Hydrogen peroxide (H2O2), thường được biết đến với tên gọi oxy già, là một hợp chất quen thuộc trong việc sát trùng và khử trùng. Ngoài công dụng phổ biến trong y tế, H2O2 còn được ứng dụng trong điều trị mụn nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên da. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về H2O2 và cách sử dụng trong điều trị mụn trứng cá.
Hydrogen peroxide là gì?
Hydrogen peroxide (H2O2), còn gọi là oxy già, là một hợp chất hóa học bao gồm hai nguyên tử hydro và hai nguyên tử oxy. Ở trạng thái lỏng, hydrogen peroxide không màu và có tính oxy hóa mạnh. Với nồng độ thấp (thường từ 3 – 6%), H2O2 được sử dụng rộng rãi trong y tế để sát trùng vết thương, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Hydrogen peroxide cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như làm sạch bề mặt, làm trắng răng và khử trùng thực phẩm. Trong việc chăm sóc da, đặc biệt là điều trị mụn, H2O2 được dùng để làm sạch da, giảm vi khuẩn gây mụn, nhưng cần sử dụng cẩn thận để tránh gây kích ứng da hoặc làm khô da quá mức.
Có nên dùng oxy già trị mụn không?
Oxy già có thể được sử dụng để trị mụn nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt là vi khuẩn C. acnes, tác nhân gây viêm và nhiễm trùng trong mụn trứng cá. H2O2 hoạt động bằng cách phá vỡ màng tế bào vi khuẩn, tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng ngay cả ở nồng độ thấp. Điều này giúp làm sạch vùng da bị mụn mà không lo nguy cơ kháng thuốc như khi dùng kháng sinh.
Oxy già còn giúp làm sạch da bằng cách loại bỏ tế bào chết và giảm bã nhờn, đồng thời có đặc tính chống viêm, giúp giảm đỏ và sưng viêm ở vùng da bị mụn. Phản ứng oxy hóa của oxy già còn giải phóng oxy, tạo ra bọt để làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông.
Tuy nhiên, oxy già chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn và chỉ hiệu quả đối với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. Oxy già không có tác dụng với mụn đầu đen hay mụn nang vì chỉ diệt khuẩn mà không tác động đến các nguyên nhân khác của mụn.
Một nghiên cứu của Tung và cộng sự đã chỉ ra rằng kem H2O2 1% cho hiệu quả tương đương với benzoyl peroxide trong điều trị mụn trứng cá, nhưng ít tác dụng phụ hơn.
Vì vậy, H2O2 có thể là một lựa chọn hiệu quả cho mụn nhẹ, nhưng cần sử dụng đúng cách và cẩn thận để tránh kích ứng da.
Kết hợp hydrogen peroxide với hoạt chất nào để trị mụn hiệu quả hơn?
Nghiên cứu của Ricci và cộng sự, được đăng trên Tạp chí châu Âu về khoa học Y tế và Dược lý, đã chứng minh rằng việc kết hợp hydrogen peroxide với salicylic acid và D-panthenol mang lại hiệu quả cao trong điều trị mụn trứng cá.
Sự phối hợp này có ưu điểm vượt trội, đặc biệt là không làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời so với các phương pháp khác như tretinoin, adapalene, tazarotene và liệu pháp kháng sinh.
Nồng độ hydrogen peroxide trong hỗn hợp này thường được điều chỉnh xuống 2 – 3% để giảm thiểu tác dụng phụ, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả giảm tổn thương do mụn.
Bên cạnh đó, sự kết hợp này cũng giúp giảm mức độ mụn cũng như số lượng mụn đầu đen, mụn sẩn và mụn mủ. Nghiên cứu cũng cho thấy sự kết hợp này được da dung nạp tốt, ít gây kích ứng.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Capozi và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của việc kết hợp hydrogen peroxide với adapalene trong điều trị mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình. Kết quả cho thấy, sự kết hợp này có khả năng dung nạp tốt hơn so với công thức benzoyl peroxide – adapalene, mang lại sự lựa chọn an toàn và hiệu quả cho việc điều trị mụn.
Gợi ý sản phẩm trị mụn chứa H2O2
Hiện nay, rất ít sản phẩm mỹ phẩm có chứa H2O2 làm thành phần chính vì tính oxy hóa mạnh của hợp chất này có thể gây kích ứng da ở nồng độ cao. Tuy nhiên, một số sản phẩm vẫn sử dụng H2O2 ở nồng độ thấp (khoảng 1 – 3%) như:
Gel chấm mụn Pharmaceris 2% H2O2 Medi Acne Point
Gel chấm mụn Pharmaceris chứa 2% hydrogen peroxide kết hợp với salicylic acid (BHA), được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và an toàn. Sản phẩm giúp giảm mụn mủ, mụn sẩn và các tổn thương do mụn một cách rõ rệt.
- Chỉ định: sử dụng gel để chấm trực tiếp lên các nốt mụn như mụn mủ, mụn sẩn hoặc mụn dưới da cho người từ 9 tuổi trở lên.
- Cách sử dụng: dùng tăm bông lấy gel và chấm vào nốt mụn 2 lần/ngày. Với trường hợp nặng, có thể tăng lên 4 lần/ngày trong 2 ngày. Tránh tiếp xúc với mắt.
- Chống chỉ định: không dùng cho vết thương sâu, vết cắn của động vật hoặc vết bỏng nghiêm trọng.
- Ưu điểm: sản phẩm kết hợp H2O2 và salicylic acid giúp diệt vi khuẩn gây mụn, làm sạch sâu lỗ chân lông, giảm viêm và phục hồi da. Thành phần D-panthenol chống viêm, giữ ẩm và phytic acid giúp ngăn ngừa tăng sắc tố và chống oxy hóa, giúp da sáng mịn hơn.
Gel dưỡng ẩm trị mụn Hylamend
Gel dưỡng ẩm trị mụn Hylamend được thiết kế với ba thành phần chính giúp trị mụn hiệu quả và dưỡng ẩm cho da bao gồm hydrogen peroxide (1.8%) giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, ngăn chặn sự hình thành nhân mụn mới; sodium hyaluronate (0.1%) là thành phần cấp ẩm, giúp da duy trì độ ẩm tự nhiên và glycine (0.1%) giúp làm dịu da và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tổn thương.
- Chỉ định: dành cho những người bị mụn nhẹ đến vừa. Sản phẩm có thể dùng kết hợp với các liệu trình điều trị khác khi mụn nặng.
- Cách sử dụng: bôi gel 2 lần/ngày sau khi rửa mặt sạch. Có thể thoa thêm nhiều lần nếu cần. Tránh tiếp xúc với mắt và sử dụng ngoài da.
- Chống chỉ định: Không dùng nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Tránh bôi lên vết khâu và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Ưu điểm: sản phẩm áp dụng công nghệ trị mụn cải tiến, dễ dung nạp và không gây kích ứng. Hydrogen peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, trong khi hyaluronic acid và glycine cấp ẩm và làm dịu, thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa hydrogen peroxide
Việc sử dụng mỹ phẩm chứa hydrogen peroxide đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị mụn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Sử dụng dưới sự giám sát của Bác sĩ: khi sử dụng sản phẩm chứa H2O2, cần có sự hướng dẫn và theo dõi từ Bác sĩ để đảm bảo an toàn cho da, đặc biệt với những người có da nhạy cảm. Hãy thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ trước khi dùng trên toàn khuôn mặt để kiểm tra phản ứng.
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị: luôn tuân thủ liệu trình mà Bác sĩ đã đề ra và tái khám đúng hẹn để theo dõi hiệu quả và các tác dụng phụ có thể gặp phải. Nếu mụn không cải thiện sau 3 tuần hoặc trở nặng, cần tái khám để điều chỉnh phương pháp điều trị.
- Tránh tiếp xúc với mắt: gel chứa H2O2 có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Nếu bị dính vào mắt, nhanh chóng rửa sạch bằng nước hoặc dung dịch muối 0.9% trong 10 – 15 phút và liên hệ với Bác sĩ nếu cần.
Tác dụng phụ của mỹ phẩm chứa hydrogen peroxide
Dù hydrogen peroxide có hiệu quả trong điều trị mụn, nhưng cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cần được theo dõi kỹ lưỡng. Dưới đây là những tác dụng phụ có thể gặp phải:
- Tác dụng phụ thường gặp: đỏ da, phồng rộp, bong tróc, ngứa, đau rát, phát ban, sưng tấy hoặc loét da. Đây là những phản ứng có thể gặp trong quá trình điều trị.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: nứt hoặc sẹo trên da, sưng mí mắt hoặc xuất hiện mụn nước đau nhức trên cơ thể. Những trường hợp này cần được Bác sĩ tư vấn và kiểm tra ngay.
Một số tác dụng phụ không cần chăm sóc y tế và sẽ tự biến mất khi da dần thích nghi với sản phẩm. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không cải thiện, cần liên hệ với Bác sĩ để được hướng dẫn xử lý phù hợp.
Sản phẩm chứa hydrogen peroxide là giải pháp hiệu quả cho mụn trứng cá, dễ sử dụng và tiện lợi. Tuy nhiên, hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa và có thể gây tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng dưới sự giám sát của Bác sĩ Da liễu là rất cần thiết để đảm bảo an toàn. Nếu còn thắc mắc về tình trạng da mụn, hãy liên hệ ngay Doctor Acnes để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
Tài liệu tham khảo
- Vatansever F, de Melo WC, et al. “Antimicrobial strategies centered around reactive oxygen species–bactericidal antibiotics, photodynamic therapy, and beyond“. FEMS Microbiol Rev. 2013 Nov;37(6):955-89. doi: 10.1111/1574-6976.12026
- Watt BE, Proudfoot AT, Vale JA. “Hydrogen peroxide poisoning“. Toxicol Rev. 2004;23(1):51-7. doi: 10.2165/00139709-200423010-00006
- “Hydrogen peroxide (topical application route)“. Mayo Clinic
- Capizzi R, Landi F, Milani M, Amerio P. “Skin tolerability and efficacy of combination therapy with hydrogen peroxide stabilized cream and adapalene gel in comparison with benzoyl peroxide cream and adapalene gel in common acne. A randomized, investigator-masked, controlled trial“. Br J Dermatol. 2004 Aug;151(2):481-4. doi: 10.1111/j.1365-2133.2004.06067.x
- Vasam M, Korutla S, Bohara RA. “Acne vulgaris: A review of the pathophysiology, treatment, and recent nanotechnology based advances“. Biochem Biophys Rep. 2023 Nov 23;36:101578. doi: 10.1016/j.bbrep.2023.101578
- Fox, Lizelle, et al. “Treatment modalities for acne“. Molecules. 21.8 (2016): 1063
- “Hydrogen peroxide and cutaneous biology: Translational applications, benefits, and risks“. ScienceDirect