơn cây nặn mụn nên hạn chế tối thiểu việc tổn thương làn da.

Có thể ít đau

Khi sử dụng các dụng cụ nặn mụn thông thường, thường dùng lực ép vào da để nhân mụn trồi lên. Trong khi đó, thao tác nặn mụn bằng tăm bông thường diễn ra một cách nhẹ nhàng bằng cách dùng 2 đầu bông mềm ấn đều xung quanh nốt mụn nên có thể ít đau hơn. 

ca lâm sàng có lấy nhân mụn
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Nhược điểm của nặn mụn bằng tăm bông

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, bạn cũng nên cân nhắc những nhược điểm của việc nặn mụn bằng tăm bông.

Khó lấy được hết nhân mụn

Khi nặn mụn bằng tăm bông, đầu bông mềm ấn xung quanh nốt mụn cho nên lực tương đối là nhẹ, chỉ thích hợp cho các nốt mụn không quá sâu, nhỏ. Nếu nhân mụn nằm sâu bên trong da, kích thước lớn, đầu tăm bông thường không tạo ra đủ lực để đẩy nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông, dẫn đến bị xót nhân mụn. Thêm vào đó, việc sử dụng tăm bông do đầu bông to tròn và mềm mịn cho nên khó kiểm soát vị trí và góc độ của lỗ chân lông để nặn mụn. Do đó, có thể khó để đặt tăm bông chính xác tại vị trí cần nặn mụn. Điều này làm cho việc loại bỏ nhân mụn trở nên khó khăn và không hiệu quả.

Dễ gây viêm tại vị trí vết mụn cũ

Như đã đề cập ở trên, việc nặn mụn bằng tăm bông thường dễ bị xót nhân mụn bên trong do đầu tăm bông mềm và lực tương đối là nhẹ nhàng. Khi chỉ loại bỏ một phần nhỏ của nhân mụn và không loại bỏ hoàn toàn, vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong lỗ chân lông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, khiến mụn có thể tái phát tại cùng một vị trí hoặc ở vị trí gần đó. Mụn tái phát có thể gây ra cảm giác đau và không thoải mái, đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành vết thâm và sẹo trên da.

Đau và thâm nhiều hơn nếu kỹ thuật nặn mụn không tốt

Do đầu bông mềm, lực tác dụng lên vùng quanh nốt mụn thường khá ít. Khi đó, người ta sẽ tác dụng lực  mạnh hoặc không đúng cách, tăm bông sẽ làm cho da bị véo lại, xoay tròn và gây tổn thương cho da xung quanh nốt mụn, gây ra cảm giác đau hơn rất nhiều so với dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc kích thích da quá mức. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây tổn thương nặng hơn cho da. So với việc sử dụng dụng cụ thông thường, các dụng cụ chuyên dụng dùng để nặn mụn có thể giúp kiểm soát áp lực và góc độ nặn mụn một cách chính xác hơn, giảm nguy cơ tổn thương và thâm nặng sau này. Đồng thời, các dụng cụ này cũng giúp loại bỏ nhân mụn một cách hiệu quả hơn, giúp da sạch sẽ và ít bị tổn thương hơn.

Nặn mụn bằng tăm bông có an toàn không?

Như đã đề cập ở trên, việc nặn mụn bằng tăm bông có những ưu và khuyết điểm riêng. Nên để trả lời phương pháp này có tốt không thì còn phụ thuộc vào tình trạng da của bạn.

Nếu nốt mụn không quá sâu và nhỏ, có thể sử dụng tăm bông để nặn mụn. Tuy nhiên, khi mụn ăn quá sâu bên trong da hoặc mụn có kích thước lớn, việc nặn mụn bằng tăm bông là không đủ hiệu quả. Trong trường hợp này, cần phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, ví dụ như cây nặn mụn, để loại bỏ mụn một cách hoàn toàn, hiệu quả và an toàn hơn.

Bên cạnh đó việc nặn mụn bằng tăm bông có an toàn hay không còn phụ thuộc vào người tiến hành. Nếu người nặn mụn không biết cách thực hiện thao tác một cách chính xác, lực tác dụng vừa đủ thì sẽ dễ gây tổn thương làn da, để lại sẹo và vết thâm.

Nên nặn mụn ở đâu?

Mặc dù việc nặn mụn bằng tăm bông có thể tự thực hiện tại nhà, nhưng cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho làn da. Việc nặn mụn bằng tăm bông đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn, cũng như kiến thức về cách thực hiện một cách chính xác. Nếu người thực hiện không biết cách tiến hành một cách hợp lý và cẩn thận, việc nặn mụn bằng tăm bông có thể dễ gây tổn thương cho làn da. Do đó, nếu bạn muốn nặn mụn bằng tăm bông, bạn nên lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ hoặc da liễu có uy tín, đảm bảo kỹ thuật viên được huấn luyện và có thể tiến hành một cách chính xác.

Ngoài ra, vấn đề về vệ sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tổn thương do nặn mụn. Việc không làm sạch da mặt và tay trước khi nặn mụn có thể khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào lỗ chân lông, gây nhiễm trùng và viêm nhiễm. Đồng thời, việc không sát khuẩn da sau khi nặn cũng làm tăng nguy cơ mụn tái phát và gây tổn thương cho da.

nên nặn mụn tại các cơ sở chuẩn y khoa
Nên lấy nhân mụn tại các cơ sở da liễu chuẩn y khoa

Chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn

Dù nặn mụn bằng tăm bông hay dụng cụ chuyên dụng, chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn là một bước rất quan trọng để đảm bảo có một làn da khỏe mạnh. Sau khi lấy nhân mụn, những vết thương trên da rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm, vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn là vô cùng cần thiết để tránh da bị sẹo rỗ, sẹo lõm. Vì thế, bạn cần chú ý những điểm sau đây:

Dùng sản phẩm kháng khuẩn và kem dưỡng có chức năng kháng viêm, kiềm dầu

Sau khi lấy mụn, nên sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn như benzoyl peroxide hoặc acid salicylic để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành tại vị trí nốt mụn.

Bên cạnh đó, để giảm sưng viêm và kiểm soát dầu thừa – hai yếu tố quan trọng gây ra mụn, nên kết hợp sử dụng kem dưỡng có chứa các thành phần kháng viêm như niacinamide, chiết xuất trà xanh hoặc các chất kiểm soát dầu như zinc PCA. Những sản phẩm này không chỉ giúp làm dịu da, giảm đỏ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi của da, ngăn ngừa mụn tái phát.

dùng sản phẩm kháng khuẩn và kem dưỡng có chức năng kháng viêm, kiềm dầu
Sau khi nặn mụn nên sử dụng sản phẩm kháng viêm, kiềm dầu

Dùng kem chống nắng (cho da mụn) và che chắn thật kỹ

Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sắc tố da, gây ra tình trạng thâm mụn sau khi lấy mụn. Hơn nữa, tia UV còn kích thích sản sinh dầu thừa, làm bít tắc lỗ chân lông và khiến mụn dễ quay trở lại. Vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng dành riêng cho da mụn với chỉ số SPF từ 30 trở lên là rất cần thiết.

Nên thoa kem chống nắng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi ra ngoài 20 – 30 phút. Ngoài ra, hãy che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, mũ rộng vành và kính râm để bảo vệ da tối đa khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

dùng kem chống nắng (cho da mụn) và che chắn thật kỹ
Nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV

Chỉ dùng các sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, thích hợp cho da mụn nhạy cảm

Tẩy trang và làm sạch da là bước quan trọng để loại bỏ kem chống nắng, bụi bẩn và dầu thừa trên da. Tuy nhiên, sau khi lấy mụn, da thường trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng. Do đó, nên chọn các sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn, hương liệu và các chất tẩy rửa mạnh.

Những sản phẩm này sẽ giúp làm sạch da hiệu quả mà không gây khô căng, kích ứng, đồng thời duy trì độ ẩm tự nhiên của da, hỗ trợ quá trình phục hồi sau lấy mụn.

chỉ dùng các sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, thích hợp cho da mụn nhạy cảm
Sau khi nặn mụn nên sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ

Tuyệt đối không nên sờ tay vào nốt mụn và tránh massage mặt trong quá trình điều trị mụn

Tay của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, khi chạm vào nốt mụn vừa được lấy, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương hở, gây nhiễm trùng và làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần tránh chạm tay vào mặt, đặc biệt là vùng da vừa lấy mụn.

Massage mặt có thể làm tăng lưu thông máu, giúp da khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị mụn, việc massage có thể khiến vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác, làm mụn lây lan và trở nên nghiêm trọng hơn. Nên tránh massage mặt trong thời gian điều trị mụn, đặc biệt là vùng da có mụn.

Nếu cần thiết phải chạm vào mặt, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc sử dụng bông tẩy trang sạch để tránh lây lan vi khuẩn.

Tránh sử dụng các sản phẩm có nồng độ acid quá cao

Các sản phẩm chứa acid như AHA, BHA thường được sử dụng để tẩy tế bào chết, làm sạch sâu lỗ chân lông và giảm mụn. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn, da đang trong quá trình phục hồi và trở nên nhạy cảm hơn. Việc sử dụng các sản phẩm có nồng độ acid cao lúc này có thể gây kích ứng, làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ bị nhiễm khuẩn và chậm lành hơn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, nên tạm dừng sử dụng các sản phẩm chứa acid trong khoảng 3 ngày đầu sau khi nặn mụn. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý để làm sạch da, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa mà không gây kích ứng. 

Dinh dưỡng cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi nặn mụn, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa mụn tái phát. Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay, nóng, đồ ngọt, đồ béo, bia rượu và cà phê vì chúng có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, rau xanh và tảo biển để tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein cũng rất quan trọng. Đừng quên uống đủ nước để thanh lọc cơ thể và làm dịu da. Ngoài ra, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và tránh các chất kích thích để da có thời gian phục hồi tốt nhất.

dinh dưỡng cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý
Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay, nóng, đồ ngọt, đồ béo, bia rượu và cà phê

Trên đây là những chia sẻ về nặn mụn bằng tăm bông. Qua những chia sẻ trên đây, có thể thấy phương pháp này không phải là phương pháp nặn mụn chuẩn y khoa hơn các phương pháp khác, mà nguy cơ sót nhân mụn và tái phát mụn rất cao nếu kỹ thuật không tốt. Trước khi quyết định tự nặn mụn bằng tăm bông, hãy cân nhắc kỹ lưỡng những ưu khuyết điểm. Nếu không tự tin hoặc không có kỹ năng, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia da liễu hoặc Phòng khám là một lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. PIMPLE POPPING: WHY ONLY A DERMATOLOGIST SHOULD DO IT“. AAD

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84