Cách nặn mụn đầu đen tại nhà an toàn và hiệu quả

Ngày 22/08/2024. Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ Phòng khám Doctor Acnes
5
(1)

Mụn đầu đen là vấn đề thường gặp, đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ nếu không xử lý đúng cách. Nhiều người lựa chọn tự nặn mụn tại nhà để loại bỏ nhanh chóng, nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như giãn nở lỗ chân lông hay tạo điều kiện cho mụn mới hình thành. Hãy cùng Doctor Acnes khám phá cách nặn mụn đầu đen an toàn tại nhà để bảo vệ làn da hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Có nên nặn mụn đầu đen không?

Có thể nặn mụn đầu đen, nhưng cần thực hiện đúng cách và hạn chế để tránh gây tổn thương cho da. Mụn đầu đen dễ loại bỏ hơn các loại mụn khác do có lỗ chân lông mở, tuy nhiên nặn mụn chỉ là giải pháp tạm thời và không ngăn chặn sự hình thành của mụn mới.

Việc nặn mụn không đúng cách, như nặn mụn bằng tay với áp lực không phù hợp, có thể làm giãn nở lỗ chân lông, gây vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, nặn mụn nên tuân thủ nguyên tắc vệ sinh và tiệt trùng để tránh thâm, sẹo rỗ.

Có nên nặn mụn đầu đen không - Doctor Acnes
Mụn đầu đen do có lỗ chân lông mở nên có thể dễ dàng loại bỏ hơn so với các loại mụn khác

Cách nặn mụn đầu đen tại nhà

Mụn đầu đen có thể được nặn tại nhà nếu các nguyên tắc vệ sinh và tiệt trùng được tuân thủ, bao gồm cả tay và các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với da được làm sạch và tuân theo các bước nặn mụn đúng cách để bảo vệ da.

Bên cạnh đó, việc nhận diện đúng mụn đầu đen cũng rất quan trọng bởi vì những chấm đen nhỏ xuất hiện trên sống mũi hoặc hai bên má có thể là những sợi bã nhờn tích tụ trong nang lông. Cố loại bỏ các sợi bã nhờn này bằng cách nặn mụn có thể khiến cho da bị tổn thương.

  • Bước 1: nhận diện đúng mụn đầu đen

Việc nhận diện đúng mụn đầu đen cần được thực hiện trước khi bắt đầu nặn mụn bởi vì những chấm đen xuất hiện hai bên má hoặc ở sống mũi có thể là những sợi bã nhờn tích tụ.

Sợi bã nhờn là tập hợp nhỏ của dầu thừa và tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông, chúng thường thấy nhiều ở vùng da quanh mũi dưới dạng các chấm hoặc đốm nhỏ màu đen hoặc xám đen. Mụn đầu đen nằm sát trên bề mặt da và thường có kích thước lớn hơn, nhô cao trên bề mặt da hơn là sợi bã nhờn.

Sợi bã nhờn - Doctor Acnes
Sợi bã nhờn là tập hợp nhỏ của dầu thừa và tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông, chúng thường thấy nhiều ở vùng da quanh mũi dưới dạng các chấm hoặc đốm nhỏ màu đen hoặc xám đen

Sợi bã nhờn là thành phần không thể thiếu của da nên không thể loại bỏ hoàn toàn và tận gốc, cần phân biệt để tránh việc cố đè nặn các sợi bã nhờn, vì việc cố gắng loại bỏ chúng là không cần thiết và có thể gây tổn hại đến cấu trúc da.

  • Bước 2: chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn đầu đen

Tăm bông kháng khuẩn, bông tẩy trang, nước ấm, các sản phẩm làm sạch da như nước tẩy trang, sữa rửa mặt, các sản phẩm dưỡng, làm dịu da như toner cân bằng pH, serum cấp ẩm và làm dịu da.

  • Bước 3: làm sạch da trước khi nặn mụn đầu đen

Trước khi nặn mụn đầu đen cần tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp. Bước này giúp làn da trở nên thông thoáng, hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Nên sử dụng nước tẩy trang lành tính để loại bỏ lớp trang điểm trên da và lựa chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có độ pH thích hợp để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn tích tụ ở nang lông.

  • Bước 4: nới lỏng sự bít tắc nhân mụn

Việc nặn mụn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu lỗ chân lông được giãn nở, nới lỏng các bít tắc bên trong. Hãy chuẩn bị một miếng bông tẩy trang đã nhúng qua nước ấm, đắp lên vùng da có mụn đầu đen và giữ trong khoảng 3 phút hoặc sử dụng biện pháp xông hơi trong khoảng 5 đến 10 phút với nước ấm để làm mềm da và lỗ chân lông được mở ra thông thoáng. Từ đó, tạo điều kiện cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn, ít đau và giảm thiểu tối đa tổn thương trên da.

  • Bước 5: lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da

Sử dụng tăm bông kháng khuẩn hoặc dùng tay đã rửa sạch ấn một lực nhẹ nhàng vừa phải lên vùng da bị mụn đầu đen để đẩy nhân mụn ra ngoài. Có thể thử nghiệm với các mức áp lực khác nhau và vị trí ngón tay khác nhau. Tuy nhiên, cần tránh nặn mụn bằng móng tay hay cố gắng ấn mạnh vì có thể làm da bị bầm tím hoặc tổn thương.

>>> Xem thêm: Liệu trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại Phòng khám Doctor Acnes

Lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da - Doctor Acnes
Sử dụng tăm bông kháng khuẩn hoặc dùng tay đã rửa sạch ấn một lực nhẹ nhàng vừa phải lên vùng da mụn đầu đen để đẩy nhân mụn ra ngoài

Nếu nhân mụn nặn được ra hết, có thể dừng lại và chuyển sang bước tiếp theo. Trong trường hợp mụn không thể nặn ra hết thì nên chờ ngày khác, tránh cố gắng nặn làm tổn thương đến da.

  • Bước 6: làm sạch và cân bằng da sau nặn mụn đầu đen

Sau khi loại bỏ nhân mụn, dùng bông tẩy trang thâm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng trên da. Sau đó, lau lại da bằng nước sạch để các gốc muối không khiến da bị khô và sậm màu. Toner sẽ giúp cân bằng lại độ pH cơ bản của da, giúp làm dịu cảm giác châm chích khó chịu sau nặn mụn. Đồng thời, toner giúp cải thiện tình trạng viêm, giảm mẫn đỏ trên da.

  • Bước 7: làm dịu da, dưỡng ẩm

Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm giúp cấp ẩm phục hồi, cải thiện tình trạng thâm sạm sau nặn mụn. Bên cạnh đó, dưỡng ẩm sẽ giúp ngăn ngừa việc hình thành mụn nói chung hay mụn đầu đen nói riêng. Lưu ý, lựa chọn các sản phẩm lành tính, không chứa silicon hay các tác nhân gây bít tắc khác để tránh việc bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.

Các cách hạn chế mụn đầu đen quay trở lại

Để hạn chế tình trạng mụn đầu đen quay trở lại, việc ngăn ngừa dầu nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông là vô cùng cần thiết. Có nhiều cách giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông mà bạn có thể thực hiện như làm sạch da mỗi ngày, tẩy tế bào chết hàng tuần hay sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic hoặc retinoid để ngăn ngừa mụn đầu đen.

Làm sạch da

Tẩy trang và dùng sữa rửa mặt là hai bước cơ bản trong quy trình làm sạch da. Tẩy trang sẽ loại bỏ lớp chống nắng và trang điểm, trong khi sữa rửa mặt giúp làm sạch lớp bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ sâu bên trong da.

Nên sử dụng sữa rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, không nên rửa mặt quá nhiều lần, kể cả với những người sở hữu làn da nhiều dầu nhờn, vì càng cố gắng loại bỏ thì lượng dầu sẽ càng tiết ra nhiều hơn và tổn hại đến lớp tế bào bảo vệ da bên ngoài.

Bên cạnh đó, khi rửa mặt cần tránh các tác động chà xát, kì cọ mạnh hay dùng khăn vải thô cứng lau mặt vì có thể gây tổn thương da và khiến tình trạng mụn khó kiểm soát hơn.

Tẩy tế bào chết

Việc tẩy tế bào chết là cần thiết đối với quy trình chăm sóc da, không chỉ với da gặp tình trạng mụn đầu đen, mà còn các tình trạng mụn do tắc nghẽn lỗ chân lông khác như mụn ẩn hay mụn đầu trắng. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp sừng, da chết trên bề mặt, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng bít tắc lỗ chân lông và ngăn hình thành nhân mụn mới.

Tần suất tẩy da chết lý tưởng cho da mụn là 1 – 2 lần/tuần. Nếu tăng tần suất lên có thể gây nhiều bất lợi cho da như khiến da bị khô ráp, tăng tiết dầu để cân bằng và cuối cùng dẫn đến mụn xuất hiện nhiều hơn.

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và đúng cách

Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ da hoặc mỹ phẩm không chứa dầu giúp ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn. Hãy lựa chọn những sản phẩm mỏng nhẹ, phù hợp cho làn da dầu mụn.

Cụ thể là những sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông, không gây sinh nhân mụn. Trên bao bì của các sản phẩm này thường ghi chữ “oil-free (không chứa dầu), non-comedogenic (không gây sinh nhân mụn), won’t clog pores (không gây bít tắc lỗ chân lông).

Sử dụng thuốc trị mụn theo tư vấn của Bác sĩ Da liễu

Kết hợp các sản phẩm trị mụn với việc chăm sóc da đúng cách có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa và tiêu nhân mụn hiệu quả. Để làn da được sạch sâu và kiểm soát bã nhờn, có thể sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic và retinoid dạng bôi tại chỗ.

Acid salicylic là hoạt chất có hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết, làm sạch và loại bỏ dầu nhờn sâu bên trong lỗ chân lông. Từ đó, giúp ngăn lỗ chân lông bị bít tắc và hạn chế hình thành mụn đầu đen.

Trên thị trường có đa dạng các sản phẩm chứa acid salicylic không cần kê đơn (OTC) như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết hay thuốc chấm mụn với nồng độ từ 0,5% – 2%. Còn đối với phương pháp peel da hóa học, nồng độ acid salicylic sử dụng có thể lên đến 20 – 30%.

Salicylic acid (hay SA, BHA) - Doctor Acnes
Acid salicylic là hoạt chất có hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết, làm sạch và loại bỏ dầu nhờn sâu bên trong lỗ chân lông

Retinoid là nhóm hợp chất rất hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ như mụn đầu đen. Bên cạnh công dụng chống lão hóa và làm đều màu da, retinoid còn giúp điều tiết bã nhờn, kháng viêm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa sự hình thành nhân mụn mới.

Cần lưu ý rằng, khi bắt đầu điều trị với retinoid, tình trạng mụn trứng cá có thể trở nặng hơn do quá trình luân chuyển tế bào tăng lên. Tuy vậy, khi tiếp tục điều trị, các bít tắc bắt đầu được cải thiện, quá trình tái tạo da được thúc đẩy và hạn chế sự tắc nghẽn lỗ chân lông trong tương lai.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da sau nặn mụn chuẩn y khoa từ Bác sĩ Da liễu

Retinoids sau điều trị mụn - Doctor Acnes
Retinoid là nhóm hợp chất rất hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ như mụn đầu đen

Xem thêm các bài viết liên quan

Các lưu ý khi trị mụn đầu đen

Một số điểm quan trọng mà cần lưu ý khi điều trị mụn đầu đen để tránh bị hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị:

  • Mụn đầu đen là một tình trạng mãn tính và dễ tái phát, đặc biệt khi da tiết nhiều dầu và vùng mũi bị bít tắc lỗ chân lông.
  • Không nên quá nôn nóng khi điều trị mụn đầu đen. Nếu sau 1 – 2 tuần vẫn chưa thấy được hiệu quả thì cũng đừng nản lòng mà dừng lại. Mụn đầu đen là sang thương của mụn trứng cá nên phải kiên trì trong khoảng 3 tháng để nhìn thấy được hiệu quả cao nhất.
  • Không nên lạm dụng việc nặn mụn tại nhà vì nó chỉ mang tính chất tạm thời và dễ tái phát trở lại. Do đó, cần có thêm nhiều phương pháp phối hợp hoặc tham khảo tư vấn của các Bác sĩ Da liễu để được điều trị hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Bác sĩ Da liễu hướng dẫn cách điều trị mụn đầu đen tại nhà

Sử dụng thuốc trị mụn theo tư vấn của Bác sĩ Da liễu - Doctor Acnes
Sử dụng thuốc trị mụn theo tư vấn của Bác sĩ Da liễu

Bảng giá dịch vụ điều trị mụn tại Phòng khám Doctor Acnes

✅ Phương pháp ✅ Giá ✅ Giá HSSV
⭐Lấy nhân mụn chuẩn y khoa 290.000 260.000
Laser 1064 nm xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.300.000 1.200.000
⭐Laser PDL xung dài chuẩn FDA (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 1.500.000 1.400.000
⭐IPL Cellec V trị mụn 600.000 550.000
Mesotherapy trị mụn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 700.000 600.000
⭐Mesotherapy trị mụn và kiểm soát bã nhờn (thực hiện bởi Bác sĩ Da liễu) 2.500.000 2.400.000
⭐Điện di trị mụn, kháng viêm và chống oxy hóa 300.000 280.000
⭐Chiếu ánh sáng sinh học Biolight 100.000 100.000
⭐Mặt nạ trị mụn và giảm nhờn CosMedical 100.000 90.000
⭐Peel da với salicylic acid 20% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel da với salicylic acid 30% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel với glycolic acid 35% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel với glycolic acid 50% chuẩn CE 600.000 550.000
⭐Peel da với salicylic acid và retinol chuẩn CE 800.000 700.000
⭐Peel body 900.000-1.100.000 800.000-1.100.000

Tóm lại, việc nặn mụn đầu đen tại nhà nên được hạn chế và chỉ thực hiện khi đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh và tiệt trùng. Nhận diện đúng mụn đầu đen và nặn với một lực vừa phải là cách để hạn chế được những thương tổn trong quá trình nặn mụn.

Nặn mụn chỉ là một biện pháp tạm thời, thay vào đó nên ưu tiên làm sạch, thông thoáng và hạn chế bít tắc lỗ chân lông như rửa mặt, tẩy tế bào chết và sử dụng sản phẩm trị mụn.

Cuối cùng, cho dù bạn đang sử dụng phương pháp nào thì cũng cần sự tư vấn của Bác sĩ Da liễu để được thăm khám và lựa chọn phác đồ cụ thể cho tình trạng da của bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. “How to remove blackheads properly, according to dermatologists”. Catherine Santino
  2. “Skin care for acne-prone skin”. InformedHealth.org
  3. J L Burton, W J Cunliffe, I Stafford, S Shuster. “The prevalence of acne vulgaris in adolescence”. Br J Dermatol. 1971 Aug;85(2):119-26
  4. “ACNE: OVERVIEW”. Aad.org
  5. “How to Pop a Pimple and Extract a Blackhead”. Verywellhealth.com
  6. Hywel C Williams, Robert P Dellavalle, Sarah Garner. “Acne vulgaris”. The Lancet, 379(9813), 361-372

Bài viết này có hữu ích không?

Chọn 1-5 sao cho chất lượng bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

banner gruop facebook
Share DMCA.com Protection Status

PHẢN HỒI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+84