Bí quyết chăm sóc da sau nặn mụn ngừa thâm và sẹo mụn

Ngày 15/11/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Nặn mụn tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ nếu không được thực hiện đúng cách và chăm sóc da kỹ lưỡng sau đó. Vết thương hở do nặn mụn có thể dẫn đến sưng đỏ, viêm nhiễm, thậm chí là hình thành sẹo thâm nếu không được bảo vệ và phục hồi đầy đủ. 

Hiểu được điều đó, ở bài viết này Doctor Acnes sẽ cung cấp “cẩm nang” chi tiết về cách chăm sóc da sau nặn mụn hiệu quả và an toàn, giúp làn da nhanh chóng lấy lại vẻ mịn màng, khỏe mạnh. Cùng theo dõi nhé!

Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau nặn mụn

Làn da sau khi nặn mụn đã chịu tổn thương, đặc biệt sau khi nặn các loại mụn bọc, mụn trứng cá. Việc chăm sóc da sau nặn mụn không đúng cách sẽ khiến da hứng chịu hậu quả sau đây:

  • Phát sinh mụn mới: do nặn chưa hết nhân mụn hoặc lực tác động khiến da xung quanh bị kích thích, thúc đẩy quá trình viêm.
  • Nhiễm trùng: vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ bẩn có thể xâm nhập vào da sau khi nặn sẽ dẫn đến sưng tấy, mụn mủ, viêm đỏ, đau nhức.
  • Thâm sau mụn: viêm nhiễm sau nặn mụn khiến da tăng sắc tố, hình thành các vết thâm tối màu.
  • Sẹo mụn: viêm nhiễm nặng hoặc nặn mụn quá mạnh có thể dẫn đến sẹo lõm, sẹo lồi lâu dài.

Để hạn chế những biến chứng trên, cần lưu ý những điều sau đây

  • Sát trùng da kỹ trước và sau khi nặn mụn.
  • Sử dụng dụng cụ lấy nhân mụn vô khuẩn, dùng một lần để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Lấy nhân mụn đúng kỹ thuật.
  • Sử dụng đèn ánh sáng xanh, laser hoặc IPL giúp diệt vi khuẩn, hạn chế khả năng sinh mụn mới.
  • Chăm sóc da tại nhà với các sản phẩm phù hợp.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Sử dụng đèn ánh sáng xanh, laser hoặc IPL giúp diệt vi khuẩn, hạn chế khả năng sinh mụn mới
Sử dụng đèn ánh sáng xanh, laser hoặc IPL giúp diệt vi khuẩn, hạn chế khả năng sinh mụn mới

Các bước chăm sóc da sau nặn mụn

Làn da sau khi nặn mụn thường cực kỳ yếu và nhạy cảm, vì vậy cần hết sức quan tâm tới làn da ở giai đoạn này và lựa chọn một chế độ chăm sóc da phù hợp:

Bước 1: làm sạch nhẹ nhàng

Sau khi nặn mụn, da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, độ pH 5.5, không chứa cồn và hương liệu là bước đầu tiên cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tránh nhiễm trùng nhưng không làm tổn thương vùng da bị nặn mụn.

Bước 2: sử dụng sản phẩm sát khuẩn

Sau khi làm sạch da, việc sử dụng dung dịch kháng khuẩn như toner chứa thành phần sát khuẩn nhẹ như benzoyl peroxide hoặc salicylic acid (BHA) giúp giúp kháng viêm và làm sạch da hiệu quả hơn.

Để an toàn khi chăm sóc da tại nhà, các sản phẩm tẩy da chết chỉ nên được sử dụng sau 1 tuần.

Bước 3: dưỡng ẩm phục hồi

Da sau nặn mụn có thể bị khô và tổn thương, vì vậy việc dưỡng ẩm là vô cùng quan trọng. Chọn các loại kem dưỡng nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông, có chứa 1 trong những hoạt chất sau đây:

  • Chiết xuất rau má như asiatic acid, madecassic acid, madecassoside: kháng khuẩn, làm lành vết thương, làm dịu da và phòng ngừa kích ứng da.
  • B5: giảm bã nhờn, ngăn ngừa mụn, giúp chữa lành vết thương cho làn da.
  • Hyaluronic acid (HA): cung cấp độ ẩm, phục hồi da và chống oxy hoá.
  • Vitamin E: chống oxy hóa, giảm tác hại của tia UV.
  • Peptide: chống lão hoá, phục hồi da, giảm nếp nhăn, tăng độ căng bóng da.
  • Gel nha đam: đẩy nhanh quá trình tái tạo da.
  • Curcumin trong nghệ: giảm viêm, chống oxy hóa.

Bước 4: sử dụng kem chống nắng (ban ngày)

Ánh nắng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm sau khi nặn mụn. Hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng (SPF 30 trở lên) không chứa dầu để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

Bước 5: xây dựng lối sống lành mạnh

Cuối cùng và quan trọng nhất để sở hữu làn da đẹp, sạch mụn chính là có một lối sống lành mạnh. Tất cả mọi người nên ghi nhớ và tuân thủ điều này bất kể có đi nặn mụn hay không:

  • Hãy luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
  • Đi ngủ sớm.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Chăm tập thể dục.
  • Không sử dụng nhiều chất kích thích.

Với lối sống lành mạnh, Doctor Acnes tin rằng làn da sẽ nhanh chóng phục hồi những tổn thương sau mụn, giúp da trở nên đẹp rạng rỡ hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

Những điều cần lưu ý sau nặn mụn để tránh thâm sẹo

Để giúp da nhanh chóng phục hồi sau khi nặn mụn và tránh tình trạng viêm nhiễm, cần lưu ý những điều sau:

  • Tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu: sử dụng các sản phẩm trị mụn theo chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Không tự ý sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng da.
  • Giữ da sạch và tránh chạm tay lên mặt: da sau nặn mụn rất dễ nhiễm khuẩn, do đó, cần luôn giữ da sạch sẽ và tuyệt đối không chạm tay lên mặt để tránh lây vi khuẩn vào vùng da bị tổn thương.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: ngoài sử dụng kem chống nắng hãy bảo vệ da bằng cách che chắn da bằng áo khoác, khẩu trang để ngăn ngừa tác động của tia UV. Ánh nắng mặt trời có thể khiến vết thương do mụn trở nên thâm và dễ để lại sẹo.
  • Hạn chế trang điểm: da sau nặn mụn cần thời gian để hồi phục. Hạn chế trang điểm hoặc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm nặng có thể làm bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
Ca lâm sàng mụn nam giới - Doctor Acnes
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Đúc kết lại từ những điểm đã nêu, nhân mụn vẫn nên được lấy nếu mụn đủ chín và đã hết tình trạng viêm nhiễm. Sau khi nặn mụn cần chăm sóc da cẩn thận để da nhanh chóng hồi phục và đẹp hơn. 

Nếu vẫn băn khoăn về nặn mụn và cách chăm sóc da sau nặn mụn, hãy liên hệ ngay với Doctor Acnes để được các Bác sĩ Da liễu thăm khám và hướng dẫn cụ thể các bước chăm sóc da mụn.

Các câu hỏi thường gặp về da mụn

Nên đi nặn mụn nếu được thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu có chuyên môn, với các loại mụn phù hợp và đúng giai đoạn. Lưu ý rằng nặn mụn không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các nhân mụn mới.

Để ngăn mụn tái phát, đầu tiên làlấy nhân mụn chuẩn y khoa (không sót nhân, thoa gel dịu da kháng khuẩn sau nặn). Tiếp theo, đảm bảo vết thương lành hẳn trước khi bôi thoa các sản phẩm trị mụn hoặc trang điểm. 

Lưu ý: mụn trứng cá là bệnh lý mạn tính, lấy nhân mụn chỉ là phương pháp hỗ trợ, chính vì vậy, cần tuân thủ phác đồ điều trị mụn của Bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng mụn tái phát nói chung.

Không nên tự nặn mụn vì dễ gây nhiễm trùng, sẹo, lâu hồi phục và không giải quyết triệt để nguyên nhân gây mụn.

Để điều trị mụn hiệu quả, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau sau nặn mụn như ánh sáng xanh, peel da hoặc laser giúp da hồi phục nhanh hơn.

Các loại mụn nên nặn là mụn không viêm, như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sợi bã nhờn. Lưu ý, chỉ nên nặn khi mụn đã chín, gom cồi và se nhân.

Các loại mụn không nên nặn là mụn còn non, mụn nang, mụn viêm, mụn bọc. Việc cố tình nặn các loại mụn này sẽ làm ổ viêm nhiễm lây lan, da bị tổn thương nặng hơn, từ đó tình trạng viêm nhiễm ngày càng tồi tệ hơn.

Đối với mụn viêm, sưng, đỏ, đau không nên nặn, bôi thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Da liễu để mụn gom, hết viêm mới nặn. Sản phẩm chứa các chất như benzoyl peroxide, BHA, tea tree oil giúp gom nhân mụn nhanh hơn.

Nặn mụn chỉ là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng. Tùy theo da và cơ địa mỗi người, thời gian nặn mụn khác nhau, ít nhất 2-3 tuần mới nặn một lần. 

Nặn mụn gây tổn thương da và cần thời gian để da phục hồi. Quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây mụn để điều trị hiệu quả.

 

Tài liệu tham khảo

  1. “Dermatillomania (Skin Picking)”. Clevelandclinic.org
  2. Kathryn Watson. “Popping a Pimple: Should You or Shouldn’t You?” Healthline.com
  3. Jennifer Berry. “Pimple popping: Should you do it?” Medicalnewstoday.com
  4. Rachel Nall. “What Should I Do After Popping a Pimple?” Healthline.com

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84