Uống kháng sinh trị mụn liệu có hiệu quả và cách sử dụng

Ngày 21/05/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Thuốc kháng sinh thường được Bác sĩ Da liễu kê toa để điều trị các trường hợp mụn trứng cá từ trung bình đến nặng. Chúng hoạt động bằng cách nhắm vào mục tiêu và làm giảm số lượng Cutibacterium acnes (C. acnes) – loại vi khuẩn thường liên quan đến mụn trứng cá.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để trị mụn có thực sự an toàn? Hiểu rõ tác dụng và tác hại của kháng sinh trong điều trị mụn là điều cần thiết để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Kháng sinh trị mụn như thế nào?

Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá do nhiều yếu tố, bao gồm tăng sừng hóa nang lông, tăng sản xuất bã nhờn, hormone, sự xâm nhập của vi khuẩn C. acnes

C. acnes là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm bằng cách tiết ra lipase, protease, hyaluronidase và các yếu tố hóa học. Bình thường C. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo môi trường kỵ khí nên C. acnes có thể phát triển, gây viêm và gây mụn.

Kháng sinh được sử dụng với hai tác dụng chính trong mụn trứng cá:

  • Ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn C. acnes trên bề mặt da và trong nang lông.
  • Làm giảm sản xuất các chất trung gian gây viêm.
mụn trứng cá
Mụn trứng cá (hình minh họa)

Các loại kháng sinh trị mụn

Có hai đường dùng mà kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá là kháng sinh bôi ngoài da và kháng sinh đường uống.

Kháng sinh bôi ngoài da

So với kháng sinh đường uống, kháng sinh bôi tại chỗ có ưu điểm là ít gây độc tính và tác dụng phụ toàn thân hơn. Kháng sinh dùng ngoài da phổ biến nhất cho điều trị mụn bao gồm:

  • Erythromycin: một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide, thường được cung cấp dưới dạng kem, gel hoặc lotion với nồng độ 2%.
  • Clindamycin: một dẫn xuất của lincosamide, sử dụng ở nồng độ 1%, có sẵn dưới dạng dung dịch hoặc gel bôi ngoài.

Kháng sinh toàn thân

Thuốc kháng sinh đường uống là một liệu pháp quan trọng cho mụn trứng cá không đáp ứng với điều trị tại chỗ và tình trạng mụn viêm nhiều hơn, bao gồm mụn mủ, tổn thương dạng nốt và áp xe. Chúng đặc biệt hữu ích cho mụn trứng cá ở lưng vì khó áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ trên những vùng da rộng và khó tiếp cận. Những tác nhân này được sử dụng một cách có hệ thống sẽ làm giảm đáng kể số lượng C. acnes.

Các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá bao gồm:

  • Tetracycline (doxycycline, minocycline, sarecycline) được ưa chuộng vì hiệu quả cao hơn và khả năng dung nạp tốt hơn.
  • Azithromycin và erythromycin là những macrolide thường được sử dụng nhất khi chống chỉ định tetracycline.
  • Điều trị bằng cephalexin và trimethoprim-sulfamethoxazole không được khuyến khích vì dữ liệu chứng minh hiệu quả của chúng còn hạn chế, trừ khi có chống chỉ định với tetracycline và macrolide.

Liều dùng và cách sử dụng kháng sinh đường uống trong trị mụn

Tham khảo cách sử dụng các loại kháng sinh đường uống trong trị mụn như bảng dưới đây:

Kháng sinh, liều lượng Ghi chú
Tetracycline 250 – 500mg x 2 lần/ngày Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ em dưới 9 tuổi.

Bị chelat hóa bởi thuốc kháng acid và sữa; uống khi bụng đói.

Doxycycline 100 – 200mg/ngày Có thể dùng cùng với thức ăn.

Được chấp nhận sử dụng ở bệnh nhân suy thận.

Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ em dưới 9 tuổi.

Tác dụng phụ bao gồm khó chịu ở đường tiêu hóa; độc tính quang học (lớn nhất trong tất cả các tetracycline).

Minocycline 50 – 200mg/ngày Có thể dùng cùng với thức ăn.

Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ em dưới 9 tuổi.

Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, thay đổi sắc tố, viêm gan, phản ứng giống lupus.

Azithromycin 500mg x 1 – 3 lần/ngày Không dùng cùng thức ăn.

An toàn cho phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Erythromycin 500mg x 2 lần/ngày An toàn với phụ nữ mang thai và trẻ em.

Tác dụng phụ có thể gây rối loạn tiêu hóa.

42% bệnh nhân có thể kháng lại C. acnes.

Cephalexin (500mg x 2 lần/ngày cho người lớn) và trimethoprim-sulfamethoxazole (160/800mg x 1 – 2 lần/ngày cho người lớn) Hữu ích ở những bệnh nhân kháng các loại kháng sinh khác.

Phản ứng bất lợi như 3% – 4% bệnh nhân bị phát ban; 21 nguy cơ phản ứng da nghiêm trọng, chẳng hạn như hội chứng Steven – Johnson.

Không có dữ liệu nào xác định được sản phẩm nào vượt trội hơn. Sự lựa chọn của người kê đơn có thể tùy thuộc vào sở thích cá nhân hoặc đặc điểm của từng bệnh nhân, chẳng hạn như dạng thuốc (viên nang hay viên nén), độ nhạy cảm của đường tiêu hóa, nhạy cảm ánh sáng, tiền sử dùng thuốc kháng sinh của bệnh nhân cũng như kinh nghiệm sử dụng kháng sinh của Bác sĩ trên từng đối tượng bệnh nhân và tình trạng bệnh khác nhau.

Uống kháng sinh trị mụn có ảnh hưởng gì không
Một số loại kháng sinh tại chỗ và toàn thân thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá

Khi nào cần dùng kháng sinh trị mụn đường uống?

Kháng sinh bôi tại chỗ được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nhẹ, đặc trưng bởi các mụn trứng cá đóng và mở với ít tổn thương viêm.

Kháng sinh đường uống được chỉ định để điều trị mụn trứng cá viêm từ trung bình đến nặng. Trong những trường hợp mụn viêm ít nghiêm trọng hơn, thuốc kháng sinh đường uống có thể được xem xét khi điều trị tại chỗ không thành công. Thuốc kháng sinh đường uống cũng có thể được sử dụng cho mụn trứng cá cơ thể, khi việc áp dụng liệu pháp bôi lên một diện tích bề mặt lớn gặp khó khăn.

Tuy nhiên, kháng sinh đường uống hiếm khi được kê đơn đơn trị liệu. Sinh lý bệnh đa yếu tố của mụn đòi hỏi phải sử dụng nhiều tác nhân để tấn công từ nhiều hướng. Sự kết hợp giữa kháng sinh đường uống với benzoyl peroxide, và retinoid đường bôi là tiêu chuẩn điều trị. Ngoài ra, đơn trị liệu bằng kháng sinh đường uống không được khuyến khích do khả năng phát triển tình trạng đề kháng kháng sinh.

ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại DA
Ca lâm sàng điều trị mụn thành công tại Doctor Acnes

>>> Xem thêm: Vai trò của kháng sinh dùng ngoài và đường uống trong điều trị mụn

Nên uống kháng sinh trị mụn trong bao lâu?

Kháng sinh đường uống chỉ nên sử dụng ngắn hạn, tối đa 3 – 4 tháng, vì sau thời gian này không có lợi ích bổ sung và tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nên hạn chế dưới 3 tháng, đồng thời người bệnh nên đánh giá hiệu quả sau 6 – 12 tuần và ngừng điều trị nếu không thấy cải thiện đáng kể.

Hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý kháng sinh đúng liều lượng và thời gian để tránh đề kháng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh đường uống để điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đáng kể đến da và hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, dẫn đến mất cân bằng vi sinh vật đường ruột.

Kết quả của tình trạng đề kháng kháng sinh bao gồm thất bại trong điều trị mụn trứng cá hoặc tái phát nhanh, gây ra những thay đổi trong hệ vi khuẩn bình thường của toàn bộ cơ thể và tạo cơ sở cho sự phát triển của mầm bệnh cơ hội.

thăm khám bác sĩ
Thăm khám Bác sĩ Da liễu để được điều trị mụn một cách an toàn và hiệu quả

Tác dụng phụ của việc uống kháng sinh trị mụn

Việc sử dụng kháng sinh đường uống lâu dài làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy gặp ở 7% bệnh nhân dùng tetracycline, 4% dùng macrolide và 2% dùng clindamycin.
  • Tetracycline cũng gây chóng mặt, nhức đầu và nhạy cảm với ánh sáng ở 2% bệnh nhân. Ngoài ra, tetracycline có liên quan đến các phản ứng quá mẫn hiếm gặp (viêm phổi, viêm thận tăng bạch cầu ái toan, bệnh huyết thanh) và tăng huyết áp nội sọ.
  • Minocycline có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm gan tự miễn và viêm đa động mạch nút, thường sau 1 năm sử dụng.
  • Macrolide có liên quan đến các bất thường dẫn truyền tim và hiếm khi gây nhiễm độc gan.
  • Clindamycin có liên quan đến viêm đại tràng màng giả.

Xem thêm các bài viết liên quan khác

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị mụn

Để cải thiện hiệu quả điều trị mụn trứng cá và hạn chế đề kháng kháng sinh, Liên minh Toàn cầu đã công bố các khuyến nghị về quản lý mụn trứng cá như một phần bổ sung cho Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ (JAAD) năm 2003 với 9 điểm sau:

  • Kết hợp retinoid tại chỗ và kháng sinh như liệu pháp đầu tay.
  • Không nên sử dụng kháng sinh đơn trị liệu.
  • Tránh kết hợp đồng thời kháng sinh đường uống và bôi tại chỗ.
  • Nên sử dụng đồng thời với các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide.
  • Nên sử dụng kháng sinh trong thời gian ngắn và ngừng sử dụng khi không cải thiện thêm hoặc cải thiện không đáng kể. Kháng sinh đường uống lý tưởng nhất nên được sử dụng trong 3 tháng.
  • Không chuyển thuốc kháng sinh khi không có lý do chính đáng.
  • Tránh dùng kháng sinh như liệu pháp duy trì.
  • Sử dụng retinoid tại chỗ để điều trị duy trì, có thể bổ sung benzoyl peroxide khi cần thiết.

Kháng sinh đường uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị mụn trứng cá, giúp giảm vi khuẩn gây mụn và viêm nhiễm. Tuy nhiên, sử dụng kéo dài có thể gây đề kháng kháng sinh và mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể. Do đó, điều quan trọng là tham khảo ý kiến Bác sĩ Da liễu để đánh giá tình trạng mụn và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp.

Hãy liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn và điều trị mụn hiệu quả và an toàn nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. Leung, Alexander Kc et al. “Dermatology: how to manage acne vulgaris”. Drugs in context vol. 10 2021-8-6. 11 Oct. 2021, doi:10.7573/dic.2021-8-6
  2. Kraft J, Freiman A. “Management of acne“. CMAJ. 2011 Apr 19;183(7):E430-5. doi: 10.1503/cmaj.090374. Epub 2011 Feb 28. PMID: 21398228; PMCID: PMC3080563
  3. Baldwin H. “Oral Antibiotic Treatment Options for Acne Vulgaris“. J Clin Aesthet Dermatol. 2020 Sep;13(9):26-32. Epub 2020 Sep 1. PMID: 33133338; PMCID: PMC7577330
  4. Williams H, Dellavalle R, Garner S.”Acne vulgaris“. Lancet 2012: 379 (9813): 361–372
  5. Farrah, G., & Tan, E. (2016). “The use of oral antibiotics in treating acne vulgaris: a new approach“. Dermatologic Therapy, 29(5), 377–384. doi:10.1111/dth.12370
  6. Thiboutot D, Gollnick H, Bettoli V, Dréno B, Kang S, Leyden JJ, Shalita AR, Lozada VT, Berson D, Finlay A, Goh CL, Herane MI, Kaminsky A, Kubba R, Layton A, Miyachi Y, Perez M, Martin JP, Ramos-E-Silva M, See JA, Shear N, Wolf J Jr; Global Alliance to Improve Outcomes in Acne. “New insights into the management of acne: an update from the Global Alliance to Improve Outcomes in Acne group“. J Am Acad Dermatol. 2009 May;60(5 Suppl):S1-50. doi: 10.1016/j.jaad.2009.01.019. PMID: 19376456

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84