Làm gì khi nặn mụn bị nhiễm trùng? Hướng dẫn xử lý an toàn và hiệu quả

Ngày 22/05/2025. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Nặn mụn là một thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là khi muốn loại bỏ nhanh chóng những nốt mụn khó chịu trên da. Tuy nhiên, việc nặn mụn không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có nhiễm trùng. Vậy, làm gì khi nặn mụn bị nhiễm trùng? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu cách xử lý an toàn và hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng khi nặn mụn

C.acnes là một vi khuẩn sống tự nhiên trên da và thường không gây hại. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn bị tắc, vi khuẩn này có thể phát triển nhanh chóng, kích hoạt phản ứng miễn dịch và làm cho mụn trở nên viêm, sưng to hơn.

Việc nặn mụn không đúng cách có thể làm vỡ ổ mủ bên trong da hoặc tạo ra các vết thương hở, từ đó cho phép vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo da bị nhiễm trùng:

  • Đỏ, sưng và đau rát: sau khi nặn, vùng da xung quanh có thể trở nên đỏ, sưng tấy và cảm giác đau rát rõ rệt do phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn xâm nhập qua lớp da bị tổn thương.
  • Xuất hiện mủ và dịch: sự hình thành mủ màu trắng hoặc vàng, hoặc dịch chảy ra từ vùng nặn mụn là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng, cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập và gây viêm trong mô da.
  • Nhiệt độ da tăng: da tại vùng bị nhiễm trùng có thể trở nên ấm hơn so với các vùng da xung quanh, do lưu lượng máu tăng nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi và chiến đấu với vi khuẩn.
  • Sốt và mệt mỏi: trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, cơ thể có thể xuất hiện sốt, cảm giác mệt mỏi hay đau đầu, biểu hiện của phản ứng hệ thống với nhiễm trùng.
  • Sưng hạch bạch huyết: các hạch bạch huyết gần vùng nhiễm trùng có thể sưng to, cho thấy hệ thống miễn dịch đang tích cực phản ứng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
da bị nhiễm trùng
Da bị nhiễm trùng (hình minh họa)

Xử lý thế nào khi nặn mụn bị nhiễm trùng?

Khi nặn mụn bị nhiễm trùng, thực hiện các bước cơ bản dưới đây để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn.

  • Ngưng nặn mụn: dừng việc nặn, bóp hoặc gãi mụn ngay lập tức để tránh lan truyền vi khuẩn và làm tổn thương da thêm.
  • Vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng: rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vùng da nhiễm trùng. Sau đó rửa nhẹ nhàng vùng da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sát trùng: sử dụng dung dịch sát trùng như cồn y tế hoặc dung dịch iodopovidone để làm sạch khu vực bị nhiễm, có thể giảm nguy cơ vi khuẩn tiếp tục xâm nhập.
  • Chườm ấm: chườm khăn ấm lên vùng da bị nhiễm trong khoảng 10 – 15 phút vài lần mỗi ngày. Chườm ấm giúp giảm sưng, đau và thúc đẩy quá trình hồi phục.
  • Sử dụng kem bôi hoặc thuốc kháng sinh đường uống: tùy vào mức độ nhiễm trùng, kháng sinh có thể được Bác sĩ kê đơn ở dạng uống hoặc bôi. Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và giảm viêm.
  • Theo dõi triệu chứng: nếu xuất hiện các dấu hiệu như sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết hoặc mụn trở nên đau đớn và lan rộng, cần liên hệ ngay với Bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nên nặn mụn thế nào để tránh nhiễm trùng?

Nặn mụn không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, để lại thâm, sẹo rỗ và làm tình trạng mụn trầm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn, cần tuân thủ quy trình nặn mụn đúng cách hoặc tốt nhất nên đến phòng khám da liễu để được xử lý chuẩn y khoa. Nếu muốn tự nặn mụn tại nhà, cần thực hiện đúng 6 bước sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bước 1: làm sạch da

Rửa mặt bằng sữa rửa mặt không chứa xà phòng, ưu tiên sản phẩm chứa acid salicylic để loại bỏ dầu và tế bào chết.

Bước 2: mở lỗ chân lông & làm mềm da

Đắp khăn ấm hoặc xông hơi nhẹ nhàng (không quá nóng) trong 2 – 3 phút; có thể kết hợp massage nhẹ với serum tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ tẩy tế bào chết khoảng 10 phút.

Bước 3: sát trùng tay, da và dụng cụ

Rửa tay với xà phòng kháng khuẩn, lau khô bằng khăn sạch. Dùng bông thấm cồn iod để sát trùng vùng da cần nặn và các dụng cụ, nhớ lau khô cồn trước khi dùng.

Bước 4: nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn

Dùng dụng cụ nặn mụn hoặc tăm bông áp lực nhẹ từ các góc khác nhau để đẩy nhân mụn ra ngoài. Đối với các nốt mụn cứng đầu và lớn, nên đến gặp Bác sĩ Da liễu để được điều trị và loại bỏ nhân mụn một cách an toàn.

Bước 5: xử lý khi da chảy máu

Dùng bông gòn hoặc băng vô trùng ấn nhẹ lên vùng da chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau một thời gian dài hoặc tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng, hãy ngừng việc nặn mụn và tìm sự giúp đỡ từ Bác sĩ Da liễu.

Bước 6: chăm sóc sau nặn mụn

Chườm đá sạch lên mụn để giảm sưng và thu nhỏ lỗ chân lông. Sau đó, dùng bông thấm povidine giúp ngăn nhiễm trùng. Cuối cùng, rửa mặt sạch bằng nước muối sinh lý.

Khi nào nên đến Phòng khám Da liễu để lấy nhân mụn?

Mụn trứng cá, đặc biệt là mụn viêm như mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang, mụn bọc, không nên tự ý nặn tại nhà hoặc ở những nơi không đảm bảo vô khuẩn. Điều này có thể gây nhiễm trùng, sẹo rỗ vĩnh viễn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Để đảm bảo an toàn, nên lựa chọn cơ sở y khoa uy tín như Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, nơi quy trình lấy nhân mụn được thực hiện theo tiêu chuẩn y khoa bởi kỹ thuật viên được đào tạo bài bản. Tránh các spa không có Bác sĩ phụ trách, vì nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau điều trị rất cao.

Ngoài lấy nhân mụn, khi gặp các dạng mụn viêm nặng, nên thăm khám với Bác sĩ Da liễu để được tư vấn phác đồ phù hợp. Tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, các phương pháp như peel da, quang động trị liệu, laser, tiêm corticoid được chỉ định theo tình trạng da, giúp giảm viêm nhanh, hạn chế sẹo và hỗ trợ phục hồi da hiệu quả.

ca lâm sàng mụn
Ca lâm sàng trị mụn thành công tại Doctor Acnes

Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại Doctor Acnes

Tại Phòng khám Da liễu Doctor Acnes, quy trình lấy nhân mụn được thực hiện theo tiêu chuẩn y khoa, đảm bảo giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế sẹo thâm. Quy trình gồm các bước sau:

  • Bước 1: làm sạch da mặt giúp làm tẩy sạch lớp trang điểm, làm sạch sâu và tẩy tế bào chết.
  • Bước 2: xông hơi nóng làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn và giảm đau.
  • Bước 3: hút chất nhờn và các nhân mụn mở trên bề mặt da.
  • Bước 4: sát khuẩn và loại bỏ nhân mụn, đảm bảo an toàn và không để lại sẹo thâm, sát khuẩn lại sau khi lấy nhân mụn.
  • Bước 5: sử dụng tia điện tím diệt khuẩn vùng da vừa lấy nhân mụn, ngăn chặn sự hình thành nhân mụn mới.
  • Bước 6: đắp mặt nạ trị mụn giúp giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và làm sáng da.

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để ngăn ngừa nhiễm trùng

Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khác. Một số điều cần chú ý như:

  • Vệ sinh da sạch sẽ: sử dụng nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng để làm sạch vùng da vừa nặn mụn. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn hoặc chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể gây kích ứng da. Hạn chế tối đa việc chạm tay vào vùng da vừa nặn mụn, đặc biệt là khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Đắp mặt nạ: sử dụng mặt nạ như mặt nạ đất sét có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và cung cấp độ ẩm cho da.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ, không chứa hương liệu gây kích ứng (có thể chứa kẽm, squalane) để giúp da phục hồi, duy trì độ ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
  • Hạn chế trang điểm: trang điểm có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn. Hạn chế trang điểm trong thời gian da đang phục hồi.
  • Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: nếu vùng da sau khi nặn mụn có dấu hiệu đỏ tấy kéo dài, sưng đau, chảy mủ hoặc xuất hiện mụn nước, có thể đã bị nhiễm trùng. Khi đó, cần tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu để được điều trị kịp thời.
chăm sóc da sau nặn mụn
Chăm sóc da sau nặn mụn

Khi nặn mụn bị nhiễm trùng, cần sát khuẩn và chăm sóc da đúng cách để hạn chế viêm nhiễm lan rộng. Nếu tình trạng sưng đau kéo dài, hãy đến Phòng khám Da liễu Doctor Acnes để được điều trị kịp thời.

Với quy trình điều trị chuẩn y khoa, Doctor Acnes giúp kiểm soát viêm, ngăn ngừa sẹo và hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng. Đừng để một lần nặn mụn sai cách ảnh hưởng lâu dài. Đặt lịch tại đây để được tư vấn nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. Pimple popping: Why only a dermatologist should do it“. AAD
  2. Tips to treat a deep, painful pimple“. AAD
  3. Infected Pimple“. Cleveland Clinic

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status